Để nói thêm với Ngài PGS.TS Vũ Duy Thông về những điều ngài nói: "Sáng Chủ nhật 21-8, trong lúc nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, liên hoan văn nghệ của hàng nghìn người kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 diễn ra sôi nổi, một nhóm người đã mượn danh yêu nước, đứng ra hò hét, kích động và đã không nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân. Hành động vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng của họ đã bị các lực lượng chức năng xử lý trong sự đồng tình, ủng hộ của những người thật sự yêu nước, yêu chuộng hòa bình." trong bài "Cần nhận rõ những mưu đồ thâm độc" đăng trên HNM 22/08/2011 06:40
Rằng ngài còn sót một trường hợp này, đáng ra phải là: "của hàng nghìn người cộng (+) một" mà tôi chộp được bên cạnh sân khấu nơi quảng trường Đông kinh nghĩa thục sáng đó.
Sân khấu cho các em nhỏ của nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội hát mừng Tết độc lập!
Khán giả là đây:
Hỏi ai "trở nên lố bịch trong mắt mọi người"?????????????????
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
GIANG HỒ CÓ CHÚT ÂN TÌNH LÀ ĐÂY
Chiều nay, 25/08/2011 sau khi nhận được tin một số người đi biểu tình bị Công An Hà nội bắt giữ vì vi phạm NĐ38 sẽ được tha về, mình trong lòng thấy lâng lâng quá, mặc dù rất mệt sau một ngày làm việc vất vả và nắng nóng, mình vẫn lao về nhà dặn con gái mấy việc để con đi học thêm rồi chạy xe ngay lên trại tạm giam của Công An Hà Nội.
Đến nơi, chưa ai được ra, sốt ruột quá đành điện thoại cho ông anh giám thị trong trại. Thực tình không hề muốn gọi, không muốn phiền lụy vì biết rằng mình tự chọn con đường mình đi. Nhưng rồi không thể không gọi, gọi chỉ để hỏi mấy giờ thì mấy bạn sẽ được về. Ông anh bảo đợi một lát tao ra cửa nói chuyện với mày!
Anh ra, mình ngại quá, ngại vì lại phiền anh. Anh hỏi, sao mày lại quen mấy người đó, nghĩ một chút? Mình nói: Anh ơi, bọn em không họ hàng, không thân thích nhưng cùng máu đỏ gặp nhau cùng biểu lộ lòng yêu nước thôi, nên mấy người bị giữ em cũng trăn trở lắm, chẳng ngủ được mấy đêm rồi, bây giờ nghe họ sắp được về nhà em hỏi cho đỡ sốt ruột thôi. Ông anh bảo 30' nữa là về, đang ký cam kết rồi!
Đúng là giang hồ chỉ chút ân tình vậy thôi, ông anh nói! Còn không quên dặn dò: Mày làm gì thì làm đừng để ai phiền lụy và ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên! Thôi yên tâm đi, một lát nữa là mấy người bạn mày được về nhà hết!
Thế rồi chưa đầy 30' sau, lần lượt P.B, M.H và N.D được về nhà, ra khỏi cửa trại tạm giam người đón - kẻ về ai cũng mừng mừng tủi tủi, những giọt nước mắt đã lăn như hạnh ngộ sau một chyến đi dài.
Mọi người khác tôi sẽ không kể thêm, tôi tin sẽ rất nhiều người nhắc đến họ. Chỉ có cô Hội tôi muốn sẻ chia đôi lời!
Cô ấy đây, đang căng biểu ngữ trước cửa đồn Công An số 1, trưa 21/08
Hội không bị giam ở trại tạm giam mà bị giam giữ ở đồn Công An khác "Đồn Công An Từ Liêm, cùng nơi với Q.N cũng bị bắt giam khi đề nghị C.A cho gửi đồ ăn tại cửa đồn C.A số 1 như Hội và ông K". Trước khi đi đón, mấy anh chị em đã phân chia em M.P qua đó đón, còn cổng trại tạm giam một nhóm khác. Khi Hội được ra, P nhìn thấy và đưa Hội đến nơi anh em đang ngồi hàn huyên.
Khi Hội tới chỗ mọi người đang "tâm sự", mình có hỏi Hội nhà ở đâu, Hội nói nhà Hội ở Thanh Hóa, tôi hỏi Hội là người nhà đã biết thông tin Hội được về sau mấy hôm bị giữ chưa? Hội bảo Hội đã gọi rồi, nhưng không ảnh hưởng gì nhiều vì Hội đang ở trọ ở Hà Nội và đi làm thuê ở đây. Một thân một mình nên cũng không phải phiền toái nhiều đến ai. Nhìn nét mặt cô bạn mới quen, mình thấy một nét kiên quyết rằng Hội đi biểu tình là biểu thị lòng yêu nước chân chính, không bị ai kích động hay lôi kéo!
Và Hội bị bắt vào đồn Công An giam giữ không phải ở bờ hồ Hoàn Kiếm mà bị đưa vào đồn sau khi căng biểu ngữ tại đồn Công An số 1 trong lúc yêu cầu Công An cho gửi đồ ăn - nước uống cho anh chị em bị đưa về đồn trong sáng 21/08/2011.
Hội! Mình chưa một lần quen biết, nhưng chỉ cần vậy thôi mình cảm nhận được tình yêu của Hội là như thế nào với non sông đất nước này! Dù ai đó hỏi thêm Hội là ai, là ai? Mình sẽ trả lời: Cô ấy là người yêu nước một tấm lòng yêu nước nồng nàn!
P.B đi biểu tình ngày 26/06/2011.
M.H biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 03/07/2011.
===============================
PS:............................
Để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh người biểu tình được thả sau khi bị giữ tại cơ quan Công An từ trưa ngày 21/08 đến chiều tối ngày 25/08. Phần tái bút này đã được tách thành một entry độc lập.
Đến nơi, chưa ai được ra, sốt ruột quá đành điện thoại cho ông anh giám thị trong trại. Thực tình không hề muốn gọi, không muốn phiền lụy vì biết rằng mình tự chọn con đường mình đi. Nhưng rồi không thể không gọi, gọi chỉ để hỏi mấy giờ thì mấy bạn sẽ được về. Ông anh bảo đợi một lát tao ra cửa nói chuyện với mày!
Anh ra, mình ngại quá, ngại vì lại phiền anh. Anh hỏi, sao mày lại quen mấy người đó, nghĩ một chút? Mình nói: Anh ơi, bọn em không họ hàng, không thân thích nhưng cùng máu đỏ gặp nhau cùng biểu lộ lòng yêu nước thôi, nên mấy người bị giữ em cũng trăn trở lắm, chẳng ngủ được mấy đêm rồi, bây giờ nghe họ sắp được về nhà em hỏi cho đỡ sốt ruột thôi. Ông anh bảo 30' nữa là về, đang ký cam kết rồi!
Đúng là giang hồ chỉ chút ân tình vậy thôi, ông anh nói! Còn không quên dặn dò: Mày làm gì thì làm đừng để ai phiền lụy và ảnh hưởng tới cuộc sống bình yên! Thôi yên tâm đi, một lát nữa là mấy người bạn mày được về nhà hết!
Thế rồi chưa đầy 30' sau, lần lượt P.B, M.H và N.D được về nhà, ra khỏi cửa trại tạm giam người đón - kẻ về ai cũng mừng mừng tủi tủi, những giọt nước mắt đã lăn như hạnh ngộ sau một chyến đi dài.
Mọi người khác tôi sẽ không kể thêm, tôi tin sẽ rất nhiều người nhắc đến họ. Chỉ có cô Hội tôi muốn sẻ chia đôi lời!
Cô ấy đây, đang căng biểu ngữ trước cửa đồn Công An số 1, trưa 21/08
Hội không bị giam ở trại tạm giam mà bị giam giữ ở đồn Công An khác "Đồn Công An Từ Liêm, cùng nơi với Q.N cũng bị bắt giam khi đề nghị C.A cho gửi đồ ăn tại cửa đồn C.A số 1 như Hội và ông K". Trước khi đi đón, mấy anh chị em đã phân chia em M.P qua đó đón, còn cổng trại tạm giam một nhóm khác. Khi Hội được ra, P nhìn thấy và đưa Hội đến nơi anh em đang ngồi hàn huyên.
Khi Hội tới chỗ mọi người đang "tâm sự", mình có hỏi Hội nhà ở đâu, Hội nói nhà Hội ở Thanh Hóa, tôi hỏi Hội là người nhà đã biết thông tin Hội được về sau mấy hôm bị giữ chưa? Hội bảo Hội đã gọi rồi, nhưng không ảnh hưởng gì nhiều vì Hội đang ở trọ ở Hà Nội và đi làm thuê ở đây. Một thân một mình nên cũng không phải phiền toái nhiều đến ai. Nhìn nét mặt cô bạn mới quen, mình thấy một nét kiên quyết rằng Hội đi biểu tình là biểu thị lòng yêu nước chân chính, không bị ai kích động hay lôi kéo!
Và Hội bị bắt vào đồn Công An giam giữ không phải ở bờ hồ Hoàn Kiếm mà bị đưa vào đồn sau khi căng biểu ngữ tại đồn Công An số 1 trong lúc yêu cầu Công An cho gửi đồ ăn - nước uống cho anh chị em bị đưa về đồn trong sáng 21/08/2011.
Hội! Mình chưa một lần quen biết, nhưng chỉ cần vậy thôi mình cảm nhận được tình yêu của Hội là như thế nào với non sông đất nước này! Dù ai đó hỏi thêm Hội là ai, là ai? Mình sẽ trả lời: Cô ấy là người yêu nước một tấm lòng yêu nước nồng nàn!
P.B đi biểu tình ngày 26/06/2011.
M.H biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 03/07/2011.
===============================
PS:............................
Để không làm ảnh hưởng tới hình ảnh người biểu tình được thả sau khi bị giữ tại cơ quan Công An từ trưa ngày 21/08 đến chiều tối ngày 25/08. Phần tái bút này đã được tách thành một entry độc lập.
CÁC BẠN ĐÃ VỀ NHÀ
Sau bao mòn mỏi của bè bạn, những người không họ hàng nhưng cùng máu mủ Việt Nam, tối nay các bạn đã về, tất cả 6 (sáu) người.
Đêm nay họ được ngủ chăn ấm đệm êm. Chúc các bạn ngủ ngon không còn mộng mị!
Đêm nay họ được ngủ chăn ấm đệm êm. Chúc các bạn ngủ ngon không còn mộng mị!
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
TÁC PHẨM CỦA CON GÁI DIỆU
Sắp hết 1 tuần sau cái ngày 21/08 rồi, không khi còn nặng nề và ảm đạm quá. Đi hỏi hết nơi này nơi khác, chầu chực mà vẫn không biết được tin tức vài người bị Công An bắt lúc này ra sao?
Nghĩ mà khó hiểu cái cuộc sống này.
Xem lại tập ảnh hôm hai bố con đi biểu tình trên biên giới phía bắc, thấy con gái chụp được mấy tấm ảnh, thôi đăng lên cho khuây khỏa nỗi niềm!
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
ĐI THĂM BẠN
Cả đêm không ngủ được vì vẩn vơ nghĩ mấy người bạn không biết có ngủ ngon không vì lạ nhà lạ giường, hay vì đói bụng, khát nước và nhất là ấm ức uất nghẹn.
Chiều nay lại đến nơi đó để xin được thăm họ vậy! Hy vọng nhắn gửi được đôi lời!
Vẫn là một ngày vô nghĩa!
Chiều nay lại đến nơi đó để xin được thăm họ vậy! Hy vọng nhắn gửi được đôi lời!
Vẫn là một ngày vô nghĩa!
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
ĐỘC TÀI - Huy Đức
Đại hội Đảng XI đưa ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư từ tháng Giêng năm 2011. Nhưng, nhân sự chủ chốt đều đã được quyết định từ ngày 22-12-2010, bởi Hội nghị 14 của Trung ương khóa trước. Cũng như các tân tổng bí thư, ông Trọng chỉ có thể thay đổi cán cân quyền lực khi chuyển dịch được một số vị trí chủ chốt trong Chính phủ và trong các Ban của Đảng.
Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn còn hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… thì thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.
Rất tiếc, cũng như những nhiệm kỳ trước, chỉ có 33,4% số đại biểu Khóa XII được đưa vào Quốc hội Khóa XIII. Những cán bộ được Đảng cử đi làm đại biểu của dân, sau một nhiệm kỳ nghe tranh luận và tham gia tranh luận công khai, kỹ năng đại biểu vừa mới nhích lên đã bị cho về hưu hoặc chuyển đi làm việc khác. Năng lực lập pháp và giám sát bị thất thoát. Công việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ lại phải đặt vào tay của những người lần đầu đặt chân tới nghị trường. Những gì mà trong Trung ương, trong Bộ Chính trị không tiện nói với nhau cũng không có cơ hội được nói ra trong cơ quan dân cử.
Ngày 11-7-2011, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bùi Quang Bền được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 7-8-2011, một cựu Bí thư khác của Kiên Giang, Đại tướng Lê Hồng Anh, được điều sang Thường trực Ban Bí thư. Đành rằng về lý thuyết, trong Đảng không có bè cánh, cục bộ địa phương. Nhưng, nhìn “đội hình” ấy không ít người băn khoăn về vai trò của Tổng Bí thư mà ông Trọng đang nắm giữ.
Những người quan sát ông Nguyễn Phú Trọng từ khi đang là Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản không bất ngờ lắm khi ông bỏ qua những cơ hội này. Nhưng, nhiều người vẫn kỳ vọng vì ông là một trong hai người trong “tứ trụ” có đời sống cá nhân khả kính.
Chủ tịch Trương Tấn Sang không ít lần từ chối cám dỗ biệt thự Phùng Khắc Khoan để giữ căn phố lầu xây trên nền đất 4x16m ở Thạch Thị Thanh mà ông được cấp từ hồi làm Bí thư huyện ủy. Nhiều nhà lãnh đạo tỉnh rất cảm kích trước cái cách mà ông Nguyễn Phú Trọng tế nhị trả lại quà cáp, phong bì. Hai con của Tổng Bí thư hầu như không có điều tiếng “cậy thế, cậy quyền” còn vợ ông thì được những người gần gũi mô tả như là một phu nhân mẫu mực. Nhưng, Đảng cộng sản, mà ông đứng đầu đang là một đảng cầm quyền. Sự liêm chính là cần thiết, nhưng vai trò của ông không chỉ là để bảo vệ thanh danh của một cá nhân. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đi từ một nền độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Nếu để cho điều đó xảy ra thì sẽ là thảm họa cho cả dân và Đảng.
Hãy về từng xóm, từng thôn, gặp những người dân phải bán ruộng để tìm đường cho con thoát khỏi sự bế tắc ở nông thôn, kể cả để được vào học ở các trường của Quân đội, Công an…, mới thấy tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng. Công lý đang là một thứ rất xa xỉ với thường dân. Hãy về các tỉnh để coi chủ nhân những căn nhà to đẹp nhất là ai. Chi phí tham nhũng nằm ở trong ký thịt, mớ rau. Chi phí tham nhũng đang lấy hết lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhiều tên tuổi lớn đang phải xoay xở để có được những khoản vay đảo nợ và vay để trả lãi ngân hàng; có không ít đại gia đã thực sự “chết lâm sàng”; tiền bạc vẫn vào túi quan tham, trong khi những người làm ăn chân chính thì chỉ mong giữ vốn.
“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Không có nền độc tài nào có thể giúp cho một quốc gia phát triển lâu bền. Phải lựa chọn cho Việt Nam một mô hình mà quyền lực nhà nước được kiểm soát để những kẻ tha hóa khó có thể tồn tại. Việt Nam không thể mời Bill Clinton, hay Tony Blair… về lãnh đạo như mời các huấn luyện viên bóng đá cho đội tuyển quốc gia. Nhưng đừng lấy lý do khác biệt về văn hóa để không tiếp thu những thành quả mà trí tuệ loài người xưa nay đúc kết. Loay hoay cải tiến cái mô hình nhà nước đã thất bại ở nhiều nơi cũng giống như năm 2003, khi thế giới chuẩn bị xuất xưởng Boing 7E7, Airbus 380, Việt Nam vẫn loay hoay chắp vá từ những mảnh máy bay cũ của Liên xô để ráp những chiếc Vam I, Vam II, bay được 45 phút rồi để 6-7 năm nằm đắp chiếu. Hãy nắm lấy cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992, không chỉ để cứu vãn tình thế của Đảng hiện nay mà còn đem lại chút hy vọng vào tương lai Dân tộc.
Có rất ít người tin vào khả năng tự thay đổi của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng có không ít người sợ hãi cách mạng sau những gì mà họ đã chịu đựng kể từ năm 1945. Những người nổi dậy đã vào đến thủ đô Tripoli nhưng Lybia cũng phải trải qua nhiều tháng trong chiến tranh, hàng ngàn người chịu thương vong và con đường phân chia quyền lực phía trước cũng có thể còn nhiều đau đớn. Sự mỏi mệt của nhân dân cũng có thể coi như là một cơ hội của Chính quyền, nên tìm một lối thoát cho cả hai bằng một tiến trình cải cách. Trước khi Quốc hội thay thế bản Hiến pháp hiện thời và Đảng dân chủ hơn trong cách chọn người. Sự liêm chính của cá nhân Tổng Bí thư phải giúp đánh thức lương tri các đồng chí của ông, phải trở thành sức mạnh chính trị để hạn chế sự lộng quyền trong Đảng.
Trước khi các nhánh quyền lực nhà nước có thể kiểm soát nhau một cách chính danh. Sự phân công trong Đảng cũng có thể tránh được độc tài cá nhân: Người nắm quyền lực kinh tế thì không được dính dáng tới Quốc phòng, An Ninh; người nắm Quân đội, Công an thì không có trong tay báo chí, Quốc hội và các đoàn thể. Đành rằng, Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bộ Chính trị sẽ bàn bạc và quyết định tập thể, nhưng tiền bạc và sự sợ hãi cũng có khả năng chi phối các lá phiếu.
Người dân còn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là còn kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam. Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công. Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.
Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.
Trong gần bảy tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Trọng vừa là Chủ tịch Quốc hội, vừa là Tổng Bí thư. Quốc hội Khóa XII khi ấy vẫn còn hai kỳ họp và người từng đề nghị thành lập Ủy ban điều tra độc lập vẫn đang là phó chủ nhiệm một ủy ban. Đặc biệt, với cương vị Bí thư Đảng Đoàn, ông Trọng có gần như toàn quyền để cấu trúc một Quốc hội có thể giám sát từng bước đi của Chính phủ. Chỉ cần ông tái đề cử những đại biểu như Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông… thì thông điệp chính trị mà cử tri và Thủ tướng nhận được từ ông sẽ là mạnh mẽ.
Rất tiếc, cũng như những nhiệm kỳ trước, chỉ có 33,4% số đại biểu Khóa XII được đưa vào Quốc hội Khóa XIII. Những cán bộ được Đảng cử đi làm đại biểu của dân, sau một nhiệm kỳ nghe tranh luận và tham gia tranh luận công khai, kỹ năng đại biểu vừa mới nhích lên đã bị cho về hưu hoặc chuyển đi làm việc khác. Năng lực lập pháp và giám sát bị thất thoát. Công việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ lại phải đặt vào tay của những người lần đầu đặt chân tới nghị trường. Những gì mà trong Trung ương, trong Bộ Chính trị không tiện nói với nhau cũng không có cơ hội được nói ra trong cơ quan dân cử.
Ngày 11-7-2011, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bùi Quang Bền được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 7-8-2011, một cựu Bí thư khác của Kiên Giang, Đại tướng Lê Hồng Anh, được điều sang Thường trực Ban Bí thư. Đành rằng về lý thuyết, trong Đảng không có bè cánh, cục bộ địa phương. Nhưng, nhìn “đội hình” ấy không ít người băn khoăn về vai trò của Tổng Bí thư mà ông Trọng đang nắm giữ.
Những người quan sát ông Nguyễn Phú Trọng từ khi đang là Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản không bất ngờ lắm khi ông bỏ qua những cơ hội này. Nhưng, nhiều người vẫn kỳ vọng vì ông là một trong hai người trong “tứ trụ” có đời sống cá nhân khả kính.
Chủ tịch Trương Tấn Sang không ít lần từ chối cám dỗ biệt thự Phùng Khắc Khoan để giữ căn phố lầu xây trên nền đất 4x16m ở Thạch Thị Thanh mà ông được cấp từ hồi làm Bí thư huyện ủy. Nhiều nhà lãnh đạo tỉnh rất cảm kích trước cái cách mà ông Nguyễn Phú Trọng tế nhị trả lại quà cáp, phong bì. Hai con của Tổng Bí thư hầu như không có điều tiếng “cậy thế, cậy quyền” còn vợ ông thì được những người gần gũi mô tả như là một phu nhân mẫu mực. Nhưng, Đảng cộng sản, mà ông đứng đầu đang là một đảng cầm quyền. Sự liêm chính là cần thiết, nhưng vai trò của ông không chỉ là để bảo vệ thanh danh của một cá nhân. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đi từ một nền độc tài tập thể sang độc tài cá nhân. Nếu để cho điều đó xảy ra thì sẽ là thảm họa cho cả dân và Đảng.
Hãy về từng xóm, từng thôn, gặp những người dân phải bán ruộng để tìm đường cho con thoát khỏi sự bế tắc ở nông thôn, kể cả để được vào học ở các trường của Quân đội, Công an…, mới thấy tương lai trong sạch của chính quyền là vô vọng. Công lý đang là một thứ rất xa xỉ với thường dân. Hãy về các tỉnh để coi chủ nhân những căn nhà to đẹp nhất là ai. Chi phí tham nhũng nằm ở trong ký thịt, mớ rau. Chi phí tham nhũng đang lấy hết lợi nhuận của các nhà đầu tư. Nhiều tên tuổi lớn đang phải xoay xở để có được những khoản vay đảo nợ và vay để trả lãi ngân hàng; có không ít đại gia đã thực sự “chết lâm sàng”; tiền bạc vẫn vào túi quan tham, trong khi những người làm ăn chân chính thì chỉ mong giữ vốn.
“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối” (Lord Acton). Không có nền độc tài nào có thể giúp cho một quốc gia phát triển lâu bền. Phải lựa chọn cho Việt Nam một mô hình mà quyền lực nhà nước được kiểm soát để những kẻ tha hóa khó có thể tồn tại. Việt Nam không thể mời Bill Clinton, hay Tony Blair… về lãnh đạo như mời các huấn luyện viên bóng đá cho đội tuyển quốc gia. Nhưng đừng lấy lý do khác biệt về văn hóa để không tiếp thu những thành quả mà trí tuệ loài người xưa nay đúc kết. Loay hoay cải tiến cái mô hình nhà nước đã thất bại ở nhiều nơi cũng giống như năm 2003, khi thế giới chuẩn bị xuất xưởng Boing 7E7, Airbus 380, Việt Nam vẫn loay hoay chắp vá từ những mảnh máy bay cũ của Liên xô để ráp những chiếc Vam I, Vam II, bay được 45 phút rồi để 6-7 năm nằm đắp chiếu. Hãy nắm lấy cơ hội sửa đổi Hiến pháp 1992, không chỉ để cứu vãn tình thế của Đảng hiện nay mà còn đem lại chút hy vọng vào tương lai Dân tộc.
Có rất ít người tin vào khả năng tự thay đổi của chính quyền cộng sản. Nhưng cũng có không ít người sợ hãi cách mạng sau những gì mà họ đã chịu đựng kể từ năm 1945. Những người nổi dậy đã vào đến thủ đô Tripoli nhưng Lybia cũng phải trải qua nhiều tháng trong chiến tranh, hàng ngàn người chịu thương vong và con đường phân chia quyền lực phía trước cũng có thể còn nhiều đau đớn. Sự mỏi mệt của nhân dân cũng có thể coi như là một cơ hội của Chính quyền, nên tìm một lối thoát cho cả hai bằng một tiến trình cải cách. Trước khi Quốc hội thay thế bản Hiến pháp hiện thời và Đảng dân chủ hơn trong cách chọn người. Sự liêm chính của cá nhân Tổng Bí thư phải giúp đánh thức lương tri các đồng chí của ông, phải trở thành sức mạnh chính trị để hạn chế sự lộng quyền trong Đảng.
Trước khi các nhánh quyền lực nhà nước có thể kiểm soát nhau một cách chính danh. Sự phân công trong Đảng cũng có thể tránh được độc tài cá nhân: Người nắm quyền lực kinh tế thì không được dính dáng tới Quốc phòng, An Ninh; người nắm Quân đội, Công an thì không có trong tay báo chí, Quốc hội và các đoàn thể. Đành rằng, Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Bộ Chính trị sẽ bàn bạc và quyết định tập thể, nhưng tiền bạc và sự sợ hãi cũng có khả năng chi phối các lá phiếu.
Người dân còn xuống đường để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là còn kỳ vọng vào Chính quyền Việt Nam. Đừng để sự phẫn uất khiến họ quay lưng. Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công. Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo.
Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do. Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.
“Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”
Lang thang, lang thang. . . Vô định, vô hình. . . Gặp bài viết này của Đoan Trang, ôi sao thấy đồng cảm với mình lúc này đến vậy. Đành xin copy về mà không thể nói một lời nào với chủ nhân. Xin lỗi nhé Đoan Trang!
Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng.
Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.
Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
* * *
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?
Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.
Còn nhiều, họ có thể làm rất nhiều việc, nếu họ thích. Thời điểm này, dường như chỉ có mỗi việc chống lạm phát, nâng cao mức sống người dân, là họ không thèm làm hoặc không làm được thôi.
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa.
* * *
Cái cảm giác xa lạ này đã nhiều lần đến với tôi. Lần đầu tiên, là ngày tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi. Tôi thường được bố mẹ cho lên nhà ông bà chơi – một căn nhà áp mái ở phố cổ, nhỏ xíu, nóng như điên như dại, có khung cửa sổ tròn màu xanh cổ kính, rất đẹp, và rất không ăn nhập với bức tường lở loét, gian buồng chật đến không thể chật hơn. Đó là một khung cửa sổ thời Pháp thuộc.
Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản.
Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”.
Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế. Trẻ con mà, chúng thường nghĩ ai xung quanh cũng phải hiền và yêu chiều chúng nó như ông bà, bố mẹ chúng nó; người tốt dứt khoát là phải ở với người tốt.
Đứa bé đâu có biết, ngôi nhà ấy không còn là của ông bà nó nữa từ ngày giải phóng thủ đô.
* * *
Bây giờ tôi đã lớn, và ông bà tôi đều đã mất từ lâu. Ngôi nhà xưa nay càng xa lạ hơn. Thỉnh thoảng nghĩ đến ông (như lúc này đây), tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi ngồi trong lòng ông – cụ giáo dạy sử, dạy toán trường Hàng Kèn – và nghe ông thủ thỉ: “Ông đố cháu ông này, triều Hậu Lê có bao nhiêu vua?”. Và tôi reo lên: “Cháu biết rồi, “Đời vua Thái Tổ Thái Tông; con bế, con bồng, con dắt, con mang”, mở đầu phải là Thái Tổ nhé…”. “Đúng rồi, cháu ông giỏi. Thế triều Nguyễn có bao nhiêu vua?”. “Ưm… Gia Long này, Minh Mạng này, Thiệu Trị này…”.
Ông ơi, sinh thời, có bao giờ ông nghĩ, lớn lên cháu sẽ thành một trong những phần tử “bất mãn”, “chống phá”, từng bị quy kết là “xâm hại an ninh quốc gia” không, ông của cháu? Có bao giờ ông tưởng tượng được, bạn của nó, một thanh niên rất yêu và rất giỏi môn lịch sử, bây giờ đang bị giam đâu đó “trong kia” vì tội tham gia biểu tình… chống Trung Quốc gây hấn không, ông của cháu?
Anh tôi làm thơ:
… Bao giờ cho đến ngày xưa,
Cháu thành thằng bé ngồi vừa lòng ông?
Nhưng tôi không biết làm thơ. Tôi chỉ ao ước, giá ông bà tôi còn sống… tôi sẽ hỏi ông bà thật nhiều về lịch sử, về quá khứ của Việt Nam thế kỷ 20: thời Pháp thuộc, những ngày tháng căng thẳng tiền khởi nghĩa, cách mạng mùa thu 1945, tạm chiếm, cuộc đấu tranh thầm lặng của người dân trong lòng thành phố, bộ đội về thủ đô, ký hiệp định hai miền chia cắt, dòng người tản cư, tiếng mẹ gào gọi con, những đêm Khâm Thiên lửa đỏ trời, chiến thắng rộn rã, rồi bo bo, cơm độn, gạo tấm, những mảnh tem phiếu…
Rồi tôi sẽ hỏi ông: Người ta có nên yêu nước, nên gắn bó với đất nước không ông?
Hà Nội, buổi chiều trống rỗng 21/8/2011
Ngày đầu thu. Nắng vàng vọt. Lòng trống rỗng.
Hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy. Nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, mà tôi chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tôi mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa.
Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
* * *
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bóp”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. Trời đất ạ, trong chúng ta, có ai mời người khác đi đâu bằng cách ấy bao giờ chưa?
Với chiếc mũ bảo hiểm to rộng mang tên “an ninh quốc gia”, họ có thể nghe điện thoại, bẫy email, bẫy chat… của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào họ quan tâm. Những việc ấy, ở nước khác, để được làm còn cần phải có tòa án, viện kiểm sát v.v. cho phép, nhưng ở cõi riêng của họ, nhiều khi chỉ cần cái thẻ ngành là đủ.
Còn nhiều, họ có thể làm rất nhiều việc, nếu họ thích. Thời điểm này, dường như chỉ có mỗi việc chống lạm phát, nâng cao mức sống người dân, là họ không thèm làm hoặc không làm được thôi.
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa.
* * *
Cái cảm giác xa lạ này đã nhiều lần đến với tôi. Lần đầu tiên, là ngày tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi. Tôi thường được bố mẹ cho lên nhà ông bà chơi – một căn nhà áp mái ở phố cổ, nhỏ xíu, nóng như điên như dại, có khung cửa sổ tròn màu xanh cổ kính, rất đẹp, và rất không ăn nhập với bức tường lở loét, gian buồng chật đến không thể chật hơn. Đó là một khung cửa sổ thời Pháp thuộc.
Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản.
Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”.
Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế. Trẻ con mà, chúng thường nghĩ ai xung quanh cũng phải hiền và yêu chiều chúng nó như ông bà, bố mẹ chúng nó; người tốt dứt khoát là phải ở với người tốt.
Đứa bé đâu có biết, ngôi nhà ấy không còn là của ông bà nó nữa từ ngày giải phóng thủ đô.
* * *
Bây giờ tôi đã lớn, và ông bà tôi đều đã mất từ lâu. Ngôi nhà xưa nay càng xa lạ hơn. Thỉnh thoảng nghĩ đến ông (như lúc này đây), tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi ngồi trong lòng ông – cụ giáo dạy sử, dạy toán trường Hàng Kèn – và nghe ông thủ thỉ: “Ông đố cháu ông này, triều Hậu Lê có bao nhiêu vua?”. Và tôi reo lên: “Cháu biết rồi, “Đời vua Thái Tổ Thái Tông; con bế, con bồng, con dắt, con mang”, mở đầu phải là Thái Tổ nhé…”. “Đúng rồi, cháu ông giỏi. Thế triều Nguyễn có bao nhiêu vua?”. “Ưm… Gia Long này, Minh Mạng này, Thiệu Trị này…”.
Ông ơi, sinh thời, có bao giờ ông nghĩ, lớn lên cháu sẽ thành một trong những phần tử “bất mãn”, “chống phá”, từng bị quy kết là “xâm hại an ninh quốc gia” không, ông của cháu? Có bao giờ ông tưởng tượng được, bạn của nó, một thanh niên rất yêu và rất giỏi môn lịch sử, bây giờ đang bị giam đâu đó “trong kia” vì tội tham gia biểu tình… chống Trung Quốc gây hấn không, ông của cháu?
Anh tôi làm thơ:
… Bao giờ cho đến ngày xưa,
Cháu thành thằng bé ngồi vừa lòng ông?
Nhưng tôi không biết làm thơ. Tôi chỉ ao ước, giá ông bà tôi còn sống… tôi sẽ hỏi ông bà thật nhiều về lịch sử, về quá khứ của Việt Nam thế kỷ 20: thời Pháp thuộc, những ngày tháng căng thẳng tiền khởi nghĩa, cách mạng mùa thu 1945, tạm chiếm, cuộc đấu tranh thầm lặng của người dân trong lòng thành phố, bộ đội về thủ đô, ký hiệp định hai miền chia cắt, dòng người tản cư, tiếng mẹ gào gọi con, những đêm Khâm Thiên lửa đỏ trời, chiến thắng rộn rã, rồi bo bo, cơm độn, gạo tấm, những mảnh tem phiếu…
Rồi tôi sẽ hỏi ông: Người ta có nên yêu nước, nên gắn bó với đất nước không ông?
Hà Nội, buổi chiều trống rỗng 21/8/2011
NGÀY DÀI
Buồn quá, chẳng biết viết cái gì nữa, mà chẳng muốn viết mới đúng.
Chiều đi cùng mấy người để an ủi những người còn chưa được ra nhưng cũng chẳng được nói lời nào vài vẫn chưa ai ra.
Và vẫn còn một số người càng chưa được về. Họ sẽ cố ngủ ngon đi nhé, lạ nơi ngủ chắc khó ngủ lắm. Nhất là không ngủ được vì uất hận tủi nhục!
Cố lên các bạn, tôi yêu các bạn rất nhiều!
Chiều đi cùng mấy người để an ủi những người còn chưa được ra nhưng cũng chẳng được nói lời nào vài vẫn chưa ai ra.
Và vẫn còn một số người càng chưa được về. Họ sẽ cố ngủ ngon đi nhé, lạ nơi ngủ chắc khó ngủ lắm. Nhất là không ngủ được vì uất hận tủi nhục!
Cố lên các bạn, tôi yêu các bạn rất nhiều!
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
TÔI CẢM THẤY MÌNH BỊ BÔI NHỌ DANH DỰ
Là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà sao luôn thấy bất an mỗi khi muốn bày tỏ lòng yêu nước thế này.
Đi biểu tình thì ngoài bản thân lo lắng sẽ bị bắt bớ đánh đập gì không? Người thân ở nhà cũng lo ngay ngáy không biết rồi chồng mình, con mình sẽ bị chính quyền khép vào tội gì?
Xin thưa!
Tôi chỉ có duy nhất một tội là, tội xuống đường biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, đồng cảm với nỗi đau của ngư dân Việt Nam hiền lành chất phác vô tôi khi kẻ cướp luôn rình rập cướp của giết người. Mà kẻ cướp đó là bè lũ bà quyền Bắc Kinh, bọn man rợ luôn rình mò mảnh đất bé nhỏ Việt Nam này mỗi khi hở cơ là chúng sẵn sàng ăn cướp!
Vậy thôi mà sao chính quyền lại đặt điều cho tôi là nhẹ dạ, là nghe phản động xúi giục? Hay chính quyền được quyền nói vậy? Nếu chính quyền chỉ một lần công bố thôi, rằng cấm tôi được phép yêu nước, tôi xin hứa sẽ không bao giờ yêu nước nữa! Còn nếu không, sẽ không thể cấm cản tôi được điều đó, nhất là đặt điều cho tôi.
Còn mọi lời nói bôi xấu, xuyên tạc lòng yêu nước của tôi tôi sẽ phải lên tiếng hay hành động để đòi lại danh dự đã bị xúc phạm! Danh dự của một công dân, của một người vô sản chân chính!
Đi biểu tình thì ngoài bản thân lo lắng sẽ bị bắt bớ đánh đập gì không? Người thân ở nhà cũng lo ngay ngáy không biết rồi chồng mình, con mình sẽ bị chính quyền khép vào tội gì?
Xin thưa!
Tôi chỉ có duy nhất một tội là, tội xuống đường biểu tình bày tỏ lòng yêu nước, đồng cảm với nỗi đau của ngư dân Việt Nam hiền lành chất phác vô tôi khi kẻ cướp luôn rình rập cướp của giết người. Mà kẻ cướp đó là bè lũ bà quyền Bắc Kinh, bọn man rợ luôn rình mò mảnh đất bé nhỏ Việt Nam này mỗi khi hở cơ là chúng sẵn sàng ăn cướp!
Vậy thôi mà sao chính quyền lại đặt điều cho tôi là nhẹ dạ, là nghe phản động xúi giục? Hay chính quyền được quyền nói vậy? Nếu chính quyền chỉ một lần công bố thôi, rằng cấm tôi được phép yêu nước, tôi xin hứa sẽ không bao giờ yêu nước nữa! Còn nếu không, sẽ không thể cấm cản tôi được điều đó, nhất là đặt điều cho tôi.
Còn mọi lời nói bôi xấu, xuyên tạc lòng yêu nước của tôi tôi sẽ phải lên tiếng hay hành động để đòi lại danh dự đã bị xúc phạm! Danh dự của một công dân, của một người vô sản chân chính!