Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

HAI BÀI THƠ MÙ CANG CHẢI


Bài thơ thứ nhất.
Giọt sương mềm lá cỏ
Ngọn gió lướt vô tình
Vượt đường xa xuống núi
Bé theo cha đến trường.
Lốc cốc ngựa khua vó
Tàn phiên chợ tinh mơ
Lép kẹp tờ bạc giấy
Mẹ gửi cô năm ngàn (đồng).
Này đồng muối đồng mắm
Cô nuôi bé suốt tuần
Bạn xẻ cơm, chan nước
Bé nguôi cơn nhớ nhà.
(Bachtamxuan - Mù Cang Chải, ngày 12.10.2011)

Bài thơ thứ hai.


Ở đây đất chạm tới trời
Mù Căng Chải ngủ ngàn đời trong sương

Heo may thổi lệch con đuờng
Váy H'mông thả nõn nường vào thơ

Chợ phiên thổ cẩm rượu ngô
Bán buôn cả cái hững hờ tựa mây

Mật ong ai rót mà say
Hỏi em mua vạt nắng này bao nhiêu

Tiếng chân ngựa gõ vào chiều
Thơm nồng thắng cố đổ siêu tiếng khèn

Ô xoè bỗng rực rỡ em
Để trăm ngọn núi chợt mềm như lau.



(N.Đ.H - Cỏ May chép -  ngày 14.10.2011)

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Tây Bắc điệp trùng (1)

Mời các bạn ngắm phong cảnh núi rừng Tây Bắc, đường lên trường tiểu học Lao Chải - Mù cang Chải.

Núi chưa muốn dạy, vẫn quấn trên mình tấm chăn nhẹ mây trắng.

Dạy đi núi ơi, nắng hồng đã chiếu lên núi rồi.

Mặt trời đã quạt nắng hồng ra cánh núi.

Cánh đồng lúa cố chạy tới chân núi thức giấc núi đó.

Bản làng giữa núi, núi cúi xuống làng.

Đứng cao cùng đỉnh núi đây. Máy ảnh đang trên độ cao 1250m so với mực nước biển.

Mây núi hòa quyện, một bức tranh thiên nhiên diệu kỳ mà họa sĩ là Thần Apollo.

Bắc thang lên tới Trời. "Là cái thang dùng để quạt lúa đó nha!"

Giúp bà con đập lúa. "Đập thật đó nha!"

CHÚC MỪNG BÁC TRẦN NHƯƠNG

Nhân dịp Trannhuong.com Vào hồi 8 giờ 45 phút ngày 13-10-2011 đồng hồ tự động đã báo chẵn số 7.000.000 lượt người truy cập. Xin có lời chúc mừng tới bác Trần Nhương lời chúc mừng chân thành nhất. Mong Bác luôn mạnh khỏe để mang đến cho đọc giả trên không gian mạng những thông tin bổ ích và lý thú nhất!




Hôm nay tôi qua 12 Lê Hồng Phong mua cuốn "Nhân tình của mẹ"




"Không biết từ lúc nào bàn tay mẹ tôi đã ngoan ngoãn trong bàn tay bác Quân. Mẹ tôi nhìn bác và nước mắt lăn trên gò má đang hồng rực lên . . .
Tôi nhẹ nhàng ra ngoài ban công. Trước mắt tôi, cây long não cổ thụ tán xòe ra cả một vùng râm mát. Những tán lá xanh mướt, trong veo, lấp lánh đùa vui trong nắng sớm . . ."
"Nhân tình của mẹ"

CÂU CHUYỆN TÂY BẮC

Tôi muốn kể với các bạn, anh chị một câu chuyện về cảnh lao động rất thủ công và nên thơ của người dân tộc Mông vùng cao Tây bắc. Một việc đơn giản, đó là quạt lúa. Những hạt lúa vàng được đổ ra để gió trời thổi hạt lép bay đi, hạt mẩy nằm lại.
Tôi xin kể bằng hình ảnh sau đây.

Trút từ bao vào gùi.

Đợi cơn gió.

Nhấc gùi lúa lên cao hơn đầu người.

Vẫn chưa có gió.

Bắt đầu.

Như dòng suối.

Chảy tuôn.

Vàng óng, uốn lượn.

Cô gái Mông nét mặt tươi tắn.

Hồng rực trong ánh nắng chói.


Suối thóc vàng cứ tuôn.

Được mùa no ấm.


Những hạt thóc cuối cùng của gùi này.

Ngượng ngùng trước khi lại tiếp tục công việc.

Lúc đầu bài thơ không có tựa đề.

Chú Bộ đội cụ Hồ - Lê bá Dương
Ngay cái tựa Lời gọi bên sông cũng là một giai thoại. Lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề” như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đem bài thơ đi in, thấy thiếu cái tựa liền gọi điện hỏi tôi. Tôi giải thích đó chỉ là lời người bên sông... Không ngờ người biên tập cho in luôn tựa bài thơ là Lời gọi bên sông.


Sau chiến tranh, kể từ năm 1976, năm nào anh cũng có đôi ba lần về lại chiến trường xưa thắp hương, thả hoa cho đồng bào, đồng đội. 


Bài thơ được “viết” vào chiều ngày 27.7.1987. Chữ “viết” tôi để trong ngoặc kép vì cái cách làm thơ câu chữ chợt đến trong đầu, nhớ nhập tâm rồi sau này tiện lúc nào thì viết thành chữ vào nhật ký, sổ tay và bài thơ Lời gọi bên sông cũng có cùng cách viết như vậy. Hôm đó thả hoa cho đồng đội xong, tôi một mình ngồi lặng lẽ bên bờ sông Thạch Hãn, chợt thấy những chiếc thuyền đang ngược dòng lên chợ Quảng Trị. Nhìn những mái chèo đang hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lòng nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn còn gửi thân xác vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy, từng lời như từ lồng ngực tôi bật ra thành câu, thành chữ:


Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.


Có một nhà báo là chỗ anh em thân tình, anh đã nhiều lần giới thiệu bài thơ Tiếng gọi bên sông trong các bài viết của anh, nhưng qua đó anh cũng tạo ra một dị bản:


Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


 Lê Bá Dương

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

MỘT TUYỆT PHẨM CỦA TÂY BẮC

Không biết bình luận sao nữa. Một cô gái Mông đang quạt thóc bằng sức gió giữa trưa nắng (11h30' ngày 12/10/2100). Cây cầy tự bắc để chỉ có thể chịu được sức nặng của cô và ít hơn. Tôi thử trèo lên để quạt thì sập cầu!











PHẠM NGỌC TIẾN 1

Lão Tiến trọc trên hành trình ngót nghét 1k km đường đèo, suối, vực sâu, sạt lở để đi đến với các em nhỏ vùng cao với mục đích "Bữa cơm có thịt" cho các em. Lão đã là một cây "Động viên" tinh thần cho lái xe và 5 người nữa cùng chuyến đi.
Không có "Lão" thì chuyến đi thật thêm nhiều vất vả!
Đầu tiên, xin kể câu chuyện số 1 mà "Lão" tự sự:

Một tối, "Lão" chuẩn bị đi tắm sau khi đã rượu thỏa thê ngoài quán về thì có hai vợ chồng người bạn của vợ chồng "Lão" đến chơi. Vợ "Lão" đi trực ở bệnh viện, "Lão" được hân hạnh tiếp đón!
Chè chén một chầu, "Lão" pha trà khá tốt! Người chồng kia chợt hỏi: Anh Tiến dạo này làm cả chân đầu bếp à!! "Lão" vô tư trả lời rằng cũng tàm tạm.
Một lát sau khi hỏi thăm  - truyện trò, vợ chồng người bạn kia ra về, "Lão" bắt đầu thực hiện nhiệm vụ cá nhân của "Lão" là đi tắm. Chợt "Lão" sờ lên đầu và giật xuống chiếc quần lót!!!
May mà không phải màu đỏ và đuôi nheo. "Lão" an ủi thế!

Một chút một mình hiếm hoi.

MÙA VÀNG 2

Về phía Bắc của lòng chảo Mương Lò thơ mộng, có một dòng suối lớn. Mùa nước lớn lòng suối rộng tới cả trăm mét. Đó là suối Thia. Tiếng địa phương,Thia nghĩa là nước mắt. Dân địa phương kể rằng, từ ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cô gái yêu một chàng trai miền xuôi, khi chàng trai về xuôi không trở lại, cô gái ngồi khóc một mình, khóc mãi, khóc mãi, nước mắt chảy thành dòng suối còn đến nay. Không biết có phải ngẫu nhiên không, cách cầu Thia chừng 50 m về phía Nam, trên đường từ Nghĩa Lộ ra suối Thia còn có ngòi Bùa!

Nghĩa Lộ - Mường Lò, một thung lũng của tình yêu và sự trù phú. Thị xã bao trùm toàn bộ cánh đồng lớn thứ hai của miền núi Tây Bắc Việt Nam. Cũng là một địa danh mà đoàn khảo sát từ thiện chúng tôi đi qua.

Mùa lúa chín đang tới, xe chúng tôi đi qua mênh mông hai bên đường là lúa chín vàng tới chân núi xa xa, lại nhớ câu hát đi vào lòng người thời thơ ấu "Em đi giữa biển vàng, nghe mênh mang trên đồng lúa hát..."!

Một số hình ảnh chụp vội qua chuyến đi:






Ruộng lúa trĩu hạt!


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

BỮA CƠM LAO CHẢI

Hôm nay, 11/10/2011 chung tôi bảy người đã lên thăm các em bé dân tộc Mông tại trường tiểu học Lao Chải - Mù Cang Chải - Yên Bái. Cách đường QL 32 khoảng 5km leo dốc đường ôtô có thể lên được. Từ cốt cao độ 800 lên đến cao độ 1250 m trên mặt nước biển.

Trường tiểu học Lao Chải có 390 học sinh, hoàn toàn là con em dân tộc Mông. Các em theo học tại bảy điểm trường của trường. Tại điểm trường chính này, có 50 em ở lại bán trú tại trường.

Chúng tôi khởi hành từ HN lúc 4h sáng, lên tới nơi là 12h30, các em đã một số ăn xong bữa trưa, một số các em đang ăn và vẫn còn có em đang tự nấu cơm.

Đây là một số hình ảnh tôi ghi lại:
Cơm trắng và canh mỳ ăn liền.

Nhóm ăn trước, các em nấu nhanh để đến lượt các bạn khác có bếp.

Căn bếp đây, chỉ có 3 cái  kiềng, các ông "Đầu rau" là sỏi dưới suối mang về.

Bác Thái "Áo đen" đã không kìm được nước mắt đầu tiên!


Trong cái túi Ni_lon nhỏ là thức ăn mặn của các em, là măng ngâm muối ớt!


Những ánh mắt thơ ngây không đượm chút trắc ẩn nào!

Cậu bé ngồi giữa, thấy chụp hình rất thích và tuy ăn xong rồi cũng chạy tới để chụp!

Ăn trong buồng nội trú!

Mỗi đứa một cái nồi, để gọn vào một góc trong phòng ngủ luôn.

Thương yêu quá.

Có một gói nhỏ trong Ni_lon đó là muối lạc, thức ăn mặn của em đó.
Chụp xong tấm hình này tôi đã không không thể bắt trước anh Thái. Tôi dã nói mọi người thôi không chụp nữa, để các em ăn cho ngon miệng!


Cuộc trao đổi diễn ra lúc 13h15', Cô Khoa hiệu phó nhà trường áo hồng ngồi ghi chép những hướng dẫn để quỹ có thể triển khai việc "Bữa cơm có thịt" cho các em.