Bài này trích từ “Bản tin A” của BNG Việt Nam
Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam. Nội dung chính như sau:
Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.
Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…
Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).
Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Mục diễn đàn thảo luận của trang mạng Asiafinest.com có bài viết cho rằng TQ đang chuẩn bị chiến tranh chống VN.
Trước tình hình VN và PLP ngày càng tăng cường hoạt động xâm chiếm các đảo và khai thác dầu cũng như các nguồn tài nguyên khác, TQ có thể lấy lý do tuyên bố phá hủy hiệp định hòa bình của các nước này để thực hiện chiến tranh và buộc họ phải rời khỏi các đảo chủ quyền của TQ. Khi TQ tăng cường chuẩn bị chiến tranh, VN chắc chắn sẽ có một số dấu hiệu nhượng bộ.
Theo bình luận, nếu chiến tranh xảy ra, việc phá hủy lực lượng không quân và hải quân VN không phải là nhiệm vụ quá khó khăn bởi VN không có quá nhiều máy bay chiến đấu và tiêm kích. Không lực VN chỉ có khoảng 60 chiếc Su-30 và Su-27 và khoảng 30 Mig-23 và 200 Mig-21, đều là máy bay của Nga, là quá nhỏ nếu so với số lượng của TQ là khoảng 600 Su-30, Su-27, J-10, và J-11cùng với hàng trăm chiến đấu cơ khác và máy bay của TQ thuộc thế hệ cao cấp hơn nếu xét về công nghệ và khả năng chiến đấu. Hơn nữa, TQ cũng có nhiều tên lửa có thể triển khai đánh chặn từ xa. Lực lượng hải quân hiện nay của VN chỉ là một vài tàu tuần tra biển có thể được trang bị súng máy. Mặc dù hiện VN đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng để có được các tàu này cũng phải trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Vì vậy TQ sẽ có lợi thế để phá hủy lực lượng hải quân VN với tổn thất thấp hơn. Hơn nữa, các tàu chở tên lửa của TQ có thể bắn trúng mục tiêu từ cách xa 100 km.
Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng “Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin:
BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến.
Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011
CHẲNG SAO ĐÂU
THUẬN NGHĨA
Sứ quán đã chấp nhận đơn xin về nước sớm của anh. Hộ chiếu, visa nhập cảnh và mọi thủ tục, cũng như vé máy bay đã chuẫn bị đầy đủ để khởi hành theo chuyến máy bay từ Praha về Nội Bài vào ngày 31 tháng 5. Đột nhiên anh nhận được điện tín từ Việt Nam gửi sang với một dòng ngắn ngủi “Tình hình bất ổn, thực hiện phương án tị nạn Tây Đức, thủ tục di chuyển có người trực tiếp đến giúp đỡ”.
3 ngày sau, một chủ đường dây chở người vượt biên đến gặp anh thông báo địa điểm và ngày giờ xuất phát sang Tây Đức. Họ nói chuyến đi đã được bảo kê, lệ phí đã thanh toán đầy đủ với chế độ bảo đảm an toàn tuyệt đối. Ngày xuất phát, chủ đường dây thương lượng với anh đưa thêm một người của họ theo cùng để khỏi phí một chuyến đi hợp pháp qua biên giới. Anh trả lời: “Chẳng sao đâu”
Chủ đường dây chở người đưa anh và cô gái quá giang đến trước cổng trại ty nạn là coi như hết trách nhiệm, họ gấp rút quay trở lại Tiệp. Cô gái hốt hoảng quay sang anh hỏi: “bây giờ bọn mình làm sao đây”. Anh tỉnh bơ trả lời: “Đi theo tôi, chẳng sao đâu”
Anh dắt cô gái đến trước phòng thường trực của trại tị nạn, xuất trình giấy tờ và đề đạt nguyện vọng xin tỵ nạn chính trị. Khi khai giấy tờ, nhân viên làm thủ tục chỉ cô gái và hỏi “Sie ist Ihr Frau” (Bà ta là vợ ông à). Muốn thủ tục làm cho nhanh anh trả lời đại “ja, Sie ist meine Frau” (vâng, cô ấy là vợ tôi) “. Họ cấp cho hai người tiêu chuẩn một cặp vợ chồng.
Phòng của 2 người chỉ có một cái giường. Mấy tối liền anh trải chăn xuống nền nhà nằm ngủ, nhường cho cô gái ngủ trên giường. Đêm thứ 3 cô gái thấy anh trằn trọc không ngủ được, hỏi vọng xuống: “Anh là trai tân à” . Anh không hiểu ý hỏi lại: “Cô hỏi gì tôi không hiểu”. Cô gái cười tỉnh khô nói: “là hỏi anh chưa ngủ với đàn bà lần nào à”. Anh đỏ mặt lý nhí trả lời “chưa”. Cô gái vùng ra khỏi chăn kéo anh lên giường….
Cô gái úp mặt vào ngực anh, thì thầm nói như nũng nịu: “đúng là anh nói thật, anh có ân hận không” anh thủng thẳng trả lời: “chẳng sao đâu, mà em tên gì nhỉ”. Cô gái vùng dậy ôm mặt khóc, khóc một cách nức nở nói: “Ngủ với người ta xong, mà giờ vẫn chưa biết tên”. Khóc chưa kịp xong đột nhiên cô lại cười ré lên :”anh đúng là thằng ngố”. Anh hiền lành chống chế: “tôi không ngố đâu, tôi là nghiên cứu sinh đấy”. Cô nằm xuống úp lại mặt vào ngực anh hổn hển: “Có những cái mà đến bác học cũng chỉ là một thằng ngố thôi ông nghiên cứu sinh khờ khạo ạ”. Anh nghe bên mạng sườn mình nhói buốt lên cùng với tiếng khúc khích của cô: “ngố ơi là ngố này….”
Hồ sơ tỵ nạn hoàn thiện, anh và cô cũng được phân đi định cư cùng một lúc. Nhưng vì trong hồ sơ khai chính thức họ đều khai là độc thân, nên họ bị phân về định cư hai vùng khác nhau. Một người ở cực bắc, một người ở cực nam của một tiểu bang cách nhau gần 300 cây số. Ngày chia tay đi định cư, cô cầm tay anh nói: “Những ngày qua thật vui, cảm ơn anh, cuộc đời này bầm dập lắm, hy vọng anh không còn ngố nữa, anh nhớ lời em dặn nhé, tất cả những phụ nữ bỏ sang đây tỵ nạn đều vì kinh tế, anh đừng có ngố mà tin vào một tình yêu có thật, sẽ bị lên bờ xuống ruộng vì khổ đấy”. Anh mỉm cười cầm tay cô lắc lắc: “Chẳng sao đâu, có duyên sẽ gặp lại mà”
4 tháng sau Sở bảo vệ bà mẹ trẻ em nơi tỉnh anh định cư gửi cho anh một thông tư, thông báo anh là “thủ phạm” của cái bụng bầu của một người đàn bà tên ấy…ngày sinh ấy… hiện đang định cư tỵ nạn ở chỗ ấy… Đúng sự thật hay không đúng sự thật có quyền trong vòng 4 tuần lễ thuê luật sư “kháng án”.
Không cần 4 tuần. 5 ngày sau sở ngoại kiều thể theo yêu cầu của anh, cấp cho anh một cái giấy phép được đi ra khỏi vùng và đi lại thăm viếng chăm sóc người đàn bà mang thai con anh.
Gặp lại anh, cô cầm tay anh đặt lên cái bụng lùm lùm của mình hỏi: “anh thích con gái đầu lòng, nhưng nó là con trai đấy”. Anh cười: “Chẳng sao đâu, con trai hay con gái cũng là con mình mà”. Từ đó tuần nào anh cũng đến thăm cô một vài ngày. Ngày cô ở cữ anh xin phép sở ngoại kiều được ở lại luôn chỗ cô để cho tiện chăm sóc mẹ con cô. Sở ngoại kiều chỉ cho phép anh vắng mặt tạm thời trong vòng 2 tháng.
Anh vẫn đi đi về về cho đến tháng thứ 6. Một lần anh vừa xuống tàu đang định đi nhanh vào chỗ cô, vì nóng ruột khi nghe mấy ngày trước cô báo tin thằng nhỏ bị sốt, thì có tiếng gọi giật lại: “Anh, em đây nè”. Anh quay lại giật mình hỏi: “Thằng bé đâu”. Cô cười: “Nó ngủ ở nhà ấy, em có chuyện này muốn nói với anh”. “Chuyện gì đấy, sao không đợi về nhà hẵng nói mà ra tận đây”.
Cô kéo anh ngồi xuống chiếc ghế trên sân ga thủ thỉ: “Anh đừng đến thăm em nữa nhé, có một anh Việt kiều hôm rồi chở em và thằng bé đi khám bệnh, thích em và thương thằng nhóc lắm, ảnh đang ở nhà chơi với cu tý đấy. Ảnh cầu hôn với em , em đã đồng ý”. Anh lặng buồn: “Em cẩn thận đấy, xem xét cho kỹ càng, kẻo bị mấy gã có vợ lừa đó nghe”. Cô nũng nịu: “anh yên tâm đi, em không ngố như anh đâu”. Anh đưa gói áo quần và hộp sữa mà anh đã mua cho cô, cô chối đây đẩy: “anh ấy đang ở nhà mà, cầm về ảnh biết thì sao, anh đừng buồn em nhé, lấy chồng có giấy tờ hẳn hoi, cuộc sống của em và thằng bé sớm ổn định hơn”. Anh nhẹ nhàng trả lời: “Chẳng sao đâu, miễn sao thỉnh thoảng cho anh ghé thăm cu tý là được”. Cô vuốt tóc anh “Ừa, để em sắp xếp cho ông ngố ạ”. Rồi cô vội vã ra về. Anh đứng lặng nhìn cô đi khuất về cuối đường. Anh mở nắp thùng rác trên sân ga bỏ gói áo quần vào đó, rồi buồn tênh nhảy lên tàu.
Anh không buồn nhiều, chỉ nơm nớp lo cho thằng bé. Thực ra anh không hề yêu cô, vì trong trái tim anh đã chôn chặt hình bóng một người với nỗi đau không bao giờ nguôi.
Ngày thằng bé được 11 tháng, cô nức nở gọi điện thoại cho anh nói: “Anh ơi, anh tính làm sao chứ cứ mỗi lần cu tý khóc đêm là anh ấy lấy gối bịt mồm thằng bé lại, có lần nó ngộp thở, tím tái cả mặt mày xém chết ngạt đấy”.
Anh gào lên như một con thú điên dại, nhảy vội lên tàu lao đến chỗ cô. Vừa vào đến nhà cô anh chẳng nói chẳng rằng đấm một quả thôi sơn vào mặt chồng cô. Rồi hối hả bồng thằng nhóc gọi tắc xi chạy về.
Để hoàn thành thủ tục nhận quyền nuôi dưỡng thằng bé, cũng như thủ tục kiện tụng vụ đánh người, anh mắc nợ tiền bồi thường và tiền luật sư hết 15000 DM. Mỗi tháng phải chuyển tiền vào trương mục của chồng cô 150 DM, và 50 DM chuyển cho luật sư cho đến khi hết 15 ngàn mới thôi.
Hôm ra tòa ký giấy chuyển nhượng quyền nuôi dưỡng con, cô hỏi anh: “Anh có buồn em không?”. Anh cười xòa: “hì hì…chẳng sao đâu, thằng bé ngoan lắm, anh rất vui vì được chính tay mình nuôi dưỡng nó, cảm ơn em”. Cô buồn buồn nói: “Anh đúng là một thằng ngố mà, một gã đàn ông khờ với một đứa con dại, làm sao mà lấy được vợ”. Anh cũng cười nói: “Chẳng sao đâu, thằng bé sẽ làm cho anh hết ngố, chứ không phải phụ nữ đâu”
Anh vừa đi học vừa đi làm thêm. Ban ngày anh đem cu tý đến gửi ở nhà mấy người Việt tỵ nạn khác, buổi sáng học xong là lao đến các quán Tàu, rửa bát, lau chùi quét dọn kiếm thêm tiền, khuya đón con về, cha con ôm nhau ngủ hạnh phúc lắm
Thỉnh thoảng cô có gọi điện hỏi thăm: “Anh thật vất vả, mà em không thể giúp gì được”. Anh vui vẻ động viên cô: “Chẳng sao đâu, thằng bé khỏe và ngoan lắm, bọn anh dư giả mà, em đừng lo”
Cô có thêm hai đứa con nữa với người chồng đó, rồi ly hôn. Tái giá với một ông chủ nhà hàng khác, có thêm đứa con nữa. Vì bận rộn với con cái và nhà hàng cô không có thời gian hỏi thăm thằng bé nữa, hàng năm chỉ gọi điện chúc mừng nhân ngày sinh nhật, và ngày lễ giáng sinh.
Có nhiều lần thằng bé hỏi anh về Mẹ, anh thường ấp úng trả lời và đánh trống lảng sang chuyện khác.
Một hôm anh đọc sách khuya rồi ngủ thiếp đi, quên tắt đèn. Thằng bé dậy tắt đèn dùm anh rồi ngồi xuống, kéo chăn đắp lại cho anh miệng thì thào „Pa pa, ich verstehe schon alles, du bist nicht nur.., du bist richtig gnau so meine Mutte” (Ba ơi, con hiểu tất cả rồi, ba không những là thế.., ba mới thực sự là Mẹ của con)
Lúc thằng bé 16 tuổi, sau ngày làm lễ trưởng thành, anh kể cho nó mọi chuyện. Sau đó vài tháng, nó đề nghị được về ở một thời gian với mẹ đẻ. Luật pháp nước Đức qui định trẻ em 16 tuổi đã có quyền tự quyết định nơi ăn chốn ở của mình. Anh không từ chối yêu cầu của nó: “Chẳng sao đâu, con cứ làm những gì con muốn”
4 tháng sau, một hôm đi làm về anh nghe trong nhà có mùi khét, vội vã mở cửa chạy nhanh vào, anh thấy nó đang đeo tạp dề lum khum nấu ăn trong bếp. Thấy anh nó nhe răng ra cười: “Pa pa, du muß eine Frau suchen, daf du nich immer Schnelnudeln essen. Das ist sehr ungesund” (Ba ạ, ba phải tìm một người vợ thôi, ba không thể ăn mì ăn liền mãi thế này được, có hại cho sức khoẻ lắm). Anh hỏi nó đã nghỉ hè đâu mà về vậy. Nó lặp lại câu nói cũ “Du bist richtig meine Mutte” (Ba mới thực sự là Mẹ của con).
Cách đây không lâu, cô gọi điện thoại cho anh, nói tình hình kinh tế khó khăn, quán xá làm ăn thua lỗ, có khả năng bị phá sản, muốn mượn anh một số tiền để trang trải nợ nần. Vì số tiền hơi nhiều, nên anh phải bàn bạc với nó. Nó im lặng không có ý kiến gì.
Nhân dịp cuối tuần có thêm mấy ngày lễ, anh tranh thủ đi giao tiền cho cô. Lúc chuẩn bị đi, tìm mãi không thấy chìa khoá xe. Anh lục tung cả nhà mà không thấy đâu. Nó thấy anh bồn chồn lo lắng không yên, nên thọc tay vào túi quần lôi chùm chìa khóa ra đưa cho anh và nói: “Pa Pa, diese Frau ist nicht gut, daft Sie nicht alles feinster von deinem emfendliche Herz zu nehmen” (Ba ạ, người đàn bà này không tốt, bà ta không được phép nhận những gì tốt đẹp từ trái tim nhạy cảm của ba)
Anh sững sờ nhìn nó và mất bình tĩnh giáng cho nó bạt tai, cái bạt tai đầu tiên trong đời mà nó nhận được, anh nóng nảy nói: „ Daf du nicht so sagen, Sie ist deine Mutte” (Con không được phép nói thế, vì đó là mẹ của con)
Nó không nói gì, chỉ rơm rớm nước mắt. Anh ân hận ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai an ủi nó: “Entschuldigung meiner Sohn, habe ich ein bißchen aufgeregt” (xin lỗi con trai, ba hơi xúc động). Nó cũng vỗ vỗ vào anh nói: “Pa Pa, chẳng sao đâu”
Anh trố mắt lên nhìn nó ngạc nhiên “Mein Gott, du kann schon sehr gut Vietnamesische sprechen” (Trời, con đã nói được rất sõi tiếng Việt nam rồi đấy)
Nó cười hăng hắc: “Pa pa, du bist richtig einer thằng ngố, diese Satz habe ich schon über hunderttausende mal gehören” (Ba ơi, ba đúng thật là một thằng ngố, câu nói này con đã nghe ba nói hơn trăm ngàn lần rồi). Nói xong nó nhìn anh thông cảm và nói tiếp: “Pa pa, chẳng sao đâu!, du kann alles machen, was deine Herz wollen” (Ba ạ, chẳng sao đâu, ba có thể làm tất cả những gì mà trái tim của ba muốn)
Anh nhìn nó hàm ơn: “Danke schön meine klein Sohn” (Cảm ơn con trai bé bỏng của ba).
Sứ quán đã chấp nhận đơn xin về nước sớm của anh. Hộ chiếu, visa nhập cảnh và mọi thủ tục, cũng như vé máy bay đã chuẫn bị đầy đủ để khởi hành theo chuyến máy bay từ Praha về Nội Bài vào ngày 31 tháng 5. Đột nhiên anh nhận được điện tín từ Việt Nam gửi sang với một dòng ngắn ngủi “Tình hình bất ổn, thực hiện phương án tị nạn Tây Đức, thủ tục di chuyển có người trực tiếp đến giúp đỡ”.
3 ngày sau, một chủ đường dây chở người vượt biên đến gặp anh thông báo địa điểm và ngày giờ xuất phát sang Tây Đức. Họ nói chuyến đi đã được bảo kê, lệ phí đã thanh toán đầy đủ với chế độ bảo đảm an toàn tuyệt đối. Ngày xuất phát, chủ đường dây thương lượng với anh đưa thêm một người của họ theo cùng để khỏi phí một chuyến đi hợp pháp qua biên giới. Anh trả lời: “Chẳng sao đâu”
Chủ đường dây chở người đưa anh và cô gái quá giang đến trước cổng trại ty nạn là coi như hết trách nhiệm, họ gấp rút quay trở lại Tiệp. Cô gái hốt hoảng quay sang anh hỏi: “bây giờ bọn mình làm sao đây”. Anh tỉnh bơ trả lời: “Đi theo tôi, chẳng sao đâu”
Anh dắt cô gái đến trước phòng thường trực của trại tị nạn, xuất trình giấy tờ và đề đạt nguyện vọng xin tỵ nạn chính trị. Khi khai giấy tờ, nhân viên làm thủ tục chỉ cô gái và hỏi “Sie ist Ihr Frau” (Bà ta là vợ ông à). Muốn thủ tục làm cho nhanh anh trả lời đại “ja, Sie ist meine Frau” (vâng, cô ấy là vợ tôi) “. Họ cấp cho hai người tiêu chuẩn một cặp vợ chồng.
Phòng của 2 người chỉ có một cái giường. Mấy tối liền anh trải chăn xuống nền nhà nằm ngủ, nhường cho cô gái ngủ trên giường. Đêm thứ 3 cô gái thấy anh trằn trọc không ngủ được, hỏi vọng xuống: “Anh là trai tân à” . Anh không hiểu ý hỏi lại: “Cô hỏi gì tôi không hiểu”. Cô gái cười tỉnh khô nói: “là hỏi anh chưa ngủ với đàn bà lần nào à”. Anh đỏ mặt lý nhí trả lời “chưa”. Cô gái vùng ra khỏi chăn kéo anh lên giường….
Cô gái úp mặt vào ngực anh, thì thầm nói như nũng nịu: “đúng là anh nói thật, anh có ân hận không” anh thủng thẳng trả lời: “chẳng sao đâu, mà em tên gì nhỉ”. Cô gái vùng dậy ôm mặt khóc, khóc một cách nức nở nói: “Ngủ với người ta xong, mà giờ vẫn chưa biết tên”. Khóc chưa kịp xong đột nhiên cô lại cười ré lên :”anh đúng là thằng ngố”. Anh hiền lành chống chế: “tôi không ngố đâu, tôi là nghiên cứu sinh đấy”. Cô nằm xuống úp lại mặt vào ngực anh hổn hển: “Có những cái mà đến bác học cũng chỉ là một thằng ngố thôi ông nghiên cứu sinh khờ khạo ạ”. Anh nghe bên mạng sườn mình nhói buốt lên cùng với tiếng khúc khích của cô: “ngố ơi là ngố này….”
Hồ sơ tỵ nạn hoàn thiện, anh và cô cũng được phân đi định cư cùng một lúc. Nhưng vì trong hồ sơ khai chính thức họ đều khai là độc thân, nên họ bị phân về định cư hai vùng khác nhau. Một người ở cực bắc, một người ở cực nam của một tiểu bang cách nhau gần 300 cây số. Ngày chia tay đi định cư, cô cầm tay anh nói: “Những ngày qua thật vui, cảm ơn anh, cuộc đời này bầm dập lắm, hy vọng anh không còn ngố nữa, anh nhớ lời em dặn nhé, tất cả những phụ nữ bỏ sang đây tỵ nạn đều vì kinh tế, anh đừng có ngố mà tin vào một tình yêu có thật, sẽ bị lên bờ xuống ruộng vì khổ đấy”. Anh mỉm cười cầm tay cô lắc lắc: “Chẳng sao đâu, có duyên sẽ gặp lại mà”
4 tháng sau Sở bảo vệ bà mẹ trẻ em nơi tỉnh anh định cư gửi cho anh một thông tư, thông báo anh là “thủ phạm” của cái bụng bầu của một người đàn bà tên ấy…ngày sinh ấy… hiện đang định cư tỵ nạn ở chỗ ấy… Đúng sự thật hay không đúng sự thật có quyền trong vòng 4 tuần lễ thuê luật sư “kháng án”.
Không cần 4 tuần. 5 ngày sau sở ngoại kiều thể theo yêu cầu của anh, cấp cho anh một cái giấy phép được đi ra khỏi vùng và đi lại thăm viếng chăm sóc người đàn bà mang thai con anh.
Gặp lại anh, cô cầm tay anh đặt lên cái bụng lùm lùm của mình hỏi: “anh thích con gái đầu lòng, nhưng nó là con trai đấy”. Anh cười: “Chẳng sao đâu, con trai hay con gái cũng là con mình mà”. Từ đó tuần nào anh cũng đến thăm cô một vài ngày. Ngày cô ở cữ anh xin phép sở ngoại kiều được ở lại luôn chỗ cô để cho tiện chăm sóc mẹ con cô. Sở ngoại kiều chỉ cho phép anh vắng mặt tạm thời trong vòng 2 tháng.
Anh vẫn đi đi về về cho đến tháng thứ 6. Một lần anh vừa xuống tàu đang định đi nhanh vào chỗ cô, vì nóng ruột khi nghe mấy ngày trước cô báo tin thằng nhỏ bị sốt, thì có tiếng gọi giật lại: “Anh, em đây nè”. Anh quay lại giật mình hỏi: “Thằng bé đâu”. Cô cười: “Nó ngủ ở nhà ấy, em có chuyện này muốn nói với anh”. “Chuyện gì đấy, sao không đợi về nhà hẵng nói mà ra tận đây”.
Cô kéo anh ngồi xuống chiếc ghế trên sân ga thủ thỉ: “Anh đừng đến thăm em nữa nhé, có một anh Việt kiều hôm rồi chở em và thằng bé đi khám bệnh, thích em và thương thằng nhóc lắm, ảnh đang ở nhà chơi với cu tý đấy. Ảnh cầu hôn với em , em đã đồng ý”. Anh lặng buồn: “Em cẩn thận đấy, xem xét cho kỹ càng, kẻo bị mấy gã có vợ lừa đó nghe”. Cô nũng nịu: “anh yên tâm đi, em không ngố như anh đâu”. Anh đưa gói áo quần và hộp sữa mà anh đã mua cho cô, cô chối đây đẩy: “anh ấy đang ở nhà mà, cầm về ảnh biết thì sao, anh đừng buồn em nhé, lấy chồng có giấy tờ hẳn hoi, cuộc sống của em và thằng bé sớm ổn định hơn”. Anh nhẹ nhàng trả lời: “Chẳng sao đâu, miễn sao thỉnh thoảng cho anh ghé thăm cu tý là được”. Cô vuốt tóc anh “Ừa, để em sắp xếp cho ông ngố ạ”. Rồi cô vội vã ra về. Anh đứng lặng nhìn cô đi khuất về cuối đường. Anh mở nắp thùng rác trên sân ga bỏ gói áo quần vào đó, rồi buồn tênh nhảy lên tàu.
Anh không buồn nhiều, chỉ nơm nớp lo cho thằng bé. Thực ra anh không hề yêu cô, vì trong trái tim anh đã chôn chặt hình bóng một người với nỗi đau không bao giờ nguôi.
Ngày thằng bé được 11 tháng, cô nức nở gọi điện thoại cho anh nói: “Anh ơi, anh tính làm sao chứ cứ mỗi lần cu tý khóc đêm là anh ấy lấy gối bịt mồm thằng bé lại, có lần nó ngộp thở, tím tái cả mặt mày xém chết ngạt đấy”.
Anh gào lên như một con thú điên dại, nhảy vội lên tàu lao đến chỗ cô. Vừa vào đến nhà cô anh chẳng nói chẳng rằng đấm một quả thôi sơn vào mặt chồng cô. Rồi hối hả bồng thằng nhóc gọi tắc xi chạy về.
Để hoàn thành thủ tục nhận quyền nuôi dưỡng thằng bé, cũng như thủ tục kiện tụng vụ đánh người, anh mắc nợ tiền bồi thường và tiền luật sư hết 15000 DM. Mỗi tháng phải chuyển tiền vào trương mục của chồng cô 150 DM, và 50 DM chuyển cho luật sư cho đến khi hết 15 ngàn mới thôi.
Hôm ra tòa ký giấy chuyển nhượng quyền nuôi dưỡng con, cô hỏi anh: “Anh có buồn em không?”. Anh cười xòa: “hì hì…chẳng sao đâu, thằng bé ngoan lắm, anh rất vui vì được chính tay mình nuôi dưỡng nó, cảm ơn em”. Cô buồn buồn nói: “Anh đúng là một thằng ngố mà, một gã đàn ông khờ với một đứa con dại, làm sao mà lấy được vợ”. Anh cũng cười nói: “Chẳng sao đâu, thằng bé sẽ làm cho anh hết ngố, chứ không phải phụ nữ đâu”
Anh vừa đi học vừa đi làm thêm. Ban ngày anh đem cu tý đến gửi ở nhà mấy người Việt tỵ nạn khác, buổi sáng học xong là lao đến các quán Tàu, rửa bát, lau chùi quét dọn kiếm thêm tiền, khuya đón con về, cha con ôm nhau ngủ hạnh phúc lắm
Thỉnh thoảng cô có gọi điện hỏi thăm: “Anh thật vất vả, mà em không thể giúp gì được”. Anh vui vẻ động viên cô: “Chẳng sao đâu, thằng bé khỏe và ngoan lắm, bọn anh dư giả mà, em đừng lo”
Cô có thêm hai đứa con nữa với người chồng đó, rồi ly hôn. Tái giá với một ông chủ nhà hàng khác, có thêm đứa con nữa. Vì bận rộn với con cái và nhà hàng cô không có thời gian hỏi thăm thằng bé nữa, hàng năm chỉ gọi điện chúc mừng nhân ngày sinh nhật, và ngày lễ giáng sinh.
Có nhiều lần thằng bé hỏi anh về Mẹ, anh thường ấp úng trả lời và đánh trống lảng sang chuyện khác.
Một hôm anh đọc sách khuya rồi ngủ thiếp đi, quên tắt đèn. Thằng bé dậy tắt đèn dùm anh rồi ngồi xuống, kéo chăn đắp lại cho anh miệng thì thào „Pa pa, ich verstehe schon alles, du bist nicht nur.., du bist richtig gnau so meine Mutte” (Ba ơi, con hiểu tất cả rồi, ba không những là thế.., ba mới thực sự là Mẹ của con)
Lúc thằng bé 16 tuổi, sau ngày làm lễ trưởng thành, anh kể cho nó mọi chuyện. Sau đó vài tháng, nó đề nghị được về ở một thời gian với mẹ đẻ. Luật pháp nước Đức qui định trẻ em 16 tuổi đã có quyền tự quyết định nơi ăn chốn ở của mình. Anh không từ chối yêu cầu của nó: “Chẳng sao đâu, con cứ làm những gì con muốn”
4 tháng sau, một hôm đi làm về anh nghe trong nhà có mùi khét, vội vã mở cửa chạy nhanh vào, anh thấy nó đang đeo tạp dề lum khum nấu ăn trong bếp. Thấy anh nó nhe răng ra cười: “Pa pa, du muß eine Frau suchen, daf du nich immer Schnelnudeln essen. Das ist sehr ungesund” (Ba ạ, ba phải tìm một người vợ thôi, ba không thể ăn mì ăn liền mãi thế này được, có hại cho sức khoẻ lắm). Anh hỏi nó đã nghỉ hè đâu mà về vậy. Nó lặp lại câu nói cũ “Du bist richtig meine Mutte” (Ba mới thực sự là Mẹ của con).
Cách đây không lâu, cô gọi điện thoại cho anh, nói tình hình kinh tế khó khăn, quán xá làm ăn thua lỗ, có khả năng bị phá sản, muốn mượn anh một số tiền để trang trải nợ nần. Vì số tiền hơi nhiều, nên anh phải bàn bạc với nó. Nó im lặng không có ý kiến gì.
Nhân dịp cuối tuần có thêm mấy ngày lễ, anh tranh thủ đi giao tiền cho cô. Lúc chuẩn bị đi, tìm mãi không thấy chìa khoá xe. Anh lục tung cả nhà mà không thấy đâu. Nó thấy anh bồn chồn lo lắng không yên, nên thọc tay vào túi quần lôi chùm chìa khóa ra đưa cho anh và nói: “Pa Pa, diese Frau ist nicht gut, daft Sie nicht alles feinster von deinem emfendliche Herz zu nehmen” (Ba ạ, người đàn bà này không tốt, bà ta không được phép nhận những gì tốt đẹp từ trái tim nhạy cảm của ba)
Anh sững sờ nhìn nó và mất bình tĩnh giáng cho nó bạt tai, cái bạt tai đầu tiên trong đời mà nó nhận được, anh nóng nảy nói: „ Daf du nicht so sagen, Sie ist deine Mutte” (Con không được phép nói thế, vì đó là mẹ của con)
Nó không nói gì, chỉ rơm rớm nước mắt. Anh ân hận ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai an ủi nó: “Entschuldigung meiner Sohn, habe ich ein bißchen aufgeregt” (xin lỗi con trai, ba hơi xúc động). Nó cũng vỗ vỗ vào anh nói: “Pa Pa, chẳng sao đâu”
Anh trố mắt lên nhìn nó ngạc nhiên “Mein Gott, du kann schon sehr gut Vietnamesische sprechen” (Trời, con đã nói được rất sõi tiếng Việt nam rồi đấy)
Nó cười hăng hắc: “Pa pa, du bist richtig einer thằng ngố, diese Satz habe ich schon über hunderttausende mal gehören” (Ba ơi, ba đúng thật là một thằng ngố, câu nói này con đã nghe ba nói hơn trăm ngàn lần rồi). Nói xong nó nhìn anh thông cảm và nói tiếp: “Pa pa, chẳng sao đâu!, du kann alles machen, was deine Herz wollen” (Ba ạ, chẳng sao đâu, ba có thể làm tất cả những gì mà trái tim của ba muốn)
Anh nhìn nó hàm ơn: “Danke schön meine klein Sohn” (Cảm ơn con trai bé bỏng của ba).
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011
Cải cách hành chính Trước hết từ Bộ máy của Đảng - Nguyễn hữu Vinh
Cải cách hành chính, cải cách tư pháp, chống tham nhũng là những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước mà nó lãnh đạo đặt ra trong thời gian tới. Có vào được WTO, hội nhập nền kinh tế thế giới, lấy lại được lòng tin của nhân dân hay không chính một phần quan trọng là ở những nhiệm vụ này, nếu không muốn nói rằng nó quyết định sự sống còn của chế độ. Cả ba lĩnh vực này có mối liên hệ với nhau rất khăng khít, nhưng trong bài này chỉ xin bàn riêng về cải cách hành chính.
Nhưng khi bàn những giải pháp để cải cách hành chính thì dường như chúng ta chỉ mới lo về bộ máy nhà nước, mà “quên” không để ý tới một bộ máy bao trùm lên trên nó, đó là bộ máy của Đảng cầm quyền.
Nếu chỉ cải cách hành chính bộ máy nhà nước không thôi mà không cải cách hành chính bộ máy/hoạt động của Đảng thì chẳng khác nào trên một cỗ xe tam mã ì ạch, chỉ thay ngựa, sửa sang xe, mà lại không chỉnh đốn anh xà ích nhiều chứng tật.
Xin nêu ở đây 4 vấn đề quan trọng nhất trong cải cách hành chính Đảng:
1. Luật hóa sự lãnh đạo của Đảng
Trong mọi cấp của bộ máy chính quyền, tổ chức, đoàn thể… đều song song tồn tại hai “cỗ máy cái” – bộ máy Đảng (chi ủy, Đảng ủy…) và bộ máy hành chính. Mọi việc bàn định, ra quyết định quan trọng liên quan đến công việc đều phải qua cả hai hệ thống này, mà nhiều khi quyền tối hậu lại là “bên Đảng”. Khó có thể diễn tả hết sự vận hành của cái cỗ máy kép “tuy hai mà một, tuy một mà hai” này, nhiều lúc cái này thì chạy, mà cái kia kéo lại. Nó mờ mờ ảo ảo, hoặc rối tinh lên. Nếu ông thủ trưởng cũng kiêm luôn bí thư chi bộ / Đảng ủy thì lại hay sinh tệ độc đoán chuyên quyền, còn không thì cũng dễ có chuyện ông bí thư “cản mũi” ông thủ trưởng. Cũng không lạ khi có những lời than phiền rằng “Thủ tướng không có quyền cách chức Bộ trưởng”. Còn Bộ trưởng đôi khi cũng phải ngại chị lao công (vì có thể cùng sinh hoạt trong một chi bộ). Ngoài ra, các cấp từ huyện cho đến trung ương lại còn có nhiều ban của Đảng nữa. Ðiều đó trước hết tạo ra vô vàn cản trở bởi những ý kiến chủ quan, mục đích tư lợi, hay ít nhất là từ những quan điểm khác nhau giữa Đảng và tổ chức, chính quyền. Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể thì được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật, còn hoạt động của bộ máy Đảng thì thường chỉ được “nhắc nhở” bằng các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy, không mang tính pháp quy, đương nhiên tính nghiêm minh không thể bằng pháp luật, song nhiều khi lại có sức mạnh hơn cả pháp luật. Không thiếu trường hợp bí thư tỉnh ủy, huyện ủy ra quyết định về đầu tư, phát triển kinh tế… thay cho chủ tịch ủy ban, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chính sự lãnh đạo theo kiểu ôm đồm, chồng chéo như thế này lại làm suy yếu Đảng, từ mất uy tín, nảy sinh tệ nạn trong hàng ngũ đảng viên có chức quyền cho đến giảm hiệu quả công việc. Có nhiều cách, nhiều bước đi để giảm dần tình trạng phi lý này, nhưng trước mắt là trong Luật Công chức, Luật về Hội v.v. phải định rõ vai trò, quyền hạn… của các tổ chức Đảng ở đây, của các ban của Đảng các cấp đối với chính quyền, đoàn thể. Bước tiếp theo là ban hành Luật về tổ chức, hoạt động của Đảng CSVN.
2. Công khai ngân sách hoạt động của Đảng
Ðể duy trì hoạt động của bộ máy Đảng khổng lồ, đương nhiên phải có rất nhiều tiền. Vậy tiền này có phải duy nhất là từ nguồn đảng phí hay không? Chắc chắn không phải vậy, mà ngược lại từ ngân sách nhà nước là chủ yếu, tức là từ tiền đóng thuế của nhân dân – đại bộ phận không phải là đảng viên. Thế nhưng trong Luật Ngân sách (2002) và Nghị định 60/2003/NÐ-CP cũng chưa nêu rõ chi tiết của việc sử dụng nguồn ngân sách này cho hoạt động của Đảng. Ví dụ như Ðiều 10 của Luật Ngân sách chỉ nêu “Ngân sách Nhà nước đảm bảo cân đối chi phí hoạt động của Ðảng CSVN và các tổ chức chính trị-xã hội”. Các Ðiều 3, 16, 18 của NÐ60CP cũng không cụ thể. Ðặc biệt không có một điều khoản nào mang tính chế tài cho việc lạm dụng ngân sách nhà nước qua việc chi tiêu cho Đảng. Còn trên thực tế, những vụ án tham ô tài sản nhà nước xảy ra rất nhiều, song hầu như không thấy có trường hợp nào tham ô “tài sản của Đảng”.
Ðó chính là “kẽ hở” cần được xem xét. Người xưa nói “của đau con xót”, Đảng có nguồn kinh phí dồi dào từ bên ngoài, lại quản lý lỏng lẻo thì ắt nảy sinh lãng phí, kém hiệu quả, tiêu cực, cả mất uy tín và gây bất mãn từ người dân. Chúng ta cần một nền hành chính, tài chính minh bạch, chống tham ô lãng phí thì cũng không thể có một “cấm địa” nào. Tỉ lệ ngân sách cho các ngành từ giáo dục, … cho đến an ninh, quốc phòng đều được bàn bạc công khai. Vậy tại sao không làm được như vậy với ngân sách cho Đảng? Ðồng thời hãy sòng phẳng: nếu Đảng có công lãnh đạo nhà nước thì cũng phải được nhà nước (đại diện cho nhân dân) trả tiền, nhưng trả tiền ra sao cho xứng với cái công đó thì cũng phải rành rẽ, phải được Quốc hội bàn bạc, “mổ xẻ” nghiêm túc như với mọi chi tiêu ngân sách khác. Không thể để việc chi tiêu trong một quốc gia như trong một gia đình được (tức mối quan hệ Đảng – nhà nước – dân không thể như quan hệ cha – mẹ – con cái). Không những cần công khai hóa nguồn ngân sách này mà còn phải tiến tới giảm dần, hướng cho Đảng tìm nguồn vận động ngân sách khác. Nói rộng ra, đây cũng là sự đi đầu của Đảng để rồi với các tổ chức, đoàn thể quần chúng cũng phải giảm dần, tiến tới chấm dứt sự bao cấp về ngân sách đi liền với sự quản lý của cơ quan nhà nước “chủ quản”; trả lại những bản chất đích thực của một xã hội dân sự.
3. Tinh giản và nâng cao năng lực bộ máy Đảng
Biên chế của bộ máy Đảng các cấp cũng cồng kềnh, mà trình độ nói chung lại thấp, không những tốn kém ngân sách, hiệu quả công việc không rõ ràng mà còn mặc nhiên tạo một tâm lý trì trệ lây lan sang hệ thống chính quyền. Ðiển hình của sự kém hiệu quả của bộ máy Đảng trong nhiều năm nay là vai trò chống tiêu cực gần như không thấy, đảng viên có chức quyền tham nhũng, bị bắt, báo chí phanh phui rồi thì Đảng mới “có mặt”. Cất nhắc nhiều người lên vị trí rất cao trong khi dư luận quần chúng từ lâu đều biết đó là đảng viên biến chất. Vậy phải có những giải pháp “nâng cao tính chiến đấu” của nó, trong đó kết hợp vừa giảm biên chế, giảm dần các ban ở các cấp, vừa nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, quản lý, cập nhật kiến thức xã hội, thời sự (cần được giành nhiều thời gian hơn là cho “lý luận chính trị” thì mới bắt kịp với thời cuộc), chế độ lương bổng thích đáng (cũng thí điểm “khoán lương” như bên chính quyền chẳng hạn)… Ngoài ra cũng không nên ngần ngại việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoạt động của nhiều chính đảng khác ở các nước chứ không chỉ loanh quanh giữa vài đảng cộng sản với nhau. Tựa như một đội quân, khi không còn trong thời chiến tranh du kích nữa, mà là thời đại công nghệ cao, không thể ỉ vào số đông, mà phải tinh lọc và được huấn luyện, trang bị vũ khí khí tài tiên tiến, có thể tập trận được với quân đội các quốc gia.
4. Minh bạch cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng
Đảng kiểm soát quyền lực trong toàn hệ thống chính trị (lập pháp, hành pháp, tư pháp và tổ chức đoàn thể) bằng việc “tổ chức, cơ cấu” nhân sự cho mọi cuộc bầu cử. Trên thực tế, những điều kiện và tiêu chuẩn cho “cơ cấu” không mấy rõ ràng, nên thường phải dựa vào những giải pháp thiếu tính thực chất như “độ tuổi”, “bằng cấp”, “quá trình”, thậm chí cả những tin đồn được gọi là “dự luận”…, rồi gần đây nhất là giải pháp “luân chuyển”. Tình trạng này tồn tại cả nửa thế kỷ nay, không những chỉ với chính quyền, đoàn thể mà còn rất nặng nề ngay trong nội bộ tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở. Nó có vẻ thích hợp cho thời chiến. Nhưng nay, sau hơn 30 năm hòa bình rồi, đã dần dần nảy sinh rất nhiều những hệ quả tiêu cực, như bè phái, địa phương chủ nghĩa, chạy chọt chức quyền, không đưa được nhiều người thực tài, đạo đức vào đúng vị trí, tạo một tâm lý coi thường giá trị dân chủ qua tự do thông tin, ngôn luận, phổ thông đầu phiếu,… Vì vậy Đảng cần tìm ra những phương pháp mới vừa đảm bảo vẫn nắm được quyền lực của mình, nhưng cũng vừa thực sự tạo ra một hệ thống chính quyền, đoàn thể mạnh. Có nhiều biện pháp, nhưng có lẽ bước đầu và quan trọng nhất là công khai hóa việc “cơ cấu” này trong mọi vị trí. Công khai về tiêu chuẩn, danh sách, lý do được “cơ cấu”, thậm chí còn nên công khai cả ý kiến đánh giá của quần chúng, đảng viên (kể cả thư nặc danh liên quan một số vị trí nào đó), và mở rộng diện “cơ cấu” hơn, tuyệt đối không chấp nhận kiểu “một mình một ngựa”. Và đương nhiên, để những biện pháp này được thực hiện nghiêm túc thì cũng cần được đưa vào luật, có sự giám sát của chính quyền, tổ chức đoàn thể, công luận chứ không chỉ có trong điều lệ Đảng.
Cái mô hình tổ chức nhà nước có bộ máy Đảng gắn liền theo của chúng ta là hoàn toàn khác với đại đa số các nước trên thế giới, trong khi nền hành chính của ta lại quá trì trệ, đang phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Vậy chuyện “học hỏi” sẽ chẳng ích gì nếu ta không có giải pháp rõ ràng để giảm thiểu những mặt tiêu cực, hạn chế của mô hình này.
Ngoài ra cũng còn nhiều biện pháp quan trọng khác nữa, như về quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa Ðại hội toàn thể với Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị; giữa các cơ quan này với bộ máy nhà nước; v.v.. Quan trọng nhất là những người có trách nhiệm nhất trong Đảng phải tự ý thức được (và có khả năng để thực hiện việc thay đổi mạnh mẽ) về bộ máy Đảng của mình: không phải to-nhiều-rộng thì mạnh, mà nhiều khi ngược lại.
Nguyễn Hữu Vinh
—-
Bài đã đăng trên tạp chí Nhà Quản lý tháng 04-2006 (của Liên hiệp các Hội KH&KTVN), mục Góp ý Ðại hội X của Đảng.
Nhưng khi bàn những giải pháp để cải cách hành chính thì dường như chúng ta chỉ mới lo về bộ máy nhà nước, mà “quên” không để ý tới một bộ máy bao trùm lên trên nó, đó là bộ máy của Đảng cầm quyền.
Nếu chỉ cải cách hành chính bộ máy nhà nước không thôi mà không cải cách hành chính bộ máy/hoạt động của Đảng thì chẳng khác nào trên một cỗ xe tam mã ì ạch, chỉ thay ngựa, sửa sang xe, mà lại không chỉnh đốn anh xà ích nhiều chứng tật.
Xin nêu ở đây 4 vấn đề quan trọng nhất trong cải cách hành chính Đảng:
1. Luật hóa sự lãnh đạo của Đảng
Trong mọi cấp của bộ máy chính quyền, tổ chức, đoàn thể… đều song song tồn tại hai “cỗ máy cái” – bộ máy Đảng (chi ủy, Đảng ủy…) và bộ máy hành chính. Mọi việc bàn định, ra quyết định quan trọng liên quan đến công việc đều phải qua cả hai hệ thống này, mà nhiều khi quyền tối hậu lại là “bên Đảng”. Khó có thể diễn tả hết sự vận hành của cái cỗ máy kép “tuy hai mà một, tuy một mà hai” này, nhiều lúc cái này thì chạy, mà cái kia kéo lại. Nó mờ mờ ảo ảo, hoặc rối tinh lên. Nếu ông thủ trưởng cũng kiêm luôn bí thư chi bộ / Đảng ủy thì lại hay sinh tệ độc đoán chuyên quyền, còn không thì cũng dễ có chuyện ông bí thư “cản mũi” ông thủ trưởng. Cũng không lạ khi có những lời than phiền rằng “Thủ tướng không có quyền cách chức Bộ trưởng”. Còn Bộ trưởng đôi khi cũng phải ngại chị lao công (vì có thể cùng sinh hoạt trong một chi bộ). Ngoài ra, các cấp từ huyện cho đến trung ương lại còn có nhiều ban của Đảng nữa. Ðiều đó trước hết tạo ra vô vàn cản trở bởi những ý kiến chủ quan, mục đích tư lợi, hay ít nhất là từ những quan điểm khác nhau giữa Đảng và tổ chức, chính quyền. Hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể thì được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật, còn hoạt động của bộ máy Đảng thì thường chỉ được “nhắc nhở” bằng các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy, không mang tính pháp quy, đương nhiên tính nghiêm minh không thể bằng pháp luật, song nhiều khi lại có sức mạnh hơn cả pháp luật. Không thiếu trường hợp bí thư tỉnh ủy, huyện ủy ra quyết định về đầu tư, phát triển kinh tế… thay cho chủ tịch ủy ban, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chính sự lãnh đạo theo kiểu ôm đồm, chồng chéo như thế này lại làm suy yếu Đảng, từ mất uy tín, nảy sinh tệ nạn trong hàng ngũ đảng viên có chức quyền cho đến giảm hiệu quả công việc. Có nhiều cách, nhiều bước đi để giảm dần tình trạng phi lý này, nhưng trước mắt là trong Luật Công chức, Luật về Hội v.v. phải định rõ vai trò, quyền hạn… của các tổ chức Đảng ở đây, của các ban của Đảng các cấp đối với chính quyền, đoàn thể. Bước tiếp theo là ban hành Luật về tổ chức, hoạt động của Đảng CSVN.
2. Công khai ngân sách hoạt động của Đảng
Ðể duy trì hoạt động của bộ máy Đảng khổng lồ, đương nhiên phải có rất nhiều tiền. Vậy tiền này có phải duy nhất là từ nguồn đảng phí hay không? Chắc chắn không phải vậy, mà ngược lại từ ngân sách nhà nước là chủ yếu, tức là từ tiền đóng thuế của nhân dân – đại bộ phận không phải là đảng viên. Thế nhưng trong Luật Ngân sách (2002) và Nghị định 60/2003/NÐ-CP cũng chưa nêu rõ chi tiết của việc sử dụng nguồn ngân sách này cho hoạt động của Đảng. Ví dụ như Ðiều 10 của Luật Ngân sách chỉ nêu “Ngân sách Nhà nước đảm bảo cân đối chi phí hoạt động của Ðảng CSVN và các tổ chức chính trị-xã hội”. Các Ðiều 3, 16, 18 của NÐ60CP cũng không cụ thể. Ðặc biệt không có một điều khoản nào mang tính chế tài cho việc lạm dụng ngân sách nhà nước qua việc chi tiêu cho Đảng. Còn trên thực tế, những vụ án tham ô tài sản nhà nước xảy ra rất nhiều, song hầu như không thấy có trường hợp nào tham ô “tài sản của Đảng”.
Ðó chính là “kẽ hở” cần được xem xét. Người xưa nói “của đau con xót”, Đảng có nguồn kinh phí dồi dào từ bên ngoài, lại quản lý lỏng lẻo thì ắt nảy sinh lãng phí, kém hiệu quả, tiêu cực, cả mất uy tín và gây bất mãn từ người dân. Chúng ta cần một nền hành chính, tài chính minh bạch, chống tham ô lãng phí thì cũng không thể có một “cấm địa” nào. Tỉ lệ ngân sách cho các ngành từ giáo dục, … cho đến an ninh, quốc phòng đều được bàn bạc công khai. Vậy tại sao không làm được như vậy với ngân sách cho Đảng? Ðồng thời hãy sòng phẳng: nếu Đảng có công lãnh đạo nhà nước thì cũng phải được nhà nước (đại diện cho nhân dân) trả tiền, nhưng trả tiền ra sao cho xứng với cái công đó thì cũng phải rành rẽ, phải được Quốc hội bàn bạc, “mổ xẻ” nghiêm túc như với mọi chi tiêu ngân sách khác. Không thể để việc chi tiêu trong một quốc gia như trong một gia đình được (tức mối quan hệ Đảng – nhà nước – dân không thể như quan hệ cha – mẹ – con cái). Không những cần công khai hóa nguồn ngân sách này mà còn phải tiến tới giảm dần, hướng cho Đảng tìm nguồn vận động ngân sách khác. Nói rộng ra, đây cũng là sự đi đầu của Đảng để rồi với các tổ chức, đoàn thể quần chúng cũng phải giảm dần, tiến tới chấm dứt sự bao cấp về ngân sách đi liền với sự quản lý của cơ quan nhà nước “chủ quản”; trả lại những bản chất đích thực của một xã hội dân sự.
3. Tinh giản và nâng cao năng lực bộ máy Đảng
Biên chế của bộ máy Đảng các cấp cũng cồng kềnh, mà trình độ nói chung lại thấp, không những tốn kém ngân sách, hiệu quả công việc không rõ ràng mà còn mặc nhiên tạo một tâm lý trì trệ lây lan sang hệ thống chính quyền. Ðiển hình của sự kém hiệu quả của bộ máy Đảng trong nhiều năm nay là vai trò chống tiêu cực gần như không thấy, đảng viên có chức quyền tham nhũng, bị bắt, báo chí phanh phui rồi thì Đảng mới “có mặt”. Cất nhắc nhiều người lên vị trí rất cao trong khi dư luận quần chúng từ lâu đều biết đó là đảng viên biến chất. Vậy phải có những giải pháp “nâng cao tính chiến đấu” của nó, trong đó kết hợp vừa giảm biên chế, giảm dần các ban ở các cấp, vừa nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, quản lý, cập nhật kiến thức xã hội, thời sự (cần được giành nhiều thời gian hơn là cho “lý luận chính trị” thì mới bắt kịp với thời cuộc), chế độ lương bổng thích đáng (cũng thí điểm “khoán lương” như bên chính quyền chẳng hạn)… Ngoài ra cũng không nên ngần ngại việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoạt động của nhiều chính đảng khác ở các nước chứ không chỉ loanh quanh giữa vài đảng cộng sản với nhau. Tựa như một đội quân, khi không còn trong thời chiến tranh du kích nữa, mà là thời đại công nghệ cao, không thể ỉ vào số đông, mà phải tinh lọc và được huấn luyện, trang bị vũ khí khí tài tiên tiến, có thể tập trận được với quân đội các quốc gia.
4. Minh bạch cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng
Đảng kiểm soát quyền lực trong toàn hệ thống chính trị (lập pháp, hành pháp, tư pháp và tổ chức đoàn thể) bằng việc “tổ chức, cơ cấu” nhân sự cho mọi cuộc bầu cử. Trên thực tế, những điều kiện và tiêu chuẩn cho “cơ cấu” không mấy rõ ràng, nên thường phải dựa vào những giải pháp thiếu tính thực chất như “độ tuổi”, “bằng cấp”, “quá trình”, thậm chí cả những tin đồn được gọi là “dự luận”…, rồi gần đây nhất là giải pháp “luân chuyển”. Tình trạng này tồn tại cả nửa thế kỷ nay, không những chỉ với chính quyền, đoàn thể mà còn rất nặng nề ngay trong nội bộ tổ chức Đảng từ trung ương đến cơ sở. Nó có vẻ thích hợp cho thời chiến. Nhưng nay, sau hơn 30 năm hòa bình rồi, đã dần dần nảy sinh rất nhiều những hệ quả tiêu cực, như bè phái, địa phương chủ nghĩa, chạy chọt chức quyền, không đưa được nhiều người thực tài, đạo đức vào đúng vị trí, tạo một tâm lý coi thường giá trị dân chủ qua tự do thông tin, ngôn luận, phổ thông đầu phiếu,… Vì vậy Đảng cần tìm ra những phương pháp mới vừa đảm bảo vẫn nắm được quyền lực của mình, nhưng cũng vừa thực sự tạo ra một hệ thống chính quyền, đoàn thể mạnh. Có nhiều biện pháp, nhưng có lẽ bước đầu và quan trọng nhất là công khai hóa việc “cơ cấu” này trong mọi vị trí. Công khai về tiêu chuẩn, danh sách, lý do được “cơ cấu”, thậm chí còn nên công khai cả ý kiến đánh giá của quần chúng, đảng viên (kể cả thư nặc danh liên quan một số vị trí nào đó), và mở rộng diện “cơ cấu” hơn, tuyệt đối không chấp nhận kiểu “một mình một ngựa”. Và đương nhiên, để những biện pháp này được thực hiện nghiêm túc thì cũng cần được đưa vào luật, có sự giám sát của chính quyền, tổ chức đoàn thể, công luận chứ không chỉ có trong điều lệ Đảng.
Cái mô hình tổ chức nhà nước có bộ máy Đảng gắn liền theo của chúng ta là hoàn toàn khác với đại đa số các nước trên thế giới, trong khi nền hành chính của ta lại quá trì trệ, đang phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Vậy chuyện “học hỏi” sẽ chẳng ích gì nếu ta không có giải pháp rõ ràng để giảm thiểu những mặt tiêu cực, hạn chế của mô hình này.
Ngoài ra cũng còn nhiều biện pháp quan trọng khác nữa, như về quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa Ðại hội toàn thể với Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị; giữa các cơ quan này với bộ máy nhà nước; v.v.. Quan trọng nhất là những người có trách nhiệm nhất trong Đảng phải tự ý thức được (và có khả năng để thực hiện việc thay đổi mạnh mẽ) về bộ máy Đảng của mình: không phải to-nhiều-rộng thì mạnh, mà nhiều khi ngược lại.
Nguyễn Hữu Vinh
—-
Bài đã đăng trên tạp chí Nhà Quản lý tháng 04-2006 (của Liên hiệp các Hội KH&KTVN), mục Góp ý Ðại hội X của Đảng.
NIỀM TIN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2011
*********
Kính gửi: Chị Trần Thị Xuân
Nhân viên gác chắn cung đường sắt Km1172+754, ga Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Qua báo VnExpress số ra ngày 03/8/2011, tôi rất vui mừng và cảm động khi biết rằng: vào ngày 01/8/2011, tại Km1172+ 754, ga Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An (Phú Yên), trong lúc đoàn tàu đang lao vùn vụt, phía trước có một bé trai 20 tháng tuổi chơi giữa lòng đường sắt, chị đã không quản nguy hiểm lao tới cứu cháu bé thoát chết trong gang tấc.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tôi đánh giá cao và trân trọng hành động dũng cảm, tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị. Tôi mong rằng trong thời gian tới, ngoài những nỗ lực trong công tác chuyên môn, chị tiếp tục làm nhiều việc có ích gia đình và cho xã hội. Tôi cũng hy vọng rằng, từ tấm gương của chị sẽ xuất hiện thêm nhiều điển hình mới dũng cảm, nhân hậu, có trách nhiệm trong ngành đường sắt cũng như trong toàn ngành giao thông chúng ta.
Xin chúc chị cùng gia đình dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc.
Thân ái!
(đã ký)
Đinh La Thăng
Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ GTVT
Đây là lần đầu tiên trong nghề cầu đường của tôi, tôi thấy thật sự cảm động vì ông bộ trưởng của ngành mình có được sự quan tâm đến công nhân - cán bộ - viên chức nghành GTVT.
Cám ơn ông Đinh La Thăng - Chúc ông sức khỏe!
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2011
*********
Kính gửi: Chị Trần Thị Xuân
Nhân viên gác chắn cung đường sắt Km1172+754, ga Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Qua báo VnExpress số ra ngày 03/8/2011, tôi rất vui mừng và cảm động khi biết rằng: vào ngày 01/8/2011, tại Km1172+ 754, ga Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An (Phú Yên), trong lúc đoàn tàu đang lao vùn vụt, phía trước có một bé trai 20 tháng tuổi chơi giữa lòng đường sắt, chị đã không quản nguy hiểm lao tới cứu cháu bé thoát chết trong gang tấc.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tôi đánh giá cao và trân trọng hành động dũng cảm, tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị. Tôi mong rằng trong thời gian tới, ngoài những nỗ lực trong công tác chuyên môn, chị tiếp tục làm nhiều việc có ích gia đình và cho xã hội. Tôi cũng hy vọng rằng, từ tấm gương của chị sẽ xuất hiện thêm nhiều điển hình mới dũng cảm, nhân hậu, có trách nhiệm trong ngành đường sắt cũng như trong toàn ngành giao thông chúng ta.
Xin chúc chị cùng gia đình dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc.
Thân ái!
(đã ký)
Đinh La Thăng
Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bộ trưởng Bộ GTVT
Đây là lần đầu tiên trong nghề cầu đường của tôi, tôi thấy thật sự cảm động vì ông bộ trưởng của ngành mình có được sự quan tâm đến công nhân - cán bộ - viên chức nghành GTVT.
Cám ơn ông Đinh La Thăng - Chúc ông sức khỏe!
NGẪU HỨNG NẠ DÒNG - Trần Nhương
Nạ dòng, váy ngắn, xe ga
Nắng sôi mặt nhựa tưởng là giữa thu
Cột đèn ngu ngu ngơ ngơ
Bao nhiêu gương kính mờ mờ trong trong
Tan tầm người chảy dòng dòng
Khổ em luồn lách từ đông sang đoài
Khổ cho cả cái chân dài
Chống trái, chống phải trong ngoài sục sôi
Tôi ngồi quán cóc với…tôi
Ước mình trẻ lại cái thời trung niên
Nạ dòng còn một chút duyên
Thì chơi nốt để sang miền già nua
Mùa thu rồi lại sang mùa
Nồng nàn rồi cũng gió lùa heo may
Tôi ngồi quán cóc chiều nay
Nghĩ vơ nghĩ vẩn mới hay mình già
Bỗng nhiên tôi bật tiếng khà
Uống chén trà chén ngỡ là nhậu bia…
Nắng chiều ném xuống thia lia
Nõn nường trắng quá …ô kìa một em…
Nguồn trannhuong.com
Nắng sôi mặt nhựa tưởng là giữa thu
Cột đèn ngu ngu ngơ ngơ
Bao nhiêu gương kính mờ mờ trong trong
Tan tầm người chảy dòng dòng
Khổ em luồn lách từ đông sang đoài
Khổ cho cả cái chân dài
Chống trái, chống phải trong ngoài sục sôi
Tôi ngồi quán cóc với…tôi
Ước mình trẻ lại cái thời trung niên
Nạ dòng còn một chút duyên
Thì chơi nốt để sang miền già nua
Mùa thu rồi lại sang mùa
Nồng nàn rồi cũng gió lùa heo may
Tôi ngồi quán cóc chiều nay
Nghĩ vơ nghĩ vẩn mới hay mình già
Bỗng nhiên tôi bật tiếng khà
Uống chén trà chén ngỡ là nhậu bia…
Nắng chiều ném xuống thia lia
Nõn nường trắng quá …ô kìa một em…
Nguồn trannhuong.com
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam - Cập nhật: 05:08 GMT - thứ tư, 10 tháng 8, 2011
Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
'Trả giá đắt'
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).
Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.
Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.
"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."
Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."
Nguồn: BBC Việt ngữ.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam.
Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
'Trả giá đắt'
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).
Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.
Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.
"Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."
Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
"Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."
Nguồn: BBC Việt ngữ.
Nạn nhân da cam
Hôm nay 10/08/2011 ngày vì nạn nhân da cam!
Nạn nhân da cam, họ là người nghèo trong những người nghèo nhất. Họ là người đau khổ trong những người đau khổ nhất!
Cùng dành một phút suy nghĩ về họ, những nạn nhân da cam.
Lại là chị Doan, phó chủ tịch nước.
Hôm nay sau rất lâu lại thấy chị, lại chỉ là đọc diễn văn!
Nạn nhân da cam, họ là người nghèo trong những người nghèo nhất. Họ là người đau khổ trong những người đau khổ nhất!
Cùng dành một phút suy nghĩ về họ, những nạn nhân da cam.
Lại là chị Doan, phó chủ tịch nước.
Hôm nay sau rất lâu lại thấy chị, lại chỉ là đọc diễn văn!
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
MỘT CHUYẾN ĐI VÌ CÁC EM THƠ
Trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật 06&07/08/2011, chúng tôi hơn hai chục người thay mặt cho những tấm lòng từ thiện đã có một chuyến đi với tinh thần "Giúp cho các em học sinh Tà Mung một năm học mới và một mùa đông bớt giá lạnh!" tại vùng núi cao Tây Bắc huyện Than Uyên – Lai Châu.
Với 540 xuất quà cho các em nhỏ từ mẫu giáo; tiểu học; trung học cơ sở bao gồm sách vở bút mực đồ dùng học tập, cặp sách, quần áo. Thêm cả đồ chơi, truyện tranh và sữa bột của một hãng sữa có uy tín. Chuyến đi mang theo rất nhiều những món hàng thiết yếu cho cá em thơ và nặng nghĩa tình của những tấm lòng nhân hậu.
Quần áo và các đồ dùng thiết thực cho các thầy cô giáo cũng là một mục đích của chuyến đi này. Xin kể lên đây với các bạn một phần câu chuyện chuyến đi.
Chiếc xe tải chở nặng quá, không thể vượt qua được đoạn đường lầy lội, phải chuyển hàng sang xe nhỏ, và mọi người cùng nhau đẩy.
Hàng hóa, quà cho các cháu trong xe, người trong đoàn ra vỏ xe để cùng nhau lội qua ngầm.
Điểm dừng chân đầu tiên, điểm trường Lum.
Các em phụ cùng đoàn một tay chuyển quà đến tay người nhận. Là chính các em đó!
Thầy Hiệu trưởng đang nói với các em về tình thương và sự quan tâm của các tấm lòng nhân ái dành tới các em nơi đây.
Đây là điểm thứ hai, trụ sở chính của trường, các gói quà và cặp sách đã được tập kết.
Mỗi người một tay chuyển cho nhanh, muộn rồi, mặt trời đã xuống núi và kẻo các em lại phải đợi lâu.
Việc đầu tiên, chia bánh kẹo cho các em.
Rồi đưa đến tận tay các em những món quà nhỏ, thiết thực, một chiếc cặp sách, cuốn vở, đồ dùng học tập và một hộp sữa nhập ngoại.
Vây quanh là các em với tâm trạng thật hạnh phúc, bởi chắc chắn năm nay mỗi em sẽ có một chiếc cặp sách thật đẹp!
Những ánh mắt và những nụ cười nói lên tất cả.
Và có một tủ sách đơn sơ nữa, đoàn đã đặt trong phòng của thày Hiệu trưởng, để các em có thể bước vào thế giới thần tiên của truyện cổ tích.
Các em về rồi, trong lòng thấy thật vui sướng, thế là đã làm được một điều bé nhỏ cho các em.
Chuyến đi này còn một phần nữa là đến thăm và chia quà cho các em học mẫu giáo, nhưng thời gian hạn hẹp và không đủ người, vậy đoàn đã chia ra thành nhiều nhóm để có thể hoàn thành công việc và xuống núi kẻo trời tối. Xin nhường lời cho các bạn cùng đoàn trong các entry khác.
Cũng xin nhường lời cho những tấm lòng nhân ái trên khắp thế gian này trong các dịp từ thiện khác trên mọi miền của tổ quốc Việt Nam thân yêu!
Với 540 xuất quà cho các em nhỏ từ mẫu giáo; tiểu học; trung học cơ sở bao gồm sách vở bút mực đồ dùng học tập, cặp sách, quần áo. Thêm cả đồ chơi, truyện tranh và sữa bột của một hãng sữa có uy tín. Chuyến đi mang theo rất nhiều những món hàng thiết yếu cho cá em thơ và nặng nghĩa tình của những tấm lòng nhân hậu.
Quần áo và các đồ dùng thiết thực cho các thầy cô giáo cũng là một mục đích của chuyến đi này. Xin kể lên đây với các bạn một phần câu chuyện chuyến đi.
Chiếc xe tải chở nặng quá, không thể vượt qua được đoạn đường lầy lội, phải chuyển hàng sang xe nhỏ, và mọi người cùng nhau đẩy.
Hàng hóa, quà cho các cháu trong xe, người trong đoàn ra vỏ xe để cùng nhau lội qua ngầm.
Điểm dừng chân đầu tiên, điểm trường Lum.
Các em phụ cùng đoàn một tay chuyển quà đến tay người nhận. Là chính các em đó!
Thầy Hiệu trưởng đang nói với các em về tình thương và sự quan tâm của các tấm lòng nhân ái dành tới các em nơi đây.
Đây là điểm thứ hai, trụ sở chính của trường, các gói quà và cặp sách đã được tập kết.
Mỗi người một tay chuyển cho nhanh, muộn rồi, mặt trời đã xuống núi và kẻo các em lại phải đợi lâu.
Việc đầu tiên, chia bánh kẹo cho các em.
Rồi đưa đến tận tay các em những món quà nhỏ, thiết thực, một chiếc cặp sách, cuốn vở, đồ dùng học tập và một hộp sữa nhập ngoại.
Vây quanh là các em với tâm trạng thật hạnh phúc, bởi chắc chắn năm nay mỗi em sẽ có một chiếc cặp sách thật đẹp!
Những ánh mắt và những nụ cười nói lên tất cả.
Và có một tủ sách đơn sơ nữa, đoàn đã đặt trong phòng của thày Hiệu trưởng, để các em có thể bước vào thế giới thần tiên của truyện cổ tích.
Các em về rồi, trong lòng thấy thật vui sướng, thế là đã làm được một điều bé nhỏ cho các em.
Chuyến đi này còn một phần nữa là đến thăm và chia quà cho các em học mẫu giáo, nhưng thời gian hạn hẹp và không đủ người, vậy đoàn đã chia ra thành nhiều nhóm để có thể hoàn thành công việc và xuống núi kẻo trời tối. Xin nhường lời cho các bạn cùng đoàn trong các entry khác.
Cũng xin nhường lời cho những tấm lòng nhân ái trên khắp thế gian này trong các dịp từ thiện khác trên mọi miền của tổ quốc Việt Nam thân yêu!
LỚP HỌC TRÊN NÚI
Chuyến đi này, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về cơ sở trường lớp của một trường tiểu học và trung hoc cơ sở Tà Mung - Than Uyên - Lai Châu. Nơi đây hàng ngày dạy chữ cho trên 600 em nhỏ từ mẫu giáo tới hết cấp tiểu học.
Tà Mung là xã nghèo nhất của huyện Than Uyên, nơi có hơn 97% dân số thuộc hộ nghèo, với dân số gần như chủ yếu là người Mông. Hiện nay chính quyền nơi đây đang tiếp nhận một số đông các hộ dân di cư đến, một phần tất yếu trong việc tái định cư của công trình nhà máy thủy điện Bản Chát. Nằm gọn trên những ngọn núi, Tà Mung, cũng như bao bản làng khác của miền Tây Bắc, không có nghề phụ, nguồn sống chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên từ khi xã tiếp nhận tái định cư thì diện tích đất canh tác của người dân cũng bị thu hẹp lại nhiều, và nghèo đói, đương nhiên, lại càng nghèo đói. Điện chiếu sáng vẫn là một điều xa sỉ, không biết sau khi xong thủy điện thì còn bao lâu sau nữa các em mới được ê a đọc chữ trong ánh sáng đèn điện?
Còn nhiều điều trăn trở lắm, nhưng thôi, hãy kể về lớp học!
Là kỳ nghỉ hè nên bàn ghế được xếp vào kho, kho cũng là lớp học khi năm học bắt đầu.
Phòng học này đang được đại tu, nâng cấp.
Ô cửa sổ căn phòng này sao chẳng đóng bao giờ?
Các em cùng chung tay giữ cho mái trường vững chãi khi giông bão.
Thày Hiệu trưởng cùng các em trong ngôi trường thân yêu!
Vậy đấy, trong khuôn khổ chuyến đi ngắn ngày, còn bao điều chất chứa chẳng nói lên được. Mong lắm thay, một ngày gần nhất miền núi theo kịp miền xuôi trong sự nghiệp giáo dục để con em dân tộc thiểu số được học trong các lớp học đủ điều kiện hơn nữa? Điều này chỉ Chính phủ mới có câu trả lời chính xác!
Tà Mung là xã nghèo nhất của huyện Than Uyên, nơi có hơn 97% dân số thuộc hộ nghèo, với dân số gần như chủ yếu là người Mông. Hiện nay chính quyền nơi đây đang tiếp nhận một số đông các hộ dân di cư đến, một phần tất yếu trong việc tái định cư của công trình nhà máy thủy điện Bản Chát. Nằm gọn trên những ngọn núi, Tà Mung, cũng như bao bản làng khác của miền Tây Bắc, không có nghề phụ, nguồn sống chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên từ khi xã tiếp nhận tái định cư thì diện tích đất canh tác của người dân cũng bị thu hẹp lại nhiều, và nghèo đói, đương nhiên, lại càng nghèo đói. Điện chiếu sáng vẫn là một điều xa sỉ, không biết sau khi xong thủy điện thì còn bao lâu sau nữa các em mới được ê a đọc chữ trong ánh sáng đèn điện?
Còn nhiều điều trăn trở lắm, nhưng thôi, hãy kể về lớp học!
Là kỳ nghỉ hè nên bàn ghế được xếp vào kho, kho cũng là lớp học khi năm học bắt đầu.
Phòng học này đang được đại tu, nâng cấp.
Ô cửa sổ căn phòng này sao chẳng đóng bao giờ?
Các em cùng chung tay giữ cho mái trường vững chãi khi giông bão.
Thày Hiệu trưởng cùng các em trong ngôi trường thân yêu!
Vậy đấy, trong khuôn khổ chuyến đi ngắn ngày, còn bao điều chất chứa chẳng nói lên được. Mong lắm thay, một ngày gần nhất miền núi theo kịp miền xuôi trong sự nghiệp giáo dục để con em dân tộc thiểu số được học trong các lớp học đủ điều kiện hơn nữa? Điều này chỉ Chính phủ mới có câu trả lời chính xác!
Các em bé rẻo cao Tà Mung
Trên độ cao 999m so với mặt nước biển, khí hậu nơi đây có nền nhiệt độ thấp hơn Hà Nội, mùa hè không nóng lắm và mùa đông lạnh cắt da cắt thịt.
Các em là mục đích của chuyến đi này của chúng tôi, một tập thể những con người có tấm lòng thân ái, muốn giúp các em nhỏ đến trường có cặp mới, vở trắng và bút viết. Muốn các em có thêm chiếc áo ấm để mùa đông này bớt lạnh!
Những gương mặt thơ ngây con trẻ, để lại trong lòng tôi những rung động sâu sắc rằng, sao tôi không thể làm gì thêm cho các em được nữa??? Tôi chỉ muốn viết lại đây, để ai đó, nếu có thể hãy cố gắng như tôi xem có cách gì giúp các em một tay, bàn tan nắm lấy thương yêu - nhân ái!
Năm em nhỏ, thấy chúng tôi đến, còn ngượng ngập và xa lạ, chúng chỉ đứng ngồi nhìn. Mang kẹo đến chúng còn không dám nhận, mời mãi mới cầm.
Chú bé này, học sinh tiểu học nhưng nét mặt và ánh mắt đầy xa xăm.
Em bé lớp 6, xinh đẹp hồn nhiên như một thiên thần.
Bạn của em đây, vẫn còn ngây thơ quá, lớp 6 lên lớp 7 niên học 2011-2012
Mấy chú bé, chủ nhân tương lai của gia đình, của rừng núi, ánh mắt các em sáng trong ngây thơ đến thế, trong vắt như suối nguồn!
Mới 10 tuổi thôi, mà đã cầm trong tay "hai đầu cơ nghiệp" rồi đó, bàn tay bé nhỏ, thân xác bé nhỏ mà chăm sóc hai chú Trâu béo tròn!
Hai anh em, đẹp như một bức tranh nơi thiên đường!
Cô em 16 tháng tuổi.
Đến khi 18 em đà 4 con!
Những tiếng cười ngây thơ, trong trẻo vang giữa núi rừng!
Các em là mục đích của chuyến đi này của chúng tôi, một tập thể những con người có tấm lòng thân ái, muốn giúp các em nhỏ đến trường có cặp mới, vở trắng và bút viết. Muốn các em có thêm chiếc áo ấm để mùa đông này bớt lạnh!
Những gương mặt thơ ngây con trẻ, để lại trong lòng tôi những rung động sâu sắc rằng, sao tôi không thể làm gì thêm cho các em được nữa??? Tôi chỉ muốn viết lại đây, để ai đó, nếu có thể hãy cố gắng như tôi xem có cách gì giúp các em một tay, bàn tan nắm lấy thương yêu - nhân ái!
Năm em nhỏ, thấy chúng tôi đến, còn ngượng ngập và xa lạ, chúng chỉ đứng ngồi nhìn. Mang kẹo đến chúng còn không dám nhận, mời mãi mới cầm.
Chú bé này, học sinh tiểu học nhưng nét mặt và ánh mắt đầy xa xăm.
Em bé lớp 6, xinh đẹp hồn nhiên như một thiên thần.
Bạn của em đây, vẫn còn ngây thơ quá, lớp 6 lên lớp 7 niên học 2011-2012
Mấy chú bé, chủ nhân tương lai của gia đình, của rừng núi, ánh mắt các em sáng trong ngây thơ đến thế, trong vắt như suối nguồn!
Mới 10 tuổi thôi, mà đã cầm trong tay "hai đầu cơ nghiệp" rồi đó, bàn tay bé nhỏ, thân xác bé nhỏ mà chăm sóc hai chú Trâu béo tròn!
Hai anh em, đẹp như một bức tranh nơi thiên đường!
Cô em 16 tháng tuổi.
Đến khi 18 em đà 4 con!
Những tiếng cười ngây thơ, trong trẻo vang giữa núi rừng!
BIỂU TÌNH LÀ NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI YÊU NƯỚC
Trên đường đi của chuyến đi "Giúp các em bé dân tộc miền núi Tà Mung - Lai Châu một mùa đông bớt lạnh". Cứ mỗi lần thấy Khựa là lại dừng xe, cả đoàn xe dừng lại để phản đối bọn nó, nào là đả đảo khựa, nào là tảy chay China....
Vào mua xăng ở một cây xăng thuộc địa phận Nghĩa Lộ, nhìn thấy hai thằng Khựa đi con xe Tàu cũng vào mua xăng. Tôi hỏi em nhân viên bán xăng là có bán cho nó không, em í bảo kinh doanh thì biết làm sao?? Phải bán để còn kiếm gạo chớ!
Thế là có phản đối luôn! Phản đối nhà cầm quyền Bắc kinh sát hại ngư dân Việt Nam làm ăn trên vùng biển Việt Nam. Chắc nó hiểu, nó sẽ về kể lại cho lãnh đạo nước nó!
Một đập thủy điện nhỏ đang xây dựng, có cái cẩu tháp là của Khựa.
Thế là lại phản đối, không dùng hàng China! Phản đối, phản đối! Tẩy chay hàng Tàu!
Vào mua xăng ở một cây xăng thuộc địa phận Nghĩa Lộ, nhìn thấy hai thằng Khựa đi con xe Tàu cũng vào mua xăng. Tôi hỏi em nhân viên bán xăng là có bán cho nó không, em í bảo kinh doanh thì biết làm sao?? Phải bán để còn kiếm gạo chớ!
Thế là có phản đối luôn! Phản đối nhà cầm quyền Bắc kinh sát hại ngư dân Việt Nam làm ăn trên vùng biển Việt Nam. Chắc nó hiểu, nó sẽ về kể lại cho lãnh đạo nước nó!
Một đập thủy điện nhỏ đang xây dựng, có cái cẩu tháp là của Khựa.
Thế là lại phản đối, không dùng hàng China! Phản đối, phản đối! Tẩy chay hàng Tàu!
TỔ QUỐC ƠI, ĐẸP VÔ NGẦN
Chủ nhật này, 07/08/2011 không đi gặp gỡ bạn bè bên bờ hồ Hoàn Kiếm được rồi, tôi có chuyến hàng tình nghĩa lên Tây Bắc, Tà Mung - Lai Châu.
Xuất phát từ đại lộ Thăng Long lúc 04h, lên tới Tà Mung 14h, dọc đường đi suốt hành trình gần 400km, thiên nhiên hùng vĩ, non sông gấm vóc là vậy. Thảo nào thằng bành trướng Khựa muôn đời lăm le xâm lấn là phải.
Với trình độ nghiệp dư, xin kể lại đôi dòng về thiên nhiên kỳ thú, về núi non hùng vĩ, về cảnh đẹp mê đắm lòng người, về những thửa ruộng bậc thang quanh năm mang lại hạt thóc - nguồn sống ngàn đời cho người dân Việt.
Núi non, mây trời và cánh đồng lúa xanh ngát như hòa quyện vào nhau. Như mối tình khăng khít của đất nước, người dân Việt!
Mới qua Nghĩa Lộ thôi, mà những thác nước đã bắt đầu ghi những kỳ tích lãng mạn đến nao lòng.
Bắt đầu lên đèo Khau Phạ, đã là những thủa ruộng bậc thang, từ trên cao nhìn xuống, chỉ biết thầm thán phục sức người thật phi thường, đã thu phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Và con người đã vẽ nên bức tranh của sự sống trên mình đất Mẹ.
Đã đến Tà Mung, bắt tay vào công việc của chuyến đi, đây là điểm đầu tiên, bản Lum, nhìn lên đỉnh núi, mây bao phủ lấy núi và quện trong một thác nước, như là mây bay ra rừ thác vậy!
Đường lên đỉnh cao Tà Mung, độ cao so với mực nước biển nơi tôi đứng là 999m, cảm giác như với được đỉnh núi rồi.
Trời trong mây, mây trong núi, con người giữa thiên nhiên. Chợt tôi có một ước ao, ước gì mình được làm chủ mọt ngọn núi, chỉ một thôi, nếu được tôi xin lôi tim óc của tôi để phụng sự cho đất nước không hề nuối tiếc hay tham thố gì thêm. Lại nghĩ, con người sao khi nắm quyền lực trong tay họ lại không nhớ nhiều về đất nước nhỉ? Sao họ lại toàn nghĩ về tiền bạc - quyền hạn?? Hay thật, ai chẳng chết, mà chết có mang đi được gì đâu! Vậy nên hãy làm gì cho đất nước để không hổ danh muôn đời!
Hang động này không biết có bao nhiêu điều kỳ diệu của thiên nhiên đã đi vào trong nó?
Cây cầu nối ruộng lúa với nương ngô đấy, nhưng là "nương ngô" trên núi!
Dòng suối đỏ nặng phù sa, dòng suối cho ánh sáng. Con đường cho đi lên văn minh, con đường cho những tấm lòng!
Một bức tranh mang một sức sống ngàn đời.
Một thác nước trong rất nhiều thác nước nơi đây, mát lành và trong trẻo.
Một dải lụa mong manh. Dải lụa của sinh sôi nảy nở.
Một dòng nước nhỏ nhưng sức mạnh lớn lao, ngững giọt nước ly ty tung trắng xóa nhưng có một nội lực vô biên.
Những thửa ruộng bậc thang, những mái nhà sàn rải rác khắp núi rừng, đâu cũng thấy sự sống sinh sôi.
Đồi chè như những mâm xôi.
Chuyến đi hai ngày, nhưng câu chuyện kể của tôi, tôi mong rằng sẽ được nhớ thật lâu, rằng tổ quốc bao la, hùng vĩ lắm, hỡi những con dân Bách Việt, hãy chung tay gìn giữ non sông gấm vóc của tổ tông để lại đến muôn đời.
Cuối cùng là một bức ảnh chụp ruộng bậc thang, nằm trên lưng chừng đèo Khau Phạ, nếu chưa đến đây, sẽ hỏi có là thật hay tranh vẽ. Xin thưa với các bạn, đó là đất nước Việt Nam, là sức lao động của người Việt Nam vẽ lên trên mảnh đất cha ông ta đó!
Xuất phát từ đại lộ Thăng Long lúc 04h, lên tới Tà Mung 14h, dọc đường đi suốt hành trình gần 400km, thiên nhiên hùng vĩ, non sông gấm vóc là vậy. Thảo nào thằng bành trướng Khựa muôn đời lăm le xâm lấn là phải.
Với trình độ nghiệp dư, xin kể lại đôi dòng về thiên nhiên kỳ thú, về núi non hùng vĩ, về cảnh đẹp mê đắm lòng người, về những thửa ruộng bậc thang quanh năm mang lại hạt thóc - nguồn sống ngàn đời cho người dân Việt.
Núi non, mây trời và cánh đồng lúa xanh ngát như hòa quyện vào nhau. Như mối tình khăng khít của đất nước, người dân Việt!
Mới qua Nghĩa Lộ thôi, mà những thác nước đã bắt đầu ghi những kỳ tích lãng mạn đến nao lòng.
Bắt đầu lên đèo Khau Phạ, đã là những thủa ruộng bậc thang, từ trên cao nhìn xuống, chỉ biết thầm thán phục sức người thật phi thường, đã thu phục thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người. Và con người đã vẽ nên bức tranh của sự sống trên mình đất Mẹ.
Đã đến Tà Mung, bắt tay vào công việc của chuyến đi, đây là điểm đầu tiên, bản Lum, nhìn lên đỉnh núi, mây bao phủ lấy núi và quện trong một thác nước, như là mây bay ra rừ thác vậy!
Đường lên đỉnh cao Tà Mung, độ cao so với mực nước biển nơi tôi đứng là 999m, cảm giác như với được đỉnh núi rồi.
Trời trong mây, mây trong núi, con người giữa thiên nhiên. Chợt tôi có một ước ao, ước gì mình được làm chủ mọt ngọn núi, chỉ một thôi, nếu được tôi xin lôi tim óc của tôi để phụng sự cho đất nước không hề nuối tiếc hay tham thố gì thêm. Lại nghĩ, con người sao khi nắm quyền lực trong tay họ lại không nhớ nhiều về đất nước nhỉ? Sao họ lại toàn nghĩ về tiền bạc - quyền hạn?? Hay thật, ai chẳng chết, mà chết có mang đi được gì đâu! Vậy nên hãy làm gì cho đất nước để không hổ danh muôn đời!
Hang động này không biết có bao nhiêu điều kỳ diệu của thiên nhiên đã đi vào trong nó?
Cây cầu nối ruộng lúa với nương ngô đấy, nhưng là "nương ngô" trên núi!
Dòng suối đỏ nặng phù sa, dòng suối cho ánh sáng. Con đường cho đi lên văn minh, con đường cho những tấm lòng!
Một bức tranh mang một sức sống ngàn đời.
Một thác nước trong rất nhiều thác nước nơi đây, mát lành và trong trẻo.
Một dải lụa mong manh. Dải lụa của sinh sôi nảy nở.
Một dòng nước nhỏ nhưng sức mạnh lớn lao, ngững giọt nước ly ty tung trắng xóa nhưng có một nội lực vô biên.
Những thửa ruộng bậc thang, những mái nhà sàn rải rác khắp núi rừng, đâu cũng thấy sự sống sinh sôi.
Đồi chè như những mâm xôi.
Chuyến đi hai ngày, nhưng câu chuyện kể của tôi, tôi mong rằng sẽ được nhớ thật lâu, rằng tổ quốc bao la, hùng vĩ lắm, hỡi những con dân Bách Việt, hãy chung tay gìn giữ non sông gấm vóc của tổ tông để lại đến muôn đời.
Cuối cùng là một bức ảnh chụp ruộng bậc thang, nằm trên lưng chừng đèo Khau Phạ, nếu chưa đến đây, sẽ hỏi có là thật hay tranh vẽ. Xin thưa với các bạn, đó là đất nước Việt Nam, là sức lao động của người Việt Nam vẽ lên trên mảnh đất cha ông ta đó!