Tránh bão ở Hoàng Sa, 2 tàu cá bị tàu chiến lạ tấn công
Thứ Hai, 26/09/2011 10:57
(NLĐO)- Ngày 26-9, Trạm Biên phòng cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), cho biết lúc 13 giờ ngày 24-9, Trạm ICom thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công.
Hai tàu cá đó là QNg 95337TS do ông Trương Văn Đức làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu và QNg 95850 TS do ông Trương Tài làm chủ.
Được biết, hai tàu cá trên chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu (khu vực quần đảo Hoàng Sa Việt Nam) đã bị một tàu chiến nước ngoài xua đuổi, buộc 2 thuyền trưởng phải cho tàu chạy ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu.
Khi chạy được 30 hải lý thì tàu chiến này tiếp tục đuổi theo, đâm vào thân tàu cá, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm…
Hiện nay, 2 tàu cá trên đang chạy vào đất liền tránh bão số 4.
=============
Hồi 18h15' tôi vào đọc lại trên NLĐO thì tin đã bị rút xuống.
Sao lại có sự hèn vậy? Ai hèn? Mà sao lại là lạ?
Hai
Đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp cho ngư dân trú bão
26/09/2011 22:34:06
(Bee.net) Chiều 26/9, ông Lê Viết Chữ, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đã có công văn đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam can thiệp với các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc để ngư dân Quảng Ngãi còn ở trong vùng nguy hiểm có thể tìm nơi tránh bão gần nhất, đảm bảo tính mạng và tài sản cho ngư dân.
Theo ông Chữ, tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa tính đến chiều ngày 26/9, còn 23 tàu thuyền với 335 lao động đang neo tránh trú bão tại các hòn đảo ở Hoàng Sa. UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục chỉ đạo cho các lực lượng chức năng tiếp tục chủ động ứng phó với bão, kêu gọi tàu thuyền tìm nơi trú ẩn ao toàn, yêu cầu các địa phương ven biển quản lý chặt tàu thuyền, triển khai các phương án ứng phó với triều cường, sạt lở ven biển, UBND các huyện miền núi thường xuyên trực ban, sẵn sàng các phương án tại chỗ để xử lý các tình huống khẩn cấp trong điều kiện sạt lở núi….
============
Sao lại phải can thiệp khi Hoàng Sa là của Việt Nam và việc cứu nạn cứu hộ là luật biển? Sao vẫn nhận Trung Quốc là 16 chữ vàng và 4 tốt?Hoàng Sa là của Việt Nam! Hãy xuống đường hô vang Hoàng Sa là của Việt Nam và cho ngư dân đánh trả tầu lạ ngay!
===============
Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen - Huy Đức (07/2009)
Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An Ninh Quốc Phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.
Tuy nhiên, “Tàu” thì lạ nhưng sự hèn hạ thì rất quen. Ngay cả khi “xác định chủ quyền” trước các cơ quan quốc tế, theo ông Scott Marciel, đại sứ Hoa Kỳ ở ASEAN: “Cách làm của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu”. Lẽ ra, từ vụ “Tàu lạ” lần trước, đã nên tổ chức họp báo quốc tế ngay. Việt Nam cũng không nên mặc cảm khi phải nói với thế giới rằng, ngay trong lãnh hải của mình, ngư dân đang phải kinh hoàng vì những vụ đâm tàu như hải tặc. Người ta cũng hiểu Việt Nam đang sống với một láng giềng thế nào. Và, nên tính ngay những giải pháp quốc tế cho vấn đề chống những hành vi giết người như thế.
ASEAN là một định chế, nhưng, như ông Scott Marciel nhận xét: “Vì ASEAN làm việc với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, (nên) đã không có được một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải”. Nhưng, cũng ở trong ASEAN, có những nước có thể “đồng thuận” với nhau trong một số vấn đề Biển Đông, nhất là việc chống lại hải tặc thời “văn minh Tàu lạ”. Cảnh sát biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia, nhân lúc này có thể nâng tầm hợp tác, thiết lập một lực lượng tuần tra chung để bảo vệ ngư dân. Nhưng, cho dù là “nước xa”, tình thế chắc hẳn sẽ khác hơn nếu “tàu cứu hộ của Mỹ” có thể xuất hiện trên vùng biển có nhiều “Tàu lạ”.
Việc “Trung Quốc bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và sự hăm dọa công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí” đã khiến cho, hôm 15-7-2009, Tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương, Thượng viện Mỹ, đã có một buổi điều trần. Nghị sĩ James Webb nói với hai viên chức cao cấp của bộ quốc phòng và bộ ngoại giao: “Phản ứng của Hoa Kỳ chưa tương xứng trước chiến luợc bành trướng lãnh hải của người Trung Quốc”.
Ông Webb có vợ là một luật sư người Việt và từng có trợ lý thân tín nhất là một người đàn ông sinh ra ở Tuy Hòa. Tuy nhiên, ông Webb tổ chức cuộc điều trần ấy không phải vì số phận của các ngư phủ thỉnh thoảng lại bị “tàu lạ” đâm mà chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc về quyền lợi Mỹ. Thượng nghị sỹ James Webb nói: “Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực”. Theo ông: “Chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra”.
Việt Nam rất nhỏ so với Mỹ trong các mối quan hệ song phương, nhưng người Mỹ cũng cần hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề thuộc về quyền lợi trên Biển Đông của họ. Có láng giềng tốt thì rất tốt nhưng Việt Nam sẽ không phải là “nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc” trong vấn đề biển Đông, như nhận xét của ông Scott Marciel, nếu Việt Nam có những người thực sự là bạn bè hơn nữa.
Nhân chuyện mở rộng quan hệ để giải quyết vấn đề “Tàu lạ”, không thể không liên hệ đến chuyện Hồ Tỏa Cẩm. Một viên tham tán thương mại như Cẩm không thể “uốn lưỡi cú diều” trước đại diện Bộ Thông tin và báo chí như vừa qua nếu Cẩm không “đi guốc”: 700 tờ báo nhiều khi đang nói rất hăng vẫn có thể tự nhiên im bặt chỉ vì nhận được đôi ba dòng tin nhắn. Đành rằng báo chí vẫn là “công cụ”, nhưng cũng nên “phân cấp”, những “tin nhắn” như vậy chỉ nên tới Nhân Dân, SGGP, Hà Nội Mới… thôi, còn những tờ “đoàn thể” thì nên cho tranh thủ nói được chút ít tiếng nói của nhân dân: “Tàu lạ” thì kêu; “Tàu xấu” thì phê phán…
Chỉ có sự đa dạng trong xã hội, sự đa phương trong mối quan hệ với các quốc gia mới tạo ra, không chỉ sự ổn định ở bên trong, bền vững ở bên ngoài, lãnh thổ giữ được, mà tính mạng của người dân cũng mới bớt đi những nỗi kinh hoàng trước những con “Tàu lạ”.
Thật là buồn phải không em , không hiểu sự nhẫn nhục chịu lún này còn diễn ra đến bao giờ .
Trả lờiXóaThiết nghĩ khi gặp nạn thì nhờ bạn nhiều chữ tốt cho trú bão , có gì đâu mà hèn hả bác ? Ta cũng đã cứu nhiều ngư dân nước ngoài bị nạn đó thôi. Còn việc họ không cho mà đuổi hay bắn thi ... thôi, chạy về nha cho ... lành!
Trả lờiXóamột ông đảng bự ( mần tới phó CT tỉnh ) mà còn cho rằng bộ NG phải xin TQ cho ngư dân tránh bão,... thì quả vùng biển đó là của họ rồi.
Theo tôi , nhờ vả bạn bè không có gì là hèn. Chỉ hèn khi đất đai của Tổ quốc mà phải xin ,...