Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

THĂNG LONG 1001.....(5)

Hà Nội có một là phổi vô cùng qua trọng, cũng là một cảnh đẹp tiềm ẩn vô cùng quý báu. Đó là Hồ Tây.

Theo Wikipedia thì: Hồ Tây, trước đây còn có tên gọi khác là Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng hơn 500 ha và con đường chạy bao quanh hồ dài 18 km. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy trong lịch sử. Hiện nay, hồ đang được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mở rộng trong tương lai, thay thế cho vị trí trung tâm Hà Nội của hồ Gươm hiện tại.

Mời các bạn xem chùm ảnh đẹp về Hồ Tây nhân Thăng Long 1001 tuổi.


Khách sạn Công Đoàn, nhìn từ Công viên Nước.

Khu đô thị  Ciputra bên bờ hồ.

Cây Si cửa Phủ Tây Hồ.





Du khách dưới gốc Si cổ kính rủ bóng xuống mặt hồ.

Chiều Tây Hồ.

Trường Bưởi xưa bên mép nước hồ Tây.

Hồ Trúc Bạch, xưa cũng là một phần Hồ Tây.

Đường Thanh niên, chia đôi hồ Trúc Bạch - hồ Tây.

Tháp chùa Trấn Quốc bao bọc bởi mặt nước hồ.

Xóm Phủ Tây hồ, nay là Phường Quảng An.


Hai nỗi thất vọng mang tên La Thăng - dong BLOG


Một thời gian ngắn mình hay phải nghe đến tên anh sếp này dù chưa một ngày làm lính của y. Ấy là khi đang làm ở khu Khí-Điện-Đạm Cà Mau, “công trình trọng điểm quốc gia”, món quà của một quan to cho quê nhà.
Nhịp độ làm việc khá căng, phải xác nhận một điều là ban quản lý công trình và các nhà thầu đã có những nỗ lực vượt bậc ở giai đoạn đầu. Nay thì Khí đã xong, Điện đã lên lưới, còn Đạm chưa.
Rồi cũng sẽ xong, không có gì phải ồn. Có ồn chăng là vụ nhà thầu cái “Đạm” này lại là một ông Tàu, ông sang Việt Nam và kéo theo hàng ngàn “chuyên gia” cao cấp từ quê nhà sang cầm cuốc xẻng đội nắng, lội bùn làm việc như cu ly, mà lại là Cu ly "lậu" nữa.
Đinh La Thăng chính là chủ to của Cụm này. Cứ mỗi lần thấy ban quản lý nhắn xuống bảo treo cờ nhiều màu là bọn mình biết có Thăng về. Thăng về thì kéo theo nhiều quan khách, thế là một số động vật hoang dã lại bỏ rừng quốc gia ra đi.
Tết năm nọ, “trên” bảo treo cờ rồi sáng 29 tết kéo quân lên đứng trên cầu, cầm dụng cụ như đang lao động để đón thủ tướng và anh Thăng đi qua, thế nào cũng được phát phong bì biểu đương tinh thần “làm việc quên tết”.
Lần ấy có cờ, có mặc bảo hộ đội mũ lên cầu ngồi, có xe hú còi đi qua nhưng không có phong bì. Mà đã bao giờ có phong bì đâu.
Bẵng đi vài năm không làm với dầu khí, mình nghe La Thăng nhảy phát sang ghế nóng Giao thông thì bái phục rằng cách dùng người của ta thật tài tình, thật vĩ đại.
Giao thông vốn là một mặt trận lớn, gần như lớn nhất trong thời bình, cũng như thời chiến. Ngày trước những bộ trưởng giao thông đa số có gốc là tướng giao thông như bác Phan Trọng Tuệ, hoặc các kỹ sư giao thông như bác Bùi Danh Lưu, bác Lê Ngọc Hoàn…
Nghĩa là, trước hết phải là những người hiểu và yêu những con đường… “dù đường sông trên không hay là đường bộ…” như lời một bài hát.
Dĩ nhiên, học tập thế giới, người ta có thể cử một ông thầy giáo làm Bộ trưởng quốc phòng kìa, nên nay chúng ta đưa một ông nguyên dân cờ đèn kèn trống thời Sông Đà, rồi cầm tiền bán dầu thô sang làm đường, làm cầu, giải “tắc”… cũng là thường, biết đâu tuy ngoại đạo nhưng ông ta là “thần đồng” thì sao, cứ chờ xem đã.
Chờ, phải ngóng cổ lên chờ, chứ chuyện giao thông ở ta nó nóng lắm rồi, bức xúc lắm rồi, dân khổ lắm rồi. Không tin cứ thử ngồi trên yên xe nổ máy đội mũ bảo hiểm đứng giữa đường Sài gòn nắng khét lẹt chừng hai, ba mươi phút thôi là biết đá biết vàng ngay.
Nói ai xa, chính mình có thời làm việc gần Đầm Sen, nhà Hàng Xanh mà con học Quận Ba giữa đường, không phải đã xa, mà rất nhiều lần con khóc mếu, bố cáu gắt, nhà trường và phụ huynh cãi lộn, vợ chồng hục hoặc chỉ vì kẹt xe không đưa đúng giờ, đón trễ…Mà đó là mình nhé, xe tốt, thuộc đường và chạy xe thì chấp cả bọn “tổ lái” lẫn “bồ câu trắng”nhé.
Ai mà “giải” được cái “nạn” ấy cho dân thì đáng đúc tượng thay vào chỗ ông “ngã sáu” Phù Đổng bây giờ. Biết đâu La Thăng này sẽ làm được. (Dân mình dễ thương nhất thế giới, năm năm lại chờ một lần, hy vọng rồi thất vọng ỉu xìu, rồi lại ùa lên ngóng cổ chờ hy vọng lần này sẽ…)
Mấy tháng chờ đợi, La Thăng bắt đầu lên tiếng là phải tuyên chiến ngay với bọn “Kẹt tặc”. Phải thế chứ, đánh thẳng vào tên đầu sỏ mới là anh hùng.
Anh nhìn ra ngay cái nguyên nhân (mà ai ai cũng có thể thấy, từ trên máy bay, từ cửa sổ khách sạn năm sao hay từ cửa xe máy lạnh phân khối khủng) : Xe máy, nó là nguyên nhân của tất cả các nguyên nhân.
Và, với một trí tuệ xuất chúng trong một phút xuất thần, ông phán : Phải cấm xe máy, cấm ngay, cấm tiệt xe máy là chẳng còn con đường nào kẹt nữa, khi ấy đường thông hè thoáng, nhân dân cứ thong dong đi dạo, các bà đi chợ, trẻ em đi học các ông đi nhậu…Ôi, thế thì còn gì bằng, thiên đường là đây chứ là đâu ?
Ủa, nhưng anh Thăng, thế cụt chân rồi chúng tôi đi kiếm tiền bằng gì, tiền đâu đưa cho vợ đi chợ, cho con đi học, bản thân đi nhậu với bạn bè?
Hỡi ơi cho cái sự treo cờ đón anh, anh La Thăng ơi, chúng tôi lại phải thất vọng lần nữa rồi.

THĂNG LONG 1001.....(4)

Đường QL 32 (Hồ Tùng Mậu - Từ Phạm Văn Đồng tới Cầu Diễn), con đường đã thi công vài năm, ban đầu cũng có vẻ có kế hoạch hoàn thành nhân dịp Thăng Long nghìn năm. Nhưng đến nay còn nhiều dang dở, chắc người dân tham gia giao thông còn phải đợi đến mấy kỷ niệm Thăng Long khác.

Đoạn đầu gần đường Phạm Văn Đồng. Cột điện và dây điện vẫn ngổn ngang.

Cầu Vượt đường sắt cũ.

Các đoạn dở dang phải thắt hẹp.

Ngổn ngang máy móc.




Rào chắn bịt bùng.

Cống ra giữa làn xe.



Và đây là một câu chuyện khác.
Đường bao và kè Hồ Tây đã hoàn thành sau thời gian thi công khoảng chục năm. Tới nay, 99,99% tuyến đường bao đã đi lại được, phong quang đẹp đẽ và nên thơ. Chiều chiều nhiều tầng lớp nhân dân thủ đô có một nơi dạo mát, tham quan rất lý thú.
Nhưng chỉ một điểm, là khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng và số 2 Thụy Khuê cũ, con đường vẫn chưa được đấu nối với đường Thụy Khuê. Xe mô tô vẫn phải đi qua khuôn viên vườn hoa để tham gia giao thông vào tuyến đường bao Hồ Tây.


Điểm này cũng chỉ mới được "Tự phát" làm như hình để xe máy qua được.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Em ơi, Hà Nội phố.

Phan Vũ.

1.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya
Cọt kẹt bước chân quen
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xếp nhỏ
Ta còn em chấm lửa
Điếu thuốc cuối cùng
Xập xòe
Kỷ niệm
Một con đường
Một ngôi nhà
Khuôn mặt ai
Dừng trong khung cửa
Những phong thư bỏ quên trong hộc tủ
Không tên người
Không tên phố
Người gửi không tên
Ta còn em chút vang động lặng im
Âm âm tiếng gọi
Trong lòng phố

Đêm hồ Gươm
2.
Em ơi! Hà – Nội – Phố!
Ta còn em một gốc cây
Một cột đèn
Ai đó chờ ai
Tóc cắt ngang
Xõa xõa bờ vai
Khung trời gió
Con đường như bỏ ngỏ
Ta còn em khăn choàng màu tím đỏ
Thoáng qua
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xao nỗi nhớ
Mỗi góc phố một trang tình sử…

3.
Em ơi! Hà Nội – Phố
Ta còn em rì rào cơn mưa trong chùm lá
Những hạt nhỏ đọng trên mái tóc ai
Vòm trên cao chuông hồi đổ xuống
Nhà thờ Cửa Bắc
Tan chiều lẻ
Kinh cầu còn mãi ngân nga
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa
Trên hè phố
Chàng Trương Chi ôm ghi ta
Ngước lên cửa sổ
Một ngày nào
Trống không ô cửa
Tiếng hát Trương Chi
Ngợi một số nhà
Ta còn em chuyến tàu khuya
Về muộn
Vào ga…

6.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em tiếng tíc tắc
Chiếc đồng hồ quả lắc
Đong đưa tiếng gõ
Nhịp thời gian chậm chậm
Già nua
Căn phòng trống

Mệt nhoài
Bóng lẻ…

Cửa phủ Tây Hồ

Ta còn em hồi chuông thu không
Ngôi chùa ẩn trong cùng hẻm phố
Những hàng xoan
Nghiêng nghiêng bóng đổ
Đầu ngõ sót cây hoa gạo
Từng sợi nắng rớt theo màu đỏ
Lao xao tiếng phố
Chợ chiều còn họp giữa kinh đô

10.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm
Đôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá
Gã đầu trần thơ thẩn đường mưa…
Ta còn em một tên thật cũ Cổ Ngư
Chiều phai nắng
Cành phượng vĩ la đà
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa
Chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió
Lao xao sóng biếc Tây Hồ
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ?
Những bước chân tìm nhau
Vồi vội

Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang
Gánh hàng hoa

Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Nhớ Nhật Tân
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai

22.
 Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em cánh nhạn chao nghiêng.
Những giọt sương nhòa bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm.
Bỗng nhiên trở lạnh.
Tháp Rùa bóng nước lung linh.
Người ra đi mang theo buốt giá.
Áo choàng không ấm thân gầy.
Cầm bằng theo cánh chim bay.
Người đi tìm khoảng cách
Để quên.
Nào biết nơi phương xa.
Tháng năm mài mòn.
Đôi mắt nhớ.


23.
Em ơi! Hà Nội – Phố!
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Tiếng giày ai gõ nhịp đường khuya
Thang gác thời gian
Mòn thân gỗ,
Ngôi sao lẻ lạc vào căn xếp nhỏ…
Ta còn em!
Ta còn em
Ta còn em


Mãi mãi…

Mùa đông 1972

THĂNG LONG 1001.....(3)

Hà Nội hàng và Hà Nội chợ cũng là một nét văn hóa phi vật thể. Nhưng cẩn trọng kẻo bán mua lại bị ôtô - xe máy phi vào người.

Đường QL 32, ngay trước cửa nghĩa trang Mai Dịch.

Tạo thành một lớp ngăn cách.

Dẫy nhà màu vàng đẹp đẽ bên kia đường là UBND Huyện Từ Liêm. Đang căng rất nhiều băng rôn - biểu ngữ kỷ niệm Giải phóng thủ đô 10/10

Chiếm giữa lòng đường, thỏa sức bán mua.

Xe máy lưu thông tương đối an toàn vì có "Hàng" bảo vệ.

Hung thần xe buýt cũng chòa thua.


Có vẻ hơi thừa, đây là chợ Nhổn. Nhưng bị "Cấu kiện bê tông đúc sẵn án ngữ.

Cổng chợ là đây, có đâu đường vào?

Đường - mía. Mía xuống đường.

Cần gì lối vào chợ, bán ngoài cho lành!
 Và đây là một điều đặc biệt, một gương mặt không đến nỗi xấu. Nhưng anh ta đã cấm tôi chụp ảnh, đôi co một lát, anh ta gọi điện thoại cho hai người đàn ông tự xưng là ban quản lý chợ đến đòi thu giữ máy ảnh của tôi vì lè vè chụp ở khu vực chợ. Và quy định của chợ này là cấm chụp ảnh, ghi hình. Tôi cố chụp được vài kiểu. Chợ thì vắng vẻ, hầu như không có hộ kinh doanh nào. Điểm bán hàng bình ổn giá cũng trống trơn và không có "Mậu dịch viên". Đôi co một lát, thôi ba mươi sáu kế, kế về là hay. Tội gì dây với hủi.

Đang hùng hổ dọa nạt người chụp ảnh.

Gian hàng "Điểm bán hàng bình ổn giá"

Chợ Minh Khai

Bán cái gì và bán cho ai??????????????

THĂNG LONG 1001..... (2)

Tiếp theo, xin kể các bạn ghé chơi nhà về câu chuyện cầu vượt giao cắt đường Hoàng Hoa Thám và Văn Cao. Công trình nghàn năm Thăng Long này chắc đợi Ngan nằm quá!

Cây cầu chưa xong, nhưng cũng đủ làm đẹp cho tòa nhà của Công ty XD bảo tàng HCM.

Ước gì mình được như anh ấy (Tòa nhà có vẻ được khởi công sau cây cầu rất lâu, vậy mà......)

Đường Hoàng Hoa Thám một thời!

Tòa nhà đèm đẹp kia là của một PCT đới, thế mà cây cầu mãi chưa đi được.

Chú cứ nằm đấy, anh mỹ miều như này, cần có con ma nhếch nhác làm nền.

Nay giống một nơi xa nào đó quá!

Và những ngôi nhà cùng chủ nhân như ôn lại kỷ niệm 12 ngày đêm 1972 năm nào!

Nhìn từ hướng Thụy Khuê, đường dẫn bắt đầu sửa khuôn.

Cầu để đó đã lâu, chị tôi đã lấy chồng!

Từ vỉa hè nhà ông Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, đẹp quá!

Từ đường Văn Cao nhìn về!

Nhìn từ phỉa Bưởi. Còn vô vàn gian nan để người dân được đi trên cầu vượt mới, để ngắm nhìn những công trình đẹp đẽ hai bên............