Trên trang TTXVH Ba Sàm có đăng bài: "KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG THÊM MỘT SỰ KHIÊU KHÍCH NÀO NỮA! CẦN TẠO RA SỰ CỌ XÁT KHIẾN CHO HỢP TÁC VIỆT – ẤN BỊ PHÁ SẢN" - Global Times. Do Quốc Trung dịch từ Hoàn Cầu Thời báo, Ban Hoa ngữ.
Xin đăng lại để thấy trình võ mồm và âm mưu của Khựa đối với Hiệp định hợp tác khai thác dầu khí ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) giữa Việt Nam và Ấn Độ vào thời điểm sau khi có chuyến thăm của TBT ĐCS Việt Nam đến Trung Quốc.
KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG THÊM MỘT SỰ KHIÊU KHÍCH NÀO NỮA! CẦN TẠO RA SỰ CỌ XÁT KHIẾN CHO HỢP TÁC VIỆT – ẤN BỊ PHÁ SẢN
15-10-2011
Hàng không mẫu hạm CG do một cư dân mạng vẽ đã thể hiện mối quan tâm đối với quyền lợi ở Nam Hải của Trung Quốc. |
Dùng phương thức quấy rối để buộc sự hợp tác Án Độ – Việt Nam phá sản
Vào ngày 12 [tháng 10] Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định Hợp tác Khai thác Dầu khí ở Nam Hải, vùng biển tranh chấp, cả hai nước đều biết rằng họ đang gây khó cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không tạo ra một vài rắc rối cho bản hiệp định này của họ, thì điều này được xem như sự thành công trong việc khiêu khích Trung Quốc, mưu đồ bắt tay nhau để ứng đối với Trung Quốc của một vài quốc gia sẽ được đẩy cao hơn.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản và Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Trung Quốc và Ấn Độ gần như cùng lúc, ở Bắc Kinh thì vun đắp lại mối quan hệ với Trung Quốc, còn ở New Dehli thì lại ký bản hiệp định rõ ràng là chống lại Trung Quốc, hiện vẫn chưa thể xác định được xem, rốt cuộc thì đây là cách làm của “hai phe phái” của Việt Nam, hay là có sự bất đồng ý kiến về vấn đề cụ thể Nam Hải trong lãnh đạo cấp cao Việt Nam hay không.
Khi Ấn Độ và Việt Nam ký Hiệp định, điều cần xem xét có thể không chỉ là một chút lợi ích nhỏ nhoi trên mấy thùng dầu, mà là sự cân nhắc lớn hơn, mang tầm chiến lược khu vực. Ấn Độ rất khoái chí khi khuấy lên được vấn đề Nam Hải, làm gia tăng thêm sức ép của họ đối với Trung Quốc ở những vấn đề khác. Ấn Độ dường như cho rằng, tiến vào đắc tội với Nam Hải chỉ có mình Trung Quốc, mối lợi thu được có thể làm tiêu hủy một chút tổn hại đến mối quan hệ Trung – Ấn.
Động cơ chính trị của sự hợp tác Ấn – Việt rất mạnh, sự chống trả bằng miệng của Trung Quốc sẽ không có tác dụng. Trung Quốc phải áp dụng hành động thực tế, để sự hợp tác Ấn – Việt này bị phá sản, hoặc phải gây ra thật nhiều sự rắc rối cho hai nước.
Trung Quốc cần tuyên bố Hiệp định Ấn – Việt là phi pháp, khi Ấn – Việt bắt đầu công việc thăm dò trên biển, Trung Quốc cần cử lực lượng tác chiến trên bộ để tiến hành quấy rối công việc thăm dò này trước, tạo sức ép nhẹ nhưng cũng đủ để gây nên sự tranh chấp và va chạm nhau về thành quả thăm dò giữa hai nước, Nói một cách khác, phải để cho sự hợp tác Ấn – Việt gặp rủi ro cao tới mức sự hợp tác này không còn chút giá trị kinh tế nào.
Đẩy tranh chấp ở Nam Hải leo thang thành xung đột nghiêm trọng là sự mạo hiểm chung của các nước. Dĩ nhiên Trung Quốc không muốn như vậy, nhưng ngăn cản sự hợp tác khai thác dầu Ấn – Việt bằng cách quấy rối là phơi bày sự mạo hiểm này ra để cho các nước cùng gánh chịu. Không phơi bày nó ra thì chẳng khác nào Trung Quốc dùng sức của một nước để triệt tiêu sự mạo hiểm chung vốn thuộc về tất cả.
Do một vài nước thiên về mạo hiểm và cho rằng Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước những mạo hiểm của họ nhằm tránh xung đột, nên hiện nay những hành vi khiêu khích nhằm vào Trung Quốc ở khu vực Nam Hải có chiều hướng ngày càng thêm hung hăng. Hiệu quả của sự phản đối bằng con đường ngoại giao của Trung Quốc đang suy giảm, chỉ có bằng biện pháp kiên nhẫn một vài lần rồi Trung Quốc đánh trả cho thật kiên quyết thì mới có thể làm nguội dần sự xung đột mạo hiểm ở khu vực này.
Ngăn cản sự hợp tác khai thác dầu Ấn – Việt ở vùng biển đang tranh chấp là một điểm hết sức xác đáng, thể hiện được tính kiên quyết của Trung Quốc. Do Ấn Độ không phải là quốc gia Nam Hải, nên sự lôi cuốn nước này vào cũng không thể làm tăng lên được tính chính đáng về sự tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tuy tham vọng chính trị của Ấn Độ đối với Nam Hải là lớn, nhưng sự chi viện mà tiềm lực quốc gia không thể đáp ứng hùng hậu, hơn nữa điều này không phải là ưu tiên hàng đầu để Ấn Độ xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Ngay cả khi xét đến lợi ích của Ấn Độ, thì điều này cũng phảng phất mùi vị xía vô chuyện của người khác. Cộng đồng Ấn Độ không chuẩn bị tư duy cho sự xung đột mạnh với Trung Quốc ở Nam Hải.
Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc là sự pha trộn giữa lợi ích với sự cân nhắc, tính toán hết sức phức tạp, về vấn đề có thể rút lại những hành vi nóng vội ở Nam Hải được hay không, Hà Nội thường tránh né. Bề ngoài Việt Nam tỏ ra rất cứng rắn, không chịu nhượng bộ bất cứ điều gì, nhưng cũng giống như Trung Quốc, mục tiêu quốc gia của Việt Nam hiện nay có nhiều cấp độ, mà vấn đề lãnh thổ chỉ là một trong những cấp độ đó.
Điều cần nhấn mạnh là, cộng đồng Trung Quốc khó có thể chịu đựng nổi sự khiêu khích trên biển nhiều lần của một vài quốc gia. Nước Trung Quốc trỗi dậy cần mang trong lòng sự chịu đựng nỗi nhục tạm thời, song cõi lòng có như thế nào rồi cũng có ngày được bù đắp. Dùng thủ pháp cứng rắn để chấm dứt sự khiêu khích của một vài nước là mạo hiểm đối với Trung Quốc, nhưng để cho công chúng Trung Quốc phải chịu đựng sự oán giận mà chỉ có những nhà đại chiến lược gia mới có thể chịu đựng nổi, thì với một đất nước được hợp thành từ 1,3 tỉ Khổng Minh như Trung Quốc, sự mạo hiểm này mới là điều không thể dự báo nổi.
Những việc khiến cho Việt Nam và Ấn Độ phải lo lắng không đáng để Trung Quốc phải bận tâm. Khả năng thực sự chịu được sự cọ xát quốc tế của Trung Quốc rất có thể là mạnh nhất thế giới.
đến bao giờ?
Trả lờiXóaDạo ni bận bịu quá, ghé nhà cậu lác đác cậu đừng giận nhé. Chúc cậu luôn vui vẻ yêu đời. Và chụp thật nhiều ảnh cho bọn mình thưởng thức với nhé.
Trả lờiXóa@ NguyệtKim
Trả lờiXóaOk! Cám ơn nhiều!