“Tôi yêu những người chửa hình dung ra hạnh phúc
Lúc đồng đội cần dẫu chết chẳng từ nan”
(Chế Lan Viên)
Ngụy Văn Thà ơi
Lịch sử rất công bằng
Ngày 24 tháng 07 vừa qua
Những người yêu nước đã biểu tình
Dương cao biểu ngữ viết tên anh :
“Ngụy Văn Thà, hi sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn”
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
Cho tôi thắp một nén nhang
Ba mươi bảy năm sau
Khóc người đồng chí đã hi sinh :
Ngụy Văn Thà !
Sài Gòn tháng 07-2011
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
THƯ VIẾT CHO CON TRAI - "Sưu Tầm"
Con thân yêu của bố. Con ở nhà ăn nhiều và ngủ ngoan chứ. Bố còn đang làm công trình dưới Hải Phòng. Mấy hôm nay mưa rất nhiều khiến công việc của bố bị đình chỉ, tối nay trời vẫn mưa khiến bố nhớ con đến cồn cào. Bố nhớ cái miệng cười tủm tỉm khi con tí mẹ no, nhớ ngẩn ngơ cả người con trai ạ!
Con trai của bố, con sinh ra khi bố đã 34 tuổi. Trong cái thời đại Hồ Chí Minh mà dọc đường vào thành phố có tấm băng rôn “Vẻ vang thay thời đại Hồ Chí Minh”
Vậy là con của bố được may mắn sinh ra trong một thời đại vẻ vang, mọi biên bản, đơn từ đều có dòng chữ đầy ắp hy vọng
“Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc”
Rồi người ta còn tung hô dài dài câu
“Xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
Lịch sử nước ta có nhiều thời đại. Sau này con sẽ được học về thời đại Hùng Vương, thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Nhưng những thời đại ấy, bố cũng chỉ học được từ sách giáo khoa như con sau này thôi. Vậy bố sẽ kể dần cho con nghe về thời đại mà con đã sinh ra, cũng là thời đại mà bố chứng kiến, sống và làm việc theo hiến pháp thời đại đó. Một thời đại mà nhà nước ta bảo rằng hào hùng, vinh quang và vẻ vang hơn mọi thời đại khác.
Đất nước ta hiện nay có rất nhiều người tốt việc tốt. Học sinh thì học giỏi, cán bộ, công chức cần cù liêm khiết, lãnh đạo sáng suốt…
Hôm mẹ con trở dạ, bố đưa mẹ vào viện Nhi Trung Ương. Cô bác sĩ đeo kính cận chăm sóc mẹ con rất tận tình. Cô ấy là người quen của bạn mẹ con. Bố và mẹ đã gặp cô ấy từ trước để nhờ săn sóc và khám sức khoẻ, theo dõi cho cả hai mẹ con. Bởi vậy cô ấy đã không phải rào đón, thân thiện như người nhà bảo với bố rằng
- Vợ anh tử cung hẹp, phải mổ đấy anh ạ!
Bố không nghĩ gì nhiều. Làm sao mà bố dám tính toán với đứa con trai của bố sắp chào đời tốn bao nhiêu. Bố chỉ hỏi
- Em cần bao nhiêu?
Cô ấy bảo
- Bác sĩ mổ 5 trăm, y tá 200, tiền bệnh viện 500, hộ lý 100.
Bố không nhớ rõ, chỉ nghe cô ấy tổng kết là triệu rưởi. Tiền cược viện phí một triệu thì bệnh viện đã thu ngay từ lúc vào cổng. Cái bác thu tiền ấy thấy bố cuống quýt còn quát
- Cứ nộp tiền xong đã, đẻ ngay đâu mà lo!
Bố không biết lúc ấy bố quên tiền thì con trai bố có phải sinh ra ở gốc sấu phố Tràng Thi không. Nhưng nhờ ơn Đảng và Bác Hồ, dạo này ai đến viện cũng chuẩn bị tiền nộp trước cả. Bố cũng cầm theo mấy tháng lương cho nên một triệu để lấy tờ giấy đưa hai mẹ con cho cô bạn bác sĩ kia đưa vào trong cũng là chuyện nhỏ.
Bố đưa cho cô bác sĩ ấy hai triệu với lời dặn:
- Em cứ liệu mà lo, thiếu bao nhiêu bảo anh đưa thêm.
Cô ấy rút điện thoại gọi ngay bác sĩ Hưng là người phụ trách phòng mổ. Lúc này thì mẹ con đang ở trong phòng đỡ đẻ, bấy giờ là 6 giờ chiều ngày 28/10/2005. Bác sĩ Hưng đến rút điện thoại gọi bác sĩ Hà trực phòng đỡ đẻ xin được phép mổ cho mẹ con. Nhưng bác sĩ Hà không đồng ý. Nguyên nhân là thế này:
Thường mỗi ca đỡ đẻ, cái luật bất thành văn là trường hợp sinh ở phòng đỡ đẻ. Ca đỡ được bồi dưỡng 700. Nếu ca nào khó thì mới chuyển qua phòng mổ. Tiền bồi dưỡng đương nhiên là phòng mổ nhận.
Bố cũng thấy cái khó trong việc này, nên bố đề nghị gặp bác sĩ Hà để xin mổ cho mẹ con theo yêu cầu. Nhưng bác sĩ Hà nhất quyết không gặp, không cho bố cơ hội dúi cái phong bì bẩy lít. Hoá ra bác sĩ Hà tử tế, bác ấy cho rằng mẹ khoẻ, con khoẻ cứ đẻ thường cũng được. Có nghĩa bác ấy quân tử, muốn nhận tiền thì cũng mó tay vào việc chứ nhất quyết chả chịu ăn không?
Đến 3 giờ sáng thì mẹ con vỡ ối, mẹ con quằn quại, nhăn nhó nhìn bố cầu cứu. Bên ngoài bác sĩ Hưng thúc bố nói chuyện với bác sĩ Hà. Nhưng bố thiếu nước quỳ xuống van xin, hai tay cung kính dâng tiền mà bác sĩ Hà kiên quyết không đồng ý. Bác ấy cứ khăng khăng là để đẻ thường.
Đến 6 giờ sáng hết ca của bác sĩ Hưng, thì bác sĩ Hà đồng ý cho mổ. Con trai của bố 3, 2 kg, đủ tháng. Siêu âm hàng kỳ dều khoẻ mạnh. Lúc sinh ra người tím ngắt, thở không nổi. Bác sĩ điều trị Trách nói rằng con có thể bị bệnh tim.
Bố dựa vào tường khóc, bố nhìn con nằm trong lồng kính thở ô-xy mà bố đứng không nổi. Bố chỉ muốn moi tim mình ra cho con trai bố mạnh khoẻ. Bố ngã quỵ xuống sàn bệnh viện ôm mặt khóc từng cơn. Mọi người đỡ bố dậy, khuyên bố bình tĩnh. Bố lấy hết hơi sức run rẩy lấy điện thoại gọi cho bác Hưng, bác Oanh và các ông bà hai bên nội ngoại cầu cứu.
Lúc sau, cũng nhanh mọi người kéo đến vì đều ở quanh đó. Bác Hưng đỡ bố dậy bảo:
- Thôi mày đừng khóc, tao sẽ làm hết sức mình. Nhưng có gì thì mày cũng phải chấp nhận số phận.
Bác Oanh gọi điện nhờ người sang Nhi Thuỵ Điển để phòng tình huống chuyển con sang đấy chạy chữa.
Bà Thoa gọi bà Lan là bác sĩ khoa Nhi. Bà Lan dẫn bố vào gặp mọi người trực ca phòng sơ sinh. Nói rằng bố là em họ, mọi người cố giúp đỡ cho cháu. Còn nhiều người nữa đến phòng sơ sinh nhận con là họ hàng. Các bác sĩ trực bảo:
- Em bé này có người nhà khắp bệnh viện.
Họ bảo bố cứ yên tâm, sẽ chụp phim và gửi mẫu xét nghiệm con sang nhi Thuỵ Điển. Sau đó sẽ hội chẩn.
Bố như kẻ mất hồn, bố chạy về chỗ mẹ con nằm. Hai người sản phụ một giường nằm. Những sản phụ vừa qua ca mổ đang oằn mình vì đau đớn, chỉ nghiêng một chút là rơi xuống đất. Bố ngồi xuống tựa cái ngực vào giường làm thành đỡ cho mẹ con khỏi lăn. Bà bác sĩ khoa sản phụ đi qua. Bố hỏi:
- Cô ơi, sao cái giường góc kia còn trống, không cho vợ cháu nằm?
Bà ấy bảo:
- Chỗ ấy có người đặt rồi!
Bố đẩy mẹ con nằm sâu vào trong đuổi theo bà ấy dúi vào túi áo blu rộng hai trăm:
- Cô cho vợ cháu nằm, lúc nào người ta đến cô trả cũng đuợc. Cháu phải chạy đi xem con cháu thế nào cô ngó giúp vợ cháu một lát.
Bà ấy vẫy tay gọi hai y tá mang xe đến để chuyển mẹ con sang giường trống, lại còn ân cần cúi xuống hỏi gì mẹ con. Bố mới chạy sang khoa sơ sinh bám cửa ngoài nhìn con đang nằm trong lồng kính, dây rợ lằng nhằng với máy móc. Bố lại khóc.
Bố khóc một lát rồi tự nhủ, bố phải gắng hết sức không thể bỏ qua bất cứ điều gì để lo cho con. Bố chạy tìm cô bác sĩ người quen của mẹ. Bố đưa cô ấy một triệu, bảo rằng cứ mỗi ca trực 24 tiếng. Đầu mỗi ca em hãy vào đưa 500. Tuy đã nhờ rồi nhưng em cứ phải đưa họ tiền.
Bố tìm người phụ trách việc xét nghiệm, cô ấy bảo chiều có xe sang Nhi cô ấy đi luôn. Bố đưa cô ấy ba trăm, van xin cô ấy đi tắc xi luôn bây giờ. May cô ấy tử tế cũng nhận lời đi ngay.
Mẹ con gọi điện. Bố chạy về bên mẹ, cố lau hết nước mắt để mẹ con không biết. Mẹ hỏi con mình thế nào. Bố bảo bình thường. Anh phải chạy ra đây một tí, bố chạy vội ra ngoài trước khi nước mắt trằn ra. Bố không thể để cho mẹ con biết trong lúc mẹ con còn đang yếu.
Chiều về có kết quả, con không có bệnh tim gì hết. Chỉ vì mẹ con vỡ ối mấy tiếng mà họ không cho mổ. Cho nên con bị ngạt và viêm phổi.
Con nằm trong lồng kính năm ngày. Hàng ngày bố cầm bình sữa vắt từ vú mẹ ủ trong lòng chạy sang phòng sơ sinh. Mấy hôm ấy trời rất lạnh. Sữa mẹ ra ít, được chút nào bố mang luôn đi chút đó. Cứ thấy bóng dáng áo blu là bố muốn quỳ lạy vì sợ hãi, bố dúi tiền cho bất cứ ai để van xin. Mà bố van xin có thành lời đâu, nghẹn hết, đến từ thứ ba là bố khóc. Mọi người ở đấy đều nhẵn mặt bố cả mấy ca trực.
Trời đổ mưa, bố luôn thủ trong người bình sữa và những cái phong bì chạy đi, chạy lại giữa phòng sản phụ và sơ sinh.
Cuối cùng nhờ ơn Đảng, bác Hồ và tổ tiên phù hộ. Con của bố đã khoẻ mạnh. Hôm bố mang sữa sang, bác sĩ bảo
- Anh không phải mang, cháu khoẻ rồi, chúng tôi cho về với mẹ bây giờ.
Bố mừng lắm, nỗi mừng lớn hơn bất cứ nỗi mừng nào mà bố trải qua hơn ba mươi năm mà bố đã sống. Bố chạy về báo tin cho mẹ, bố kể lại câu chuyện , bố vừa kể vừa lau nước mắt vì sung sướng.
Xong bố chạy sang để đón con. Một cô y tá đang đẩy cái xe, cô ấy bế con lên định băng qua làn mưa sang bên mẹ. Bố thấy con khóc, bố đập nhẹ vào con nói.
- Nín đi con, bố đây này!
Thế mà con cũng nín ngay, cô y tá hỏi.
- Con anh số bao nhiêu?
Bố đọc số. Cô ấy nhìn trời mưa ngại ngần rồi nói
- Mưa này vào lấy cái xe nôi cho cháu đi vậy.
Bố lôi ví ra, còn lại tờ một trăm. Bố đút vào túi cô ấy. Con được nằm trong cái xe nôi kính phủ sang bên mẹ.
Cô y tá nhìn hồ sơ nói
- Mẹ phường Hàng Mã, bố phường Hàng Buồm à? Gần nhau nhỉ? Em đưa cái số điện thoại này, nếu có cần người tắm cho cháu thì gọi em nhé.
Con thân yêu, con sinh ra ở một thời đại thật là vẻ vang. Thời đại mang tên vị lãnh tụ kính yêu. Hình ảnh vị lãnh tụ này xuất hiện nhiều nhất, hay gặp nhất trên những đồng tiền chúng ta vẫn hay sử dụng hàng ngày.
Sau này bố sẽ còn sử dụng nhiều hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu này để xin con đi học mẫu giáo. Khi con có mặt lần đầu tiên trên cuộc đời đã gắn liền với vị lãnh tụ anh minh này, khi con bắt đầu đến trường mầm non, tuổi thơ vị lãnh tụ lại cần có mặt. Sau này con đi làm, học nghề hay bất cứ cái gì đó. Con hãy nên nhớ công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mang lại cho nhân dân ta, một thời đại ấm no, hạnh phúc.
Hãy luôn cầm bên mình những tấm hình vị lãnh tụ cao cả đó bất kể lúc nào, sẽ giúp con rất nhiều trên cuộc đời.
Đây là lời dạy đầu tiên của bố. Cái mà bố đúc kết ở cuộc đời. Để con ghi nhớ lời dạy đầu tiên này.
Bố đặt tên con là Bùi Minh Huấn…
Con trai của bố, con sinh ra khi bố đã 34 tuổi. Trong cái thời đại Hồ Chí Minh mà dọc đường vào thành phố có tấm băng rôn “Vẻ vang thay thời đại Hồ Chí Minh”
Vậy là con của bố được may mắn sinh ra trong một thời đại vẻ vang, mọi biên bản, đơn từ đều có dòng chữ đầy ắp hy vọng
“Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc”
Rồi người ta còn tung hô dài dài câu
“Xã hội công bằng, dân chủ văn minh”
Lịch sử nước ta có nhiều thời đại. Sau này con sẽ được học về thời đại Hùng Vương, thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Nhưng những thời đại ấy, bố cũng chỉ học được từ sách giáo khoa như con sau này thôi. Vậy bố sẽ kể dần cho con nghe về thời đại mà con đã sinh ra, cũng là thời đại mà bố chứng kiến, sống và làm việc theo hiến pháp thời đại đó. Một thời đại mà nhà nước ta bảo rằng hào hùng, vinh quang và vẻ vang hơn mọi thời đại khác.
Đất nước ta hiện nay có rất nhiều người tốt việc tốt. Học sinh thì học giỏi, cán bộ, công chức cần cù liêm khiết, lãnh đạo sáng suốt…
Hôm mẹ con trở dạ, bố đưa mẹ vào viện Nhi Trung Ương. Cô bác sĩ đeo kính cận chăm sóc mẹ con rất tận tình. Cô ấy là người quen của bạn mẹ con. Bố và mẹ đã gặp cô ấy từ trước để nhờ săn sóc và khám sức khoẻ, theo dõi cho cả hai mẹ con. Bởi vậy cô ấy đã không phải rào đón, thân thiện như người nhà bảo với bố rằng
- Vợ anh tử cung hẹp, phải mổ đấy anh ạ!
Bố không nghĩ gì nhiều. Làm sao mà bố dám tính toán với đứa con trai của bố sắp chào đời tốn bao nhiêu. Bố chỉ hỏi
- Em cần bao nhiêu?
Cô ấy bảo
- Bác sĩ mổ 5 trăm, y tá 200, tiền bệnh viện 500, hộ lý 100.
Bố không nhớ rõ, chỉ nghe cô ấy tổng kết là triệu rưởi. Tiền cược viện phí một triệu thì bệnh viện đã thu ngay từ lúc vào cổng. Cái bác thu tiền ấy thấy bố cuống quýt còn quát
- Cứ nộp tiền xong đã, đẻ ngay đâu mà lo!
Bố không biết lúc ấy bố quên tiền thì con trai bố có phải sinh ra ở gốc sấu phố Tràng Thi không. Nhưng nhờ ơn Đảng và Bác Hồ, dạo này ai đến viện cũng chuẩn bị tiền nộp trước cả. Bố cũng cầm theo mấy tháng lương cho nên một triệu để lấy tờ giấy đưa hai mẹ con cho cô bạn bác sĩ kia đưa vào trong cũng là chuyện nhỏ.
Bố đưa cho cô bác sĩ ấy hai triệu với lời dặn:
- Em cứ liệu mà lo, thiếu bao nhiêu bảo anh đưa thêm.
Cô ấy rút điện thoại gọi ngay bác sĩ Hưng là người phụ trách phòng mổ. Lúc này thì mẹ con đang ở trong phòng đỡ đẻ, bấy giờ là 6 giờ chiều ngày 28/10/2005. Bác sĩ Hưng đến rút điện thoại gọi bác sĩ Hà trực phòng đỡ đẻ xin được phép mổ cho mẹ con. Nhưng bác sĩ Hà không đồng ý. Nguyên nhân là thế này:
Thường mỗi ca đỡ đẻ, cái luật bất thành văn là trường hợp sinh ở phòng đỡ đẻ. Ca đỡ được bồi dưỡng 700. Nếu ca nào khó thì mới chuyển qua phòng mổ. Tiền bồi dưỡng đương nhiên là phòng mổ nhận.
Bố cũng thấy cái khó trong việc này, nên bố đề nghị gặp bác sĩ Hà để xin mổ cho mẹ con theo yêu cầu. Nhưng bác sĩ Hà nhất quyết không gặp, không cho bố cơ hội dúi cái phong bì bẩy lít. Hoá ra bác sĩ Hà tử tế, bác ấy cho rằng mẹ khoẻ, con khoẻ cứ đẻ thường cũng được. Có nghĩa bác ấy quân tử, muốn nhận tiền thì cũng mó tay vào việc chứ nhất quyết chả chịu ăn không?
Đến 3 giờ sáng thì mẹ con vỡ ối, mẹ con quằn quại, nhăn nhó nhìn bố cầu cứu. Bên ngoài bác sĩ Hưng thúc bố nói chuyện với bác sĩ Hà. Nhưng bố thiếu nước quỳ xuống van xin, hai tay cung kính dâng tiền mà bác sĩ Hà kiên quyết không đồng ý. Bác ấy cứ khăng khăng là để đẻ thường.
Đến 6 giờ sáng hết ca của bác sĩ Hưng, thì bác sĩ Hà đồng ý cho mổ. Con trai của bố 3, 2 kg, đủ tháng. Siêu âm hàng kỳ dều khoẻ mạnh. Lúc sinh ra người tím ngắt, thở không nổi. Bác sĩ điều trị Trách nói rằng con có thể bị bệnh tim.
Bố dựa vào tường khóc, bố nhìn con nằm trong lồng kính thở ô-xy mà bố đứng không nổi. Bố chỉ muốn moi tim mình ra cho con trai bố mạnh khoẻ. Bố ngã quỵ xuống sàn bệnh viện ôm mặt khóc từng cơn. Mọi người đỡ bố dậy, khuyên bố bình tĩnh. Bố lấy hết hơi sức run rẩy lấy điện thoại gọi cho bác Hưng, bác Oanh và các ông bà hai bên nội ngoại cầu cứu.
Lúc sau, cũng nhanh mọi người kéo đến vì đều ở quanh đó. Bác Hưng đỡ bố dậy bảo:
- Thôi mày đừng khóc, tao sẽ làm hết sức mình. Nhưng có gì thì mày cũng phải chấp nhận số phận.
Bác Oanh gọi điện nhờ người sang Nhi Thuỵ Điển để phòng tình huống chuyển con sang đấy chạy chữa.
Bà Thoa gọi bà Lan là bác sĩ khoa Nhi. Bà Lan dẫn bố vào gặp mọi người trực ca phòng sơ sinh. Nói rằng bố là em họ, mọi người cố giúp đỡ cho cháu. Còn nhiều người nữa đến phòng sơ sinh nhận con là họ hàng. Các bác sĩ trực bảo:
- Em bé này có người nhà khắp bệnh viện.
Họ bảo bố cứ yên tâm, sẽ chụp phim và gửi mẫu xét nghiệm con sang nhi Thuỵ Điển. Sau đó sẽ hội chẩn.
Bố như kẻ mất hồn, bố chạy về chỗ mẹ con nằm. Hai người sản phụ một giường nằm. Những sản phụ vừa qua ca mổ đang oằn mình vì đau đớn, chỉ nghiêng một chút là rơi xuống đất. Bố ngồi xuống tựa cái ngực vào giường làm thành đỡ cho mẹ con khỏi lăn. Bà bác sĩ khoa sản phụ đi qua. Bố hỏi:
- Cô ơi, sao cái giường góc kia còn trống, không cho vợ cháu nằm?
Bà ấy bảo:
- Chỗ ấy có người đặt rồi!
Bố đẩy mẹ con nằm sâu vào trong đuổi theo bà ấy dúi vào túi áo blu rộng hai trăm:
- Cô cho vợ cháu nằm, lúc nào người ta đến cô trả cũng đuợc. Cháu phải chạy đi xem con cháu thế nào cô ngó giúp vợ cháu một lát.
Bà ấy vẫy tay gọi hai y tá mang xe đến để chuyển mẹ con sang giường trống, lại còn ân cần cúi xuống hỏi gì mẹ con. Bố mới chạy sang khoa sơ sinh bám cửa ngoài nhìn con đang nằm trong lồng kính, dây rợ lằng nhằng với máy móc. Bố lại khóc.
Bố khóc một lát rồi tự nhủ, bố phải gắng hết sức không thể bỏ qua bất cứ điều gì để lo cho con. Bố chạy tìm cô bác sĩ người quen của mẹ. Bố đưa cô ấy một triệu, bảo rằng cứ mỗi ca trực 24 tiếng. Đầu mỗi ca em hãy vào đưa 500. Tuy đã nhờ rồi nhưng em cứ phải đưa họ tiền.
Bố tìm người phụ trách việc xét nghiệm, cô ấy bảo chiều có xe sang Nhi cô ấy đi luôn. Bố đưa cô ấy ba trăm, van xin cô ấy đi tắc xi luôn bây giờ. May cô ấy tử tế cũng nhận lời đi ngay.
Mẹ con gọi điện. Bố chạy về bên mẹ, cố lau hết nước mắt để mẹ con không biết. Mẹ hỏi con mình thế nào. Bố bảo bình thường. Anh phải chạy ra đây một tí, bố chạy vội ra ngoài trước khi nước mắt trằn ra. Bố không thể để cho mẹ con biết trong lúc mẹ con còn đang yếu.
Chiều về có kết quả, con không có bệnh tim gì hết. Chỉ vì mẹ con vỡ ối mấy tiếng mà họ không cho mổ. Cho nên con bị ngạt và viêm phổi.
Con nằm trong lồng kính năm ngày. Hàng ngày bố cầm bình sữa vắt từ vú mẹ ủ trong lòng chạy sang phòng sơ sinh. Mấy hôm ấy trời rất lạnh. Sữa mẹ ra ít, được chút nào bố mang luôn đi chút đó. Cứ thấy bóng dáng áo blu là bố muốn quỳ lạy vì sợ hãi, bố dúi tiền cho bất cứ ai để van xin. Mà bố van xin có thành lời đâu, nghẹn hết, đến từ thứ ba là bố khóc. Mọi người ở đấy đều nhẵn mặt bố cả mấy ca trực.
Trời đổ mưa, bố luôn thủ trong người bình sữa và những cái phong bì chạy đi, chạy lại giữa phòng sản phụ và sơ sinh.
Cuối cùng nhờ ơn Đảng, bác Hồ và tổ tiên phù hộ. Con của bố đã khoẻ mạnh. Hôm bố mang sữa sang, bác sĩ bảo
- Anh không phải mang, cháu khoẻ rồi, chúng tôi cho về với mẹ bây giờ.
Bố mừng lắm, nỗi mừng lớn hơn bất cứ nỗi mừng nào mà bố trải qua hơn ba mươi năm mà bố đã sống. Bố chạy về báo tin cho mẹ, bố kể lại câu chuyện , bố vừa kể vừa lau nước mắt vì sung sướng.
Xong bố chạy sang để đón con. Một cô y tá đang đẩy cái xe, cô ấy bế con lên định băng qua làn mưa sang bên mẹ. Bố thấy con khóc, bố đập nhẹ vào con nói.
- Nín đi con, bố đây này!
Thế mà con cũng nín ngay, cô y tá hỏi.
- Con anh số bao nhiêu?
Bố đọc số. Cô ấy nhìn trời mưa ngại ngần rồi nói
- Mưa này vào lấy cái xe nôi cho cháu đi vậy.
Bố lôi ví ra, còn lại tờ một trăm. Bố đút vào túi cô ấy. Con được nằm trong cái xe nôi kính phủ sang bên mẹ.
Cô y tá nhìn hồ sơ nói
- Mẹ phường Hàng Mã, bố phường Hàng Buồm à? Gần nhau nhỉ? Em đưa cái số điện thoại này, nếu có cần người tắm cho cháu thì gọi em nhé.
Con thân yêu, con sinh ra ở một thời đại thật là vẻ vang. Thời đại mang tên vị lãnh tụ kính yêu. Hình ảnh vị lãnh tụ này xuất hiện nhiều nhất, hay gặp nhất trên những đồng tiền chúng ta vẫn hay sử dụng hàng ngày.
Sau này bố sẽ còn sử dụng nhiều hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu này để xin con đi học mẫu giáo. Khi con có mặt lần đầu tiên trên cuộc đời đã gắn liền với vị lãnh tụ anh minh này, khi con bắt đầu đến trường mầm non, tuổi thơ vị lãnh tụ lại cần có mặt. Sau này con đi làm, học nghề hay bất cứ cái gì đó. Con hãy nên nhớ công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã mang lại cho nhân dân ta, một thời đại ấm no, hạnh phúc.
Hãy luôn cầm bên mình những tấm hình vị lãnh tụ cao cả đó bất kể lúc nào, sẽ giúp con rất nhiều trên cuộc đời.
Đây là lời dạy đầu tiên của bố. Cái mà bố đúc kết ở cuộc đời. Để con ghi nhớ lời dạy đầu tiên này.
Bố đặt tên con là Bùi Minh Huấn…
Thư gửi người biểu tình và bạn đọc Cua Times - ANDT "HM Blog"
Gửi đồng bào yêu quí ra đường và bạn đọc Cua Times.
Chân thành cám ơn chú bác, các cô, các bạn, các cháu…tất thảy những ai đã xuống đường biểu tình, tranh đấu cho chủ quyền biển đảo dân tộc. Nếu nói Chân lý là sự trong sáng rực rỡ của thực tại này, đó là sự gắn bó của tinh thần con người không phải với cái hiện hữu giả tạo, nhưng với cái hiện hữu thực, thì các vị đúng là chân lý bởi vì các vị đã gắn bó tinh thần của mình với cái hiện hữu thực, đó là quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
Tất nhiên, mỗi người VN hoàn toàn có quyền chọn lựa vị trí của mình. Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó.
Có những người chọn sự im lặng vì “im lặng là vàng”. Đối với các vị đi biểu tình, im lặng có thể có nghĩa là đồng lõa, là chịu thua, là hèn nhát, là thiếu lương tâm, là phản bội. Vì thế các vị phải lên tiếng. Các vị đã không phó mình hoàn toàn cho sự dối trá, mê hoặc, và đồng loã, đã vuợt lên trên sự sợ hãi…thành thật kính phục vậy!
Xin mượn lời của Mục sư Martin Luther King, trong việc xuống đường biểu tình. Kẻ hèn nhát hỏi “Có an toàn không?”; Kẻ cơ hội hỏi “Có khôn khéo không?”; Kẻ rởm đời hỏi “Có được tiếng tăm gì không?”. Nhưng kẻ có lương tâm hỏi “Có là lẽ phải không?”. Và khi các vị chọn việc tham gia biểu tình cho chủ quyền đất nước, dân tộc, là các vị đã chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả. Nhưng các vị đã chọn nó, vì lương tâm các vị bảo rằng đó là lẽ phải. Xin chân thành cám ơn các vị!
Tuy nhiên, thiển nghĩ, chỉ nói lời “cám ơn” không thì “gió cũng cuốn đi”. Những vị xuống đường biểu tình vì yêu thương đất nước Việt này, muốn cái đất nước Việt, dân tộc Việt ngày càng tốt đẹp hơn.
Vì vậy, chúng ta (trong đó có tui) nên thể hiện những lời cám ơn bằng hành động.
Lại mượn lời của một netter rằng, cám ơn nên thể hiện từ những việc vụn vặt, như là nhường chỗ trên xe buýt cho người già, tàn tật, phụ nữ mang thai. Cám ơn nên thể hiện từ việc nhường đường cho người đi bên cạnh hay những kẻ đang kẹt trong hẻm đang muốn hòa vào con đường lớn.
Cám ơn nên thể hiện bằng việc nhận thức rằng, bịch rác mình đang lén quăng xuống cống sẽ làm nghẹt hệ thống cống rãnh của thành phố mình đang sinh sống.
Cám ơn nên thể hiện từ việc mỗi ngày dành thời gian chăm sóc cho con cái, kiểm tra bài vở của đám trẻ, hỏi han công việc của vợ mình ngày hôm đó.
Những việc lớn bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt. Cám ơn là kềm hãm sự ham muốn vặt một cành hoa đẹp khi đi dự một buổi triễn lãm về hoa cảnh, là ráng giữ cho con đường sạch đẹp bằng cách không nhổ phẹt hay khạc đống đờm ra giữa đường, hay quăng đại bịch ni lông xuống đường tỉnh như ruồi, là kiên nhẫn sắp hàng mua vé, dừng lại khi đèn đỏ…
Và quan trọng hơn hết, cám ơn là từ bỏ sự thờ ơ chính trị, từ bỏ thói quen suy nghĩ theo kiểu “Thây kệ, tới đâu hay tới đó. Chuyện quốc gia đại sự là chuyện của mấy ông lãnh đạo, còn dân đen như mình chỉ nên biết chịu đựng thôi”, là cần phải có não trạng làm chủ “đòi hỏi lãnh đạo phải có trách nhiệm” và cơ chế phải có phương pháp chế tài khi những kẻ có quyền, có lực không làm được việc, làm bậy, làm sai….
Còn đối với các vị người Việt hải ngoại, xin mạo muội nghĩ rằng, chỉ ra cái Sai của các chính sách, những biện pháp hiệu quả , những dự đóan có giá trị phân tíc, tổng hợp, nói thật mạnh, hợp lý theo nguyên tắc bất di bất dịch: Sự thật là trên hết ! …có lẽ là một cách tốt nhất mà hiện nay người Việt Hải ngọai đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc.
Không thể dung thứ hình thức quá khích mà đưa đến lầm lạc-cực đoan, dễ bị phản biện và do đó càng củng cố thêm sức mạnh cho những lập luận sai lầm của Chính quyền. Sự đóng góp này là ôn hòa và phù hợp: không cần dấn thân, không lơ là cuộc sống thực tế và không quên nhiệm vu công dân đối với đất nước đang cưu mang mình và gia đình ! Cộng với cuộc cách mạng vũ bão của công nghệ thông tin , tôi tin rằng đây sẽ là một đóng góp to lớn và mạnh mẽ.
Chỉ cần không trở lại kêu gọi hận thù. Não trạng hằn học thường mang đến “tai họa”, hơn là mang lại những đóng góp tích cực, có giá trị . Hãy khép lại lịch sử đau thương thay vì khơi nó dây, phải can đảm để bao gồm cả việc không nên phủ nhận công sức trong sự thống nhất nước Việt Nam đang có.
Phải chấp nhận người, nếu muốn người chấp nhận mình. Không nên phủ nhận công sức của bao người đã khai mở và thúc đẩy “đổi mới”. Không nên phủ nhận nổ lực sạch hóa của chính quyền hiện tại. Không thể đòi hỏi quá đáng với tiến trình xử lý quốc nạn tham nhũng …và cũng không được cản trở bước tiến về vị thế Chính trị của Việt Nam.
Và trên tất cả : Phải có một tri kiến vững chắc, không thiếu tính thời sự về mọi vấn đề có liên quan ! Nhưng đòi hỏi vậy có phải là quá nhiều đối với người Việt hải ngọai hay không, khi mà vừa qua…sự lúng túng trong nhận thức về Dân chủ vẫn còn rãi rác đâu đó trong khắp các diễn đàn, các blog?
Chợt nhìn giấy viết thư của lão Cua, tới hơn 1200 từ. Thôi, xin dừng ở dây và nhường micro cho những MC đáng yêu như KD, thẽ thọt như DQ, trẻ trung như Duc, yêu kiều như HL, mạnh mẽ và dài… như Cao Bồi, trí tuệ như QX, VD, vui nhộn của Cù và Xôi Thịt, uyên bác tung trưởng của LQV và nhiều còm sỹ khác mà tôi không nhớ hết tên.
Một lần nữa, cảm ơn người biểu tình, cảm ơn bạn đọc Cua Times. Nhờ có họ mà tôi có cảm hứng làm việc suốt đêm, không biết mệt, dù đã là lão 90.
Còn lão Cua thì tôi không cảm ơn. Hắn toàn cắt cu, ấy nhầm quên mất, còm của tôi. Của mình về già đã ngắn, hắn còn cố làm cho ngắn thêm, trừ lần này hắn gia ơn, nối dài thêm đoạn kết này.
Ai Nghĩ Dùm Tôi.
................................
Lời cám ơn của mềnh dành tới ANDT và HM Blog
Ôi ôi! Vô cùng cảm động khi đọc entry này của Bác “xin lỗi cho tôi gọi là bác nhé!” ANDT.
Xin có đôi điều tâm “sụy” để bà con hiểu tôi đã cảm động dư lào.
Tôi năm nay mới có 42 tuổi, dân HN gốc nhưng không vó việc gì trên đời này miễn sao là lao động chân chính là tôi không kinh qua để chăm lo cho cuộc sống của mình cũng như người thân. Tôi là một kỹ sư và có vinh dự được đứng trong hàng ngũ tiên phong. Nói vậy bà con đừng vội nghĩ tôi khoe mẽ. Chẳng phải vậy đâu bà con ạ, chỉ vì đã 7 (bảy) lần xuống đường rồi, một lần bay vào tận TPHCM để xuống đường dưng trong đó lạ nước lạ cái không tham gia được nhiều. Vậy mà cứ sau mối chủ nhật về lại thấy nhiều day dứt lắm, ngoài niềm vui hạnh phúc ra thì nào là liệu mai mốt có ai “thăm hỏi” mình không? Liệu tuần sau còn hứng thú để đi tiếp không? Liệu cha mẹ vợ con mình có yên tâm để mình tiếp tục không? Liệu sau những hành động của mình có mang lại được kết quả gì không? và nhiều lắm những trăn trở mà trong khuôn khổ này không thể liệt kê. Mà lại còn lo, liệu những tấm băng rôn mình bỏ tiền in ấn có vi phạm gì không, có mang đến được cuộc xuống đường không??
Vậy đấy bà con ạ, như trên tôi đã nói, tôi 42 tuổi rồi, cũng tạm coi là phong trần được, vậy mà còn những nỗi lo ngại trăn trở vu vơ như thế. Thử hỏi những bà nội trợ, những ông công chức, những anh chị công nhân không có nhiều kinh nghiệm như mình thì họ còn lo sợ như thế nào về hành động xuống đường!!!!
Cảm động lắm chứ, khi mình đang lưỡng lự thì lại có những lời lẽ ân tình của Bác ANDT. Xin mọi người hãy cố đặt mình vào địa vị của tôi sẽ hiểu được, niềm cảm động không đủ ngôn từ để biểu cảm.
Và không phải không xuống đường là không yêu nước, tôi đã hiểu sâu sắc điều đó, vậy nên tôi vẫn xuống đường mỗi ngày chủ nhật, để chỉ cần qua mỗi ngày có thêm vài người thôi vượt qua được nỗi lo của họ. Hy vọng họ cũng như tôi, vẫn lo lắng để đi trong đoàn người mỗi ngày!
Và nếu, đến lúc nào đó, tôi hết sợ, tôi sẽ còn rất nhiều chuyện cảm động về mỗi buổi sáng chủ nhật xuống đường mang ra đây kể hầu bà con. Tin rằng ai cũng sẽ rất vui và lấy làm hạnh phúc lắm, vì dân ta yêu nước và ghét bạo tàn dư lào.
Một câu chuyện cuối tôi muốn nói với bà con, xin bà con đừng chê bai chuyện có các cháu nhỏ trong đoàn biểu tình. Tôi và một số anh em đi nhiều cuộc cũng đã dặn dò nhau là các ông bố bà mẹ không nên cho em bé đi, nhưng thực tế, nhiều gia đình đã coi đó là cuộc đi tuần hành hết sức bình thường mỗi ngày nghỉ và không hề có bất kỳ sự nguy hại hay lợi dụng nào tới cho con cái họ. Đó là họ đã hết sợ đó! “Đây là thiển ý của tôi”
Một lần nữa xin cám ơn Bác ANDT đã tri ân!
Về em Trịnh kim Tiến, tôi đã đi cùng em vài lần trong các chủ nhật xuống đường. Kể từ sau ngày 17/07 đã có nhiều blog viết về em, theo cá nhân tôi, và tôi đã đóng góp ý kiến trên trang anhbasam rằng, “không nên viết nhiều về em quá, ồn ĩ đôi khi lại bất lợi cho em ấy, dù sao cha em ấy cũng đã mất, em ấy đi biểu tình lúc này và chúng ta càng nói nhiều về mối liên quan có là bất nhã và bất nhẫn”
Chân thành cám ơn chú bác, các cô, các bạn, các cháu…tất thảy những ai đã xuống đường biểu tình, tranh đấu cho chủ quyền biển đảo dân tộc. Nếu nói Chân lý là sự trong sáng rực rỡ của thực tại này, đó là sự gắn bó của tinh thần con người không phải với cái hiện hữu giả tạo, nhưng với cái hiện hữu thực, thì các vị đúng là chân lý bởi vì các vị đã gắn bó tinh thần của mình với cái hiện hữu thực, đó là quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
Tất nhiên, mỗi người VN hoàn toàn có quyền chọn lựa vị trí của mình. Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó.
Có những người chọn sự im lặng vì “im lặng là vàng”. Đối với các vị đi biểu tình, im lặng có thể có nghĩa là đồng lõa, là chịu thua, là hèn nhát, là thiếu lương tâm, là phản bội. Vì thế các vị phải lên tiếng. Các vị đã không phó mình hoàn toàn cho sự dối trá, mê hoặc, và đồng loã, đã vuợt lên trên sự sợ hãi…thành thật kính phục vậy!
Xin mượn lời của Mục sư Martin Luther King, trong việc xuống đường biểu tình. Kẻ hèn nhát hỏi “Có an toàn không?”; Kẻ cơ hội hỏi “Có khôn khéo không?”; Kẻ rởm đời hỏi “Có được tiếng tăm gì không?”. Nhưng kẻ có lương tâm hỏi “Có là lẽ phải không?”. Và khi các vị chọn việc tham gia biểu tình cho chủ quyền đất nước, dân tộc, là các vị đã chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả. Nhưng các vị đã chọn nó, vì lương tâm các vị bảo rằng đó là lẽ phải. Xin chân thành cám ơn các vị!
Tuy nhiên, thiển nghĩ, chỉ nói lời “cám ơn” không thì “gió cũng cuốn đi”. Những vị xuống đường biểu tình vì yêu thương đất nước Việt này, muốn cái đất nước Việt, dân tộc Việt ngày càng tốt đẹp hơn.
Vì vậy, chúng ta (trong đó có tui) nên thể hiện những lời cám ơn bằng hành động.
Lại mượn lời của một netter rằng, cám ơn nên thể hiện từ những việc vụn vặt, như là nhường chỗ trên xe buýt cho người già, tàn tật, phụ nữ mang thai. Cám ơn nên thể hiện từ việc nhường đường cho người đi bên cạnh hay những kẻ đang kẹt trong hẻm đang muốn hòa vào con đường lớn.
Cám ơn nên thể hiện bằng việc nhận thức rằng, bịch rác mình đang lén quăng xuống cống sẽ làm nghẹt hệ thống cống rãnh của thành phố mình đang sinh sống.
Cám ơn nên thể hiện từ việc mỗi ngày dành thời gian chăm sóc cho con cái, kiểm tra bài vở của đám trẻ, hỏi han công việc của vợ mình ngày hôm đó.
Những việc lớn bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt. Cám ơn là kềm hãm sự ham muốn vặt một cành hoa đẹp khi đi dự một buổi triễn lãm về hoa cảnh, là ráng giữ cho con đường sạch đẹp bằng cách không nhổ phẹt hay khạc đống đờm ra giữa đường, hay quăng đại bịch ni lông xuống đường tỉnh như ruồi, là kiên nhẫn sắp hàng mua vé, dừng lại khi đèn đỏ…
Và quan trọng hơn hết, cám ơn là từ bỏ sự thờ ơ chính trị, từ bỏ thói quen suy nghĩ theo kiểu “Thây kệ, tới đâu hay tới đó. Chuyện quốc gia đại sự là chuyện của mấy ông lãnh đạo, còn dân đen như mình chỉ nên biết chịu đựng thôi”, là cần phải có não trạng làm chủ “đòi hỏi lãnh đạo phải có trách nhiệm” và cơ chế phải có phương pháp chế tài khi những kẻ có quyền, có lực không làm được việc, làm bậy, làm sai….
Còn đối với các vị người Việt hải ngoại, xin mạo muội nghĩ rằng, chỉ ra cái Sai của các chính sách, những biện pháp hiệu quả , những dự đóan có giá trị phân tíc, tổng hợp, nói thật mạnh, hợp lý theo nguyên tắc bất di bất dịch: Sự thật là trên hết ! …có lẽ là một cách tốt nhất mà hiện nay người Việt Hải ngọai đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển dân tộc.
Không thể dung thứ hình thức quá khích mà đưa đến lầm lạc-cực đoan, dễ bị phản biện và do đó càng củng cố thêm sức mạnh cho những lập luận sai lầm của Chính quyền. Sự đóng góp này là ôn hòa và phù hợp: không cần dấn thân, không lơ là cuộc sống thực tế và không quên nhiệm vu công dân đối với đất nước đang cưu mang mình và gia đình ! Cộng với cuộc cách mạng vũ bão của công nghệ thông tin , tôi tin rằng đây sẽ là một đóng góp to lớn và mạnh mẽ.
Chỉ cần không trở lại kêu gọi hận thù. Não trạng hằn học thường mang đến “tai họa”, hơn là mang lại những đóng góp tích cực, có giá trị . Hãy khép lại lịch sử đau thương thay vì khơi nó dây, phải can đảm để bao gồm cả việc không nên phủ nhận công sức trong sự thống nhất nước Việt Nam đang có.
Phải chấp nhận người, nếu muốn người chấp nhận mình. Không nên phủ nhận công sức của bao người đã khai mở và thúc đẩy “đổi mới”. Không nên phủ nhận nổ lực sạch hóa của chính quyền hiện tại. Không thể đòi hỏi quá đáng với tiến trình xử lý quốc nạn tham nhũng …và cũng không được cản trở bước tiến về vị thế Chính trị của Việt Nam.
Và trên tất cả : Phải có một tri kiến vững chắc, không thiếu tính thời sự về mọi vấn đề có liên quan ! Nhưng đòi hỏi vậy có phải là quá nhiều đối với người Việt hải ngọai hay không, khi mà vừa qua…sự lúng túng trong nhận thức về Dân chủ vẫn còn rãi rác đâu đó trong khắp các diễn đàn, các blog?
Chợt nhìn giấy viết thư của lão Cua, tới hơn 1200 từ. Thôi, xin dừng ở dây và nhường micro cho những MC đáng yêu như KD, thẽ thọt như DQ, trẻ trung như Duc, yêu kiều như HL, mạnh mẽ và dài… như Cao Bồi, trí tuệ như QX, VD, vui nhộn của Cù và Xôi Thịt, uyên bác tung trưởng của LQV và nhiều còm sỹ khác mà tôi không nhớ hết tên.
Một lần nữa, cảm ơn người biểu tình, cảm ơn bạn đọc Cua Times. Nhờ có họ mà tôi có cảm hứng làm việc suốt đêm, không biết mệt, dù đã là lão 90.
Còn lão Cua thì tôi không cảm ơn. Hắn toàn cắt cu, ấy nhầm quên mất, còm của tôi. Của mình về già đã ngắn, hắn còn cố làm cho ngắn thêm, trừ lần này hắn gia ơn, nối dài thêm đoạn kết này.
Ai Nghĩ Dùm Tôi.
................................
Lời cám ơn của mềnh dành tới ANDT và HM Blog
Ôi ôi! Vô cùng cảm động khi đọc entry này của Bác “xin lỗi cho tôi gọi là bác nhé!” ANDT.
Xin có đôi điều tâm “sụy” để bà con hiểu tôi đã cảm động dư lào.
Tôi năm nay mới có 42 tuổi, dân HN gốc nhưng không vó việc gì trên đời này miễn sao là lao động chân chính là tôi không kinh qua để chăm lo cho cuộc sống của mình cũng như người thân. Tôi là một kỹ sư và có vinh dự được đứng trong hàng ngũ tiên phong. Nói vậy bà con đừng vội nghĩ tôi khoe mẽ. Chẳng phải vậy đâu bà con ạ, chỉ vì đã 7 (bảy) lần xuống đường rồi, một lần bay vào tận TPHCM để xuống đường dưng trong đó lạ nước lạ cái không tham gia được nhiều. Vậy mà cứ sau mối chủ nhật về lại thấy nhiều day dứt lắm, ngoài niềm vui hạnh phúc ra thì nào là liệu mai mốt có ai “thăm hỏi” mình không? Liệu tuần sau còn hứng thú để đi tiếp không? Liệu cha mẹ vợ con mình có yên tâm để mình tiếp tục không? Liệu sau những hành động của mình có mang lại được kết quả gì không? và nhiều lắm những trăn trở mà trong khuôn khổ này không thể liệt kê. Mà lại còn lo, liệu những tấm băng rôn mình bỏ tiền in ấn có vi phạm gì không, có mang đến được cuộc xuống đường không??
Vậy đấy bà con ạ, như trên tôi đã nói, tôi 42 tuổi rồi, cũng tạm coi là phong trần được, vậy mà còn những nỗi lo ngại trăn trở vu vơ như thế. Thử hỏi những bà nội trợ, những ông công chức, những anh chị công nhân không có nhiều kinh nghiệm như mình thì họ còn lo sợ như thế nào về hành động xuống đường!!!!
Cảm động lắm chứ, khi mình đang lưỡng lự thì lại có những lời lẽ ân tình của Bác ANDT. Xin mọi người hãy cố đặt mình vào địa vị của tôi sẽ hiểu được, niềm cảm động không đủ ngôn từ để biểu cảm.
Và không phải không xuống đường là không yêu nước, tôi đã hiểu sâu sắc điều đó, vậy nên tôi vẫn xuống đường mỗi ngày chủ nhật, để chỉ cần qua mỗi ngày có thêm vài người thôi vượt qua được nỗi lo của họ. Hy vọng họ cũng như tôi, vẫn lo lắng để đi trong đoàn người mỗi ngày!
Và nếu, đến lúc nào đó, tôi hết sợ, tôi sẽ còn rất nhiều chuyện cảm động về mỗi buổi sáng chủ nhật xuống đường mang ra đây kể hầu bà con. Tin rằng ai cũng sẽ rất vui và lấy làm hạnh phúc lắm, vì dân ta yêu nước và ghét bạo tàn dư lào.
Một câu chuyện cuối tôi muốn nói với bà con, xin bà con đừng chê bai chuyện có các cháu nhỏ trong đoàn biểu tình. Tôi và một số anh em đi nhiều cuộc cũng đã dặn dò nhau là các ông bố bà mẹ không nên cho em bé đi, nhưng thực tế, nhiều gia đình đã coi đó là cuộc đi tuần hành hết sức bình thường mỗi ngày nghỉ và không hề có bất kỳ sự nguy hại hay lợi dụng nào tới cho con cái họ. Đó là họ đã hết sợ đó! “Đây là thiển ý của tôi”
Một lần nữa xin cám ơn Bác ANDT đã tri ân!
Về em Trịnh kim Tiến, tôi đã đi cùng em vài lần trong các chủ nhật xuống đường. Kể từ sau ngày 17/07 đã có nhiều blog viết về em, theo cá nhân tôi, và tôi đã đóng góp ý kiến trên trang anhbasam rằng, “không nên viết nhiều về em quá, ồn ĩ đôi khi lại bất lợi cho em ấy, dù sao cha em ấy cũng đã mất, em ấy đi biểu tình lúc này và chúng ta càng nói nhiều về mối liên quan có là bất nhã và bất nhẫn”
ỐI TRỜI CAO ĐẤT DÀY ƠI, DƯ LÀY THÌ BIẾT TIN AI?
Theo BBC
1/. Ông Vũ Viết Ngoạn, tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bị tố giác giả mạo khi tiểu sử có học vị tiến sỹ tài chính tại một trường đại học của Hoa Kỳ.
- Tiểu sử của ông Ngoạn, được đăng trên một số báo điện tử trong nước nói ông sinh năm 1958 và có học vị là Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ).
- Báo Người Việt viết: "Ðại Học La Salle không có chương trình tiến sỹ kinh tế hay tài chính".
2/. Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
3/. Bà Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch tập đoàn Tân Tạo đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
- Trang tin của Hội Cựu Chiến binh, một trang mạng chính thức ở trong nước, mới đăng tải đơn tố cáo nặc danh về bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Tân Tạo.
- Trên YouTube cũng xuất hiện một đoạn video trong đó bà Yến đọc nhầm tên quan chức và đọc không lưu loát một diễn văn về giải thưởng "Hoa Trạng Nguyên" mà tập đoàn Tân Tạo của bà lập ra.
Và trên báo điện tử Cựu chiến binh Việt Nam có bài:
http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1318&Chitiet=9585&Style=1
Theo Tuổi trẻ online
1/. Ngày 1-7, ông Lê Việt Khoa, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang, cho biết trong đợt bầu cử vừa qua ủy ban kiểm tra cấp tỉnh và huyện đã tiến hành thẩm tra, xác minh nhiều trường hợp cán bộ trong tỉnh bị tố cáo liên quan việc sử dụng bằng cấp giả. Kết quả phát hiện 140 cán bộ, đảng viên sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc THPT giả.
2/. Bằng “thạc sĩ” giá 18 triệu đồng. Nhiều người rao bán: “Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...”.
Theo VNexpress
Cách chức bí thư xã dùng bằng giả. Ban thường vụ huyện ủy Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) vừa quyết định cách chức ông Trương Văn Dưng, Bí thư Đảng ủy xã Hương Toàn, do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. "Tin ngày 28/07/2011"
Xem xong đoạn video và mấy thông tin trên, chỉ biết ngửa cổ kêu Trời dưng mà Trời cao quá mà thôi.
Lại nhớ hai câu thơ của Bùi Minh Quốc
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!
..................
Blog Nguyễn Vĩnh có đoạn rất đặc biệt.
Việc xem xét cất nhắc một con người, nếu theo một trình tự "lành mạnh", nghĩa là quy trình đề bạt là "sạch", thì làm gì có những chuyện trên? Và cứ đến khi vào một ghế quan to nào đó ở địa phương hoặc cấp TW thì lại nẩy sinh, lại lòi tói ra một chuyện chẳng thể nín cười được, những chuyện "không tin được" như kiểu chuyện ông Vũ Viết Ngoạn nói đến ở đây sẽ đến bao giờ mới chấm dứt?.
1/. Ông Vũ Viết Ngoạn, tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, bị tố giác giả mạo khi tiểu sử có học vị tiến sỹ tài chính tại một trường đại học của Hoa Kỳ.
- Tiểu sử của ông Ngoạn, được đăng trên một số báo điện tử trong nước nói ông sinh năm 1958 và có học vị là Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ).
- Báo Người Việt viết: "Ðại Học La Salle không có chương trình tiến sỹ kinh tế hay tài chính".
2/. Chức vụ chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trước ông là do ông Lê Đức Thúy nắm giữ. Ông Thúy mới nhận quyết định nghỉ hưu, trong khi cũng có cáo buộc liên quan vụ một công ty Australia hối lộ quan chức Việt Nam.
3/. Bà Đặng Thị Hoàng Yến - chủ tịch tập đoàn Tân Tạo đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
- Trang tin của Hội Cựu Chiến binh, một trang mạng chính thức ở trong nước, mới đăng tải đơn tố cáo nặc danh về bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Tân Tạo.
- Trên YouTube cũng xuất hiện một đoạn video trong đó bà Yến đọc nhầm tên quan chức và đọc không lưu loát một diễn văn về giải thưởng "Hoa Trạng Nguyên" mà tập đoàn Tân Tạo của bà lập ra.
Và trên báo điện tử Cựu chiến binh Việt Nam có bài:
http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1318&Chitiet=9585&Style=1
Theo Tuổi trẻ online
1/. Ngày 1-7, ông Lê Việt Khoa, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang, cho biết trong đợt bầu cử vừa qua ủy ban kiểm tra cấp tỉnh và huyện đã tiến hành thẩm tra, xác minh nhiều trường hợp cán bộ trong tỉnh bị tố cáo liên quan việc sử dụng bằng cấp giả. Kết quả phát hiện 140 cán bộ, đảng viên sử dụng bằng tốt nghiệp bổ túc THPT giả.
2/. Bằng “thạc sĩ” giá 18 triệu đồng. Nhiều người rao bán: “Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...”.
Theo VNexpress
Cách chức bí thư xã dùng bằng giả. Ban thường vụ huyện ủy Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) vừa quyết định cách chức ông Trương Văn Dưng, Bí thư Đảng ủy xã Hương Toàn, do sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả. "Tin ngày 28/07/2011"
Xem xong đoạn video và mấy thông tin trên, chỉ biết ngửa cổ kêu Trời dưng mà Trời cao quá mà thôi.
Lại nhớ hai câu thơ của Bùi Minh Quốc
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!
..................
Blog Nguyễn Vĩnh có đoạn rất đặc biệt.
Việc xem xét cất nhắc một con người, nếu theo một trình tự "lành mạnh", nghĩa là quy trình đề bạt là "sạch", thì làm gì có những chuyện trên? Và cứ đến khi vào một ghế quan to nào đó ở địa phương hoặc cấp TW thì lại nẩy sinh, lại lòi tói ra một chuyện chẳng thể nín cười được, những chuyện "không tin được" như kiểu chuyện ông Vũ Viết Ngoạn nói đến ở đây sẽ đến bao giờ mới chấm dứt?.
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
TÂM SỰ CỦA “MINH ĐẠP” - QUỲNH CHI
Tôi đạp vào mặt người biểu tình
Mà thiên hạ bảo tôi đạp vào mặt Nhân dân
Đạp vào mặt Lòng yêu nước
Đạp vào mặt Giống nòi, Tổ quốc
Đạp vào mặt Truyền thống Anh hùng…
Thiên hạ gọi tôi là kẻ súc sinh
là thằng súc vật
là tên ác ôn không có tính Người
Thiên hạ hỏi kẻ nào đã sinh ra tôi
Thằng nào dạy mi, biến mi thành súc vật?
Mày ăn cơm hay mày ăn cứt?
Từ ngày Mười Bảy tháng Bảy năm Hai ngàn mười một
Tôi thành kẻ bơ vơ trước cả bố mẹ mình
Vợ con khinh
Họ hàng xa lánh
Dẫu tôi biết biển Đông đang nổi sóng
Dẫu tôi biết lòng người đang sục sôi
Dẫu tôi biết bố mẹ tôi xấu hổ với mọi người
Tôi cũng biết
Hàng ngày tôi ăn cơm
của người nông dân một nắng hai sương cấy hái trên đồng
Tôi mặc áo của người công nhân cặm cụi sớm khuya bên máy may máy dệt
Nhưng tôi cũng biết
những người này không trực tiếp cho tôi
Tôi biết người cho tôi không làm ra của cải
Người dạy tôi không biết điều hay, lẽ phải
Nhưng họ trực tiếp cho tôi những cái tôi cần!
Họ dạy tôi họ đại diện cho Nhân dân
đại diện cho Đất nước.
Phục vụ họ là phục vụ Nhân dân, Tổ quốc.
Phải mạnh tay, mạnh chân với người họ không ưa
Có thể họ là những kẻ khùng điên, dối trá, lọc lừa
Nhưng nếu họ không còn
Tôi lấy gì để sống?
Mà thiên hạ bảo tôi đạp vào mặt Nhân dân
Đạp vào mặt Lòng yêu nước
Đạp vào mặt Giống nòi, Tổ quốc
Đạp vào mặt Truyền thống Anh hùng…
Thiên hạ gọi tôi là kẻ súc sinh
là thằng súc vật
là tên ác ôn không có tính Người
Thiên hạ hỏi kẻ nào đã sinh ra tôi
Thằng nào dạy mi, biến mi thành súc vật?
Mày ăn cơm hay mày ăn cứt?
Từ ngày Mười Bảy tháng Bảy năm Hai ngàn mười một
Tôi thành kẻ bơ vơ trước cả bố mẹ mình
Vợ con khinh
Họ hàng xa lánh
Dẫu tôi biết biển Đông đang nổi sóng
Dẫu tôi biết lòng người đang sục sôi
Dẫu tôi biết bố mẹ tôi xấu hổ với mọi người
Tôi cũng biết
Hàng ngày tôi ăn cơm
của người nông dân một nắng hai sương cấy hái trên đồng
Tôi mặc áo của người công nhân cặm cụi sớm khuya bên máy may máy dệt
Nhưng tôi cũng biết
những người này không trực tiếp cho tôi
Tôi biết người cho tôi không làm ra của cải
Người dạy tôi không biết điều hay, lẽ phải
Nhưng họ trực tiếp cho tôi những cái tôi cần!
Họ dạy tôi họ đại diện cho Nhân dân
đại diện cho Đất nước.
Phục vụ họ là phục vụ Nhân dân, Tổ quốc.
Phải mạnh tay, mạnh chân với người họ không ưa
Có thể họ là những kẻ khùng điên, dối trá, lọc lừa
Nhưng nếu họ không còn
Tôi lấy gì để sống?
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
DÔNG DÀI TÍ CHƠI
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
HỒ CHÍ MINH
...................
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây
TỤC NGỮ
...................
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa.
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi ...
BMQ
..................
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không !
ĐTQ
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
HỒ CHÍ MINH
...................
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây
TỤC NGỮ
...................
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa.
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi ...
BMQ
..................
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không !
ĐTQ
CHÚT LÃNG MẠN HÀ NỘI
Hơn bốn mươi tuổi đầu, đã qua đi cái thời yêu đương, thương nhớ của trẻ trai. Vậy mà lạ thật Hà Nội mùa hè này sao lãng mạn đến thế với mình!
Như cánh chim này, như được bay nhảy tự do trên bầu trời!
Mùa hè này, hoa Phượng như thắm hơn, báo hiệu mùa hè đẹp lắm!
Thế rồi, bọn "nước lọa" kia đã được chỉ tên điểm mặt, nước Tàu. Bọn Tàu tham tàn, bạo ngược, bọn Tàu lại ngu đần động đến người Việt để toàn dân nước Việt, toàn thể người Việt có lương tri trên khắp hành tinh này đào cha cuốc ông bọn Tàu lên mà chưởi, mà biểu tình đả đảo bọn mặt dày.
Không thể thiếu trong tình yêu nước nồng nàn ấy là chút lãng mạn của Hà Nội, mảnh đất hào hoa - linh thiêng!
Chàng thanh niên đầy nhiệt huyết đang đọc "Tuyên cáo yêu nước" dõng dạc trong tiếng nhạc của một nhạc sĩ đường phố và trước thềm của nhà hát lớn thành phố. Tự hỏi, cần chi đâu những hàng ghế bọc nhung rực rỡ!
Hai nhạc công đáng yêu nhất mà tôi được biết, họ đã biểu diễn với tất cả con tim khối óc! Họ biểu diễn dưới rợp trời cờ và biểu ngữ, họ biểu diễn trong tiếng lòng oai hùng của đoàn người yêu nước! Họ đã hô vang Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam dưới chân tượng đài cảm tử bên bờ hồ Gươm!
Người nghệ sĩ già bắt đầu cho buổi diễn của mình, không một lời đề nghị, không một giây phút chần chừ, như thể ông đã đợi chờ nó tự bao giờ cho các buổi biểu diễn này!
Ông đã dồn toàn trí căm thù vào bản nhạc!
Ông đã bắt nhịp cho những con tim ái quốc!
Ông còn làm rung động trái tim bé nhỏ của những cháu bé, bởi ông đã dùng thứ ngôn ngữ đỉnh cao! Đó là âm nhạc!
Và rồi ông lại lắng lòng mình lại, ông đi giữa đoàn người biểu tình, như mọi người. Ông tên là hải. Nhớ lời anh bạn tôi có nói, trên trái đất này, có nơi đâu đi biểu tình mà lãng mạn đến thế này không? Có chính quyền nào có được những người dân hiền hậu mà nồng nàn như thế này không?
Chưa hết, có những người đi biểu tình mà như đó chính là lời yêu lớn nhất trong cuộc đời họ vậy. Chị Phượng Bích. Tấm ảnh tôi chụp chị rất đẹp, đã được nhiều phương tiện đưa lên, nhìn chị hạnh phúc và lãng mạn biết bao!
Và đây nữa, một Blocg, LD, anh vui và hạnh phúc biết bao, anh như đang thăng hoa, dang tung bay cùng lá cờ Tổ quốc!
Có nơi đâu trên trái đất này, đi biểu tình yêu nước khó đến thế và co nơi đâu trên trái đất này đi biểu tình yêu nước lại lãng mạn đến vậy?
Như cánh chim này, như được bay nhảy tự do trên bầu trời!
Mùa hè này, hoa Phượng như thắm hơn, báo hiệu mùa hè đẹp lắm!
Thế rồi, bọn "nước lọa" kia đã được chỉ tên điểm mặt, nước Tàu. Bọn Tàu tham tàn, bạo ngược, bọn Tàu lại ngu đần động đến người Việt để toàn dân nước Việt, toàn thể người Việt có lương tri trên khắp hành tinh này đào cha cuốc ông bọn Tàu lên mà chưởi, mà biểu tình đả đảo bọn mặt dày.
Không thể thiếu trong tình yêu nước nồng nàn ấy là chút lãng mạn của Hà Nội, mảnh đất hào hoa - linh thiêng!
Chàng thanh niên đầy nhiệt huyết đang đọc "Tuyên cáo yêu nước" dõng dạc trong tiếng nhạc của một nhạc sĩ đường phố và trước thềm của nhà hát lớn thành phố. Tự hỏi, cần chi đâu những hàng ghế bọc nhung rực rỡ!
Hai nhạc công đáng yêu nhất mà tôi được biết, họ đã biểu diễn với tất cả con tim khối óc! Họ biểu diễn dưới rợp trời cờ và biểu ngữ, họ biểu diễn trong tiếng lòng oai hùng của đoàn người yêu nước! Họ đã hô vang Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam dưới chân tượng đài cảm tử bên bờ hồ Gươm!
Người nghệ sĩ già bắt đầu cho buổi diễn của mình, không một lời đề nghị, không một giây phút chần chừ, như thể ông đã đợi chờ nó tự bao giờ cho các buổi biểu diễn này!
Ông đã dồn toàn trí căm thù vào bản nhạc!
Ông đã bắt nhịp cho những con tim ái quốc!
Ông còn làm rung động trái tim bé nhỏ của những cháu bé, bởi ông đã dùng thứ ngôn ngữ đỉnh cao! Đó là âm nhạc!
Và rồi ông lại lắng lòng mình lại, ông đi giữa đoàn người biểu tình, như mọi người. Ông tên là hải. Nhớ lời anh bạn tôi có nói, trên trái đất này, có nơi đâu đi biểu tình mà lãng mạn đến thế này không? Có chính quyền nào có được những người dân hiền hậu mà nồng nàn như thế này không?
Chưa hết, có những người đi biểu tình mà như đó chính là lời yêu lớn nhất trong cuộc đời họ vậy. Chị Phượng Bích. Tấm ảnh tôi chụp chị rất đẹp, đã được nhiều phương tiện đưa lên, nhìn chị hạnh phúc và lãng mạn biết bao!
Và đây nữa, một Blocg, LD, anh vui và hạnh phúc biết bao, anh như đang thăng hoa, dang tung bay cùng lá cờ Tổ quốc!
Có nơi đâu trên trái đất này, đi biểu tình yêu nước khó đến thế và co nơi đâu trên trái đất này đi biểu tình yêu nước lại lãng mạn đến vậy?
THƯ THỨ 2 GỬI ÔNG NGUYỄN ĐỨC NHANH, GĐ CÔNG AN TP HÀ NỘI
Có cả mềnh, Pro thía!
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——*——
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011
Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Nhanh
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
1.Chúng tôi những người tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ghi nhận và hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã không sử dụng vũ lực đối với người tham gia biểu tình yêu nước trong buổi sáng Chủ nhật 24/7/2011 vừa qua.
2.Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không tán thành việc một số nhân viên an ninh đã ngấm ngầm hoặc công khai gây phiền nhiễu sinh hoạt bình thường của một số công dân nhằm ngăn cản họ thực hiện quyền biểu tình được Hiến pháp quy định.
3. Chúng tôi cũng muốn nhắc lại sự việc đáng tiếc xảy ra trong hai cuộc biểu tình tự phát gần đây đã bị CATPHN trấn áp, đặc biệt là cuộc biểu tình diễn ra sáng ngày 17/07/2011. Chúng tôi tiếp tục đề nghị ông Giám đốc CATPHN trả lời trước công luận về mấy nội dung sau:
a. Căn cứ theo quy định nào của Pháp luật, CATPHN đã bắt giữ người mà không có lệnh hợp pháp trong cuộc biểu tình ngày 17/07/2011 (ít nhất 46 người).
b. Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn Quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video Clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet.
Hiện nay, quần chúng nhân dân đã xác định được danh tính của nhân viên an ninh trong video clip nói trên là Minh, đội phó đội an ninh, công an quận Hoàn Kiếm.
Chúng tôi đề nghị Ông chỉ đạo xác minh thông tin trên, nếu đúng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật, nếu sai thì công bố để không ảnh hưởng đến uy tín của CA TPHN. Nếu việc xác định của nhân dân là đúng thì anh Minh có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”(quy định tại điều 281 Bộ luật Hình sự). Hành vi của anh Minh thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này, cụ thể: anh Minh, 1) Là người có chức vụ, quyền hạn; 2) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vũ lực trái công vụ, gây thiệt hại về thể chất và nhân phẩm cho nạn nhân, gây phẫn nộ trong nhân dân; 3) Phạm tội với lỗi cố ý, với động cơ coi thường pháp luật, coi thường nhân dân, chà đạp, cản trở việc thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Minh phạm tội với hai tình tiết tăng nặng quy định tại điểm d và điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự: Phạm tội có tính chất côn đồ và phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được.
Tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì vậy, cơ quan điều tra phải chủ động khởi tố vụ án, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại. Sự tha thứ cao thượng của người bị hại (nếu có) đối với người phạm tội chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứ không phải là lý do để cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu Ông không giải quyết sớm văn thư này, chúng tôi sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để yêu cầu cấp cao hơn sẽ xử lý cá nhân anh Minh và những vị lãnh đạo khác có liên quan của Công an Quận Hoàn Kiếm và CA TPHN.
Kính chào Ông!
Những công dân Việt Nam tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông tại Hà Nội ký tên:
Nguyễn Huệ Chi
Phạm Duy Hiển
Nguyễn Nguyên Bình
Chu Hảo
Trần Nhương
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Trần Kỳ Trung
Nguyễn Xuân Diện
Lê Dũng
Nguyễn Tiến Nam
Hoàng Cường
Đặng Bích Phượng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——*——
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011
Kính gửi: Ông Nguyễn Đức Nhanh
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
1.Chúng tôi những người tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ghi nhận và hoan nghênh Công an thành phố Hà Nội (CATPHN) đã không sử dụng vũ lực đối với người tham gia biểu tình yêu nước trong buổi sáng Chủ nhật 24/7/2011 vừa qua.
2.Tuy nhiên, chúng tôi hoàn toàn không tán thành việc một số nhân viên an ninh đã ngấm ngầm hoặc công khai gây phiền nhiễu sinh hoạt bình thường của một số công dân nhằm ngăn cản họ thực hiện quyền biểu tình được Hiến pháp quy định.
3. Chúng tôi cũng muốn nhắc lại sự việc đáng tiếc xảy ra trong hai cuộc biểu tình tự phát gần đây đã bị CATPHN trấn áp, đặc biệt là cuộc biểu tình diễn ra sáng ngày 17/07/2011. Chúng tôi tiếp tục đề nghị ông Giám đốc CATPHN trả lời trước công luận về mấy nội dung sau:
a. Căn cứ theo quy định nào của Pháp luật, CATPHN đã bắt giữ người mà không có lệnh hợp pháp trong cuộc biểu tình ngày 17/07/2011 (ít nhất 46 người).
b. Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn Quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video Clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet.
Hiện nay, quần chúng nhân dân đã xác định được danh tính của nhân viên an ninh trong video clip nói trên là Minh, đội phó đội an ninh, công an quận Hoàn Kiếm.
Chúng tôi đề nghị Ông chỉ đạo xác minh thông tin trên, nếu đúng thì phải xử lý theo quy định của pháp luật, nếu sai thì công bố để không ảnh hưởng đến uy tín của CA TPHN. Nếu việc xác định của nhân dân là đúng thì anh Minh có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”(quy định tại điều 281 Bộ luật Hình sự). Hành vi của anh Minh thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này, cụ thể: anh Minh, 1) Là người có chức vụ, quyền hạn; 2) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vũ lực trái công vụ, gây thiệt hại về thể chất và nhân phẩm cho nạn nhân, gây phẫn nộ trong nhân dân; 3) Phạm tội với lỗi cố ý, với động cơ coi thường pháp luật, coi thường nhân dân, chà đạp, cản trở việc thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Minh phạm tội với hai tình tiết tăng nặng quy định tại điểm d và điểm h khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự: Phạm tội có tính chất côn đồ và phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được.
Tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” không phải là trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì vậy, cơ quan điều tra phải chủ động khởi tố vụ án, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại. Sự tha thứ cao thượng của người bị hại (nếu có) đối với người phạm tội chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, chứ không phải là lý do để cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự.
Nếu Ông không giải quyết sớm văn thư này, chúng tôi sẽ buộc phải sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để yêu cầu cấp cao hơn sẽ xử lý cá nhân anh Minh và những vị lãnh đạo khác có liên quan của Công an Quận Hoàn Kiếm và CA TPHN.
Kính chào Ông!
Những công dân Việt Nam tham gia và ủng hộ các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông tại Hà Nội ký tên:
Nguyễn Huệ Chi
Phạm Duy Hiển
Nguyễn Nguyên Bình
Chu Hảo
Trần Nhương
Phạm Xuân Nguyên
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Trần Kỳ Trung
Nguyễn Xuân Diện
Lê Dũng
Nguyễn Tiến Nam
Hoàng Cường
Đặng Bích Phượng
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Thơ Lê bá Dương
Lê Bá Dương
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn có bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn có bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
NỖI SỢ KHÔNG CÓ TÊN TRONG TỪ ĐIỂN - Tuấnddk
Ở Lý Sơn, ngư dân làng chài không sợ hãi cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt. Họ sợ đói nghèo, sợ những khoản nợ đến ngày đáo hạn và sợ nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.
Sói biển sợ nợ
Người nổi tiếng nhất Lý Sơn giờ đương nhiên là “sói biển” Mai Phụng Lưu. Lưu lì lợm. Lưu can trường. Lưu 4 lần bị Trung Quốc bắt. Lưu 4 lần trắng tay ngập nợ. Bắt rồi, trắng tay rồi Lưu vẫn đi Hoàng Sa. Lưu là con sói can trường đến liều lĩnh trên vùng biển Hoàng Sa. Nhưng bữa chúng tôi ghé nhà, huyền thoại họ Mai, con sói biển của Hoàng Sa- đang lẩn mẫn ngồi bóc tỏi. Cái bàn tay to bè thô nháp đã quen với sợi thừng, dây lưới giờ lóng ngóng đến lạ.
Chưa khi nào Mai Phụng Lưu lại run như lần này. Cái danh sói biển được báo chí phong tặng, câu chuyện ly kỳ về sự can trường của Lưu khiến anh được một ngân hàng cam kết cho vay 300 triệu đồng để đóng tàu ra khơi. Nhưng vay rồi mà chưa hết run. Lạ thế. 30 năm đi biển, biết bao lần đối mặt với sóng to gió lớn. Suốt 7 năm qua, đã cả chục lần chạy trốn tàu Trung Quốc trên những bãi đã san hô tử thần, nơi mà sểnh tay lái ra là tan tàu mất mạng. Ngay cả 4 lần bị Trung Quốc bắt, Lưu cũng đã bao giờ biết sợ. Hoá ra Lưu sợ nợ. Sợ đóng tàu rồi lại bị thu giữ, rồi lại trắng tay. “Chắc chắn sẽ ra Trường Sa”- Lưu ngồi xây lưng vào nhánh cây phong ba mang về từ một hòn đảo nào đó ngoài Hoàng Sa và nói cứng. Nhưng anh nói không tự nhiên và người đàn ông của biển vốn ăn sóng nói gió bỗng nhỏ nhẹ và mệt mỏi khác thường. Nhìn mắt anh, tôi tin chuyến đầu tiên của anh sẽ lại là Hoàng Sa. Nhưng anh sẽ ra Hoàng Sa với nỗi sợ mất tàu, một nỗi sợ không có tên trong từ điển, nỗi sợ chính đáng mà không sự can trường hay lì lợm nào có thể khoả lấp đi được.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Lưu đãi chúng tôi chén rượu hải sâm cay sè. Hoàng Sa trù phú là biển lành của mực, của tôm hùm và nhất là của hải sâm vú. Mối con ít cũng triệu rưởi. Những ngư dân vẫn kháo nhau câu chuyện tàu của một ông Đồn nào đó trúng ổ hải sâm một chuyến thu về hơn 2 tỷ 8. Nhưng loài hải sâm sống sâu dưới 50-70 thước nước. Và neo tàu giữ mênh mông sóng nước, những ngư dân can trường nhất cắn dây thở, đeo bịch chì lặn sâu dưới đáy biển đen. Miếng cơm manh áo, hay giả gọi một cách sang trọng hơn là khát vọng làm giàu có lẽ còn mạnh hơn sự sợ hãi, dù nghề lặn thực chất là một cuộc đánh đổi giữa một bên là miếng cơm manh áo, và một bên là mạng sống của chính mình. Ở đảo bé Lý Sơn, rành rành một nạn nhân của nghề lặn nước. Bùi Văn Huệ, 35 tuổi, liệt hai chân sau một ca tai biến khi anh cố thoát lên từ độ sâu 40m. Ở Lý Sơn, chỉ có những khoản nợ và những lo toan miếng cơm manh áo như những chiếc đinh sắt thúc vào mạng sườn ngư dân khiến họ không đừng được việc ra khơi.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh khốn khổ. Chí ít là khốn khổ từ bảy năm nay. Từ 16, Lưu đã bắt đầu theo tàu đi biển. Anh đi miết. Đi nhiều đến nỗi anh thuộc từng chặng san hô, vừa huýt sáo vừa lái tàu đánh võng qua những khúc cạn chết người. Nhưng việc chạy tàu Trung Quốc không phải là trò đùa. Mỗi năm đi 12 phen thì chỉ 2 phen may mắn không gặp tàu trắng Trung Quốc (tàu ngư chính). Ngư dân mình, nói là đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì nói thế thôi chứ cứ thấy tàu trắng là cong đuôi lên chạy. Tàu cá chỉ chạy được 7 hải lý mỗi giờ vì thế cứ phải lao vào bãi san hô mà né. Né tàu trắng còn cuống, còn gấp, còn tim đập chân run hơn là né những cơn cuồng phong của biển cả. Chấp nhận lao san hô là bởi bị san hô xé đôi tàu hay bị Trung Quốc bắt nào có khác gì nhau. Đằng nào thì cũng trắng tay cả.
Lưu đã 4 lần trắng tay. Anh cho chúng tôi xem tờ giấy phạt của Trung Quốc. Năm 2005, chị Đợi, vợ Lưu đã phải cắm nhà, vay nóng để có tiền gửi sang Trung Quốc chuộc người. Đối với những người phụ nữ làng chài, chồng con họ mới là những thứ quý giá nhất, thiêng liêng nhất. Lần cuối bị Trung Quốc bắt tháng tám năm ngoái, Lưu trở về và ngay lập tức bị chủ nợ xiết con tàu nát. Bây giờ, sau 4 lần bị bắt, bên ngoài hai bàn tay trắng, vợ chồng cha con còn mang một khoản nợ ngập đầu 200 triệu. Lưu không sợ mới lạ.
Nhân tai
Ở Quảng Ngãi, ngư dân giờ nợ nần ngập đầu. Chẳng hạn như ở Bình Chánh, địa danh gắn với tên tuổi một sói biển khác là Tiêu Viết Là, dư nợ của ngư dân tại Ngân hàng nông nghiệp hơn 9 tỷ thì có tới 5,6 tỷ là những khoản nợ khó đòi. Đòi sao được khi sóng gió đại dương thổi bay những chiếc tàu ngư dân lả tả như chiếc lá. Tôi đã được nghe câu chuyện bi hài của ngư dân Nguyễn Tấn Sơn. Bão số 9 đã thổi tung chiếc tàu của anh lên tận Bình Dương, cách chỗ bỏ neo đến 5km. Cái tàu đi biển, dù chỉ vài chục mã (sức ngựa) cũng nặng tới vài tấn, không phải như con trâu, con bò mà bảo cứ tìm thấy là có thể xỏ mũi dắt về. Chi phí lai dắt 200 triệu làm Sơn méo hết cả mặt. Ngư dân Sơn dở khóc dở cười khi khoản nợ giờ đã lên tới 454 triệu mà tàu thì nằm một chỗ.
Cũng may là ngân hàng cũng không ráo riết thúc nợ. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Bình Sơn, ông Phạm Điểm bảo: Ngư dân sợ nợ, cũng vì thế họ không chây nợ bao giờ. Vả lại, họ chỉ có một thứ tài sản là con tàu thì cũng đã mất rồi thì còn gì mà trả. Cho vay ngư nghiệp là loại vay nhiều rủi ro nhất, nhưng không phải vì thế mà không cho ngư dân vay. Hiềm một nỗi giờ Ngân hàng cũng không biết phải xử sao. Khó nhất cho Ngân hàng là với những trường hợp “mất tích”. Gì thì gì, quyền tuyên bố ai đó mất tích thuộc về toà án. Mà xưa nay, đã có trường hợp nào toà án tuyên bố ngư dân mất tích. Vì thế, những khoản nợ khó đòi cứ nằm đó, chềnh ềnh trên sổ sách của ngân hàng và thấp thỏm trong những nỗi lo toan cơm áo của những ngư dân.
Ngư dân xưa nay kiêng nói về chuyện may rủi. Kiêng đến mức ăn con cá không bao giờ dám lật. Ấy thế mà “nạn tàu trắng” đã khiến giờ họ chẳng cần ai xui cũng tự giác mua bảo hiểm. Sóng dữ không phải lần nào cũng lật tàu, nhưng gặp tàu trắng thì coi như là mất hết.
Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn trong 2 năm 2009 và 2010, toàn huyện có 45 chiếc tàu bị chìm. Trong số này, có tới 14 chiếc được liệt vào dạng bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu và bị tàu lạ đâm chìm. Tính cả tỉnh Quảng Ngãi, số tàu bè bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu, đâm chìm đến nay đã lên tới 62 chiếc. Ngay trong ngày chúng tôi ở đảo, liên tiếp xảy thêm 2 vụ tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu phá hoại toàn bộ phương tiện, ngư lưới cụ. Nếu như trước đây, ngư dân bị bắt giữ, bị đòi tiền chuộc thì bây giờ, họ bị tịch thu, bị phá hoại tất cả. Máy định vị, thiết bị có tính chất cứu sinh bị quăng xuống biển. Ống lặn đi băm nát. Lương thực, dầu máy bị tịch thu. Bên ngoài câu chuyện trắng tay, họ bị bỏ rơi giữa biển cả mênh mông. Một hành động tàn nhẫn mà ngay cả những con vật cũng không đối xử với nhau như thế. Mới nói, cái sự sợ hãi của ngư dân, không phải trước cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt, mà là vì nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.
Nhớ hôm gặp Trần Hoà, phóng viên VietNamNet ở Quảng Nam, người vừa cùng ngư dân Quảng Ngãi vượt biển đi Hoàng Sa, tôi hỏi anh ngư dân được ai bảo vệ. Hoà chống cằm nhíu trán. Một lát, anh chỏ ngón tay lên trời. Ở Lý Sơn, mỗi gia đình ngư dân đều có một bàn thờ Thiên để ngay trước nhà. Họ tin vào ông Trời.
Người ta chỉ tin vào những thế lực siêu nhiên khi không còn biết bám víu vào đâu nữa.
Sói biển sợ nợ
Người nổi tiếng nhất Lý Sơn giờ đương nhiên là “sói biển” Mai Phụng Lưu. Lưu lì lợm. Lưu can trường. Lưu 4 lần bị Trung Quốc bắt. Lưu 4 lần trắng tay ngập nợ. Bắt rồi, trắng tay rồi Lưu vẫn đi Hoàng Sa. Lưu là con sói can trường đến liều lĩnh trên vùng biển Hoàng Sa. Nhưng bữa chúng tôi ghé nhà, huyền thoại họ Mai, con sói biển của Hoàng Sa- đang lẩn mẫn ngồi bóc tỏi. Cái bàn tay to bè thô nháp đã quen với sợi thừng, dây lưới giờ lóng ngóng đến lạ.
Chưa khi nào Mai Phụng Lưu lại run như lần này. Cái danh sói biển được báo chí phong tặng, câu chuyện ly kỳ về sự can trường của Lưu khiến anh được một ngân hàng cam kết cho vay 300 triệu đồng để đóng tàu ra khơi. Nhưng vay rồi mà chưa hết run. Lạ thế. 30 năm đi biển, biết bao lần đối mặt với sóng to gió lớn. Suốt 7 năm qua, đã cả chục lần chạy trốn tàu Trung Quốc trên những bãi đã san hô tử thần, nơi mà sểnh tay lái ra là tan tàu mất mạng. Ngay cả 4 lần bị Trung Quốc bắt, Lưu cũng đã bao giờ biết sợ. Hoá ra Lưu sợ nợ. Sợ đóng tàu rồi lại bị thu giữ, rồi lại trắng tay. “Chắc chắn sẽ ra Trường Sa”- Lưu ngồi xây lưng vào nhánh cây phong ba mang về từ một hòn đảo nào đó ngoài Hoàng Sa và nói cứng. Nhưng anh nói không tự nhiên và người đàn ông của biển vốn ăn sóng nói gió bỗng nhỏ nhẹ và mệt mỏi khác thường. Nhìn mắt anh, tôi tin chuyến đầu tiên của anh sẽ lại là Hoàng Sa. Nhưng anh sẽ ra Hoàng Sa với nỗi sợ mất tàu, một nỗi sợ không có tên trong từ điển, nỗi sợ chính đáng mà không sự can trường hay lì lợm nào có thể khoả lấp đi được.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Lưu đãi chúng tôi chén rượu hải sâm cay sè. Hoàng Sa trù phú là biển lành của mực, của tôm hùm và nhất là của hải sâm vú. Mối con ít cũng triệu rưởi. Những ngư dân vẫn kháo nhau câu chuyện tàu của một ông Đồn nào đó trúng ổ hải sâm một chuyến thu về hơn 2 tỷ 8. Nhưng loài hải sâm sống sâu dưới 50-70 thước nước. Và neo tàu giữ mênh mông sóng nước, những ngư dân can trường nhất cắn dây thở, đeo bịch chì lặn sâu dưới đáy biển đen. Miếng cơm manh áo, hay giả gọi một cách sang trọng hơn là khát vọng làm giàu có lẽ còn mạnh hơn sự sợ hãi, dù nghề lặn thực chất là một cuộc đánh đổi giữa một bên là miếng cơm manh áo, và một bên là mạng sống của chính mình. Ở đảo bé Lý Sơn, rành rành một nạn nhân của nghề lặn nước. Bùi Văn Huệ, 35 tuổi, liệt hai chân sau một ca tai biến khi anh cố thoát lên từ độ sâu 40m. Ở Lý Sơn, chỉ có những khoản nợ và những lo toan miếng cơm manh áo như những chiếc đinh sắt thúc vào mạng sườn ngư dân khiến họ không đừng được việc ra khơi.
Cuộc mưu sinh ở Hoàng Sa là một cuộc mưu sinh khốn khổ. Chí ít là khốn khổ từ bảy năm nay. Từ 16, Lưu đã bắt đầu theo tàu đi biển. Anh đi miết. Đi nhiều đến nỗi anh thuộc từng chặng san hô, vừa huýt sáo vừa lái tàu đánh võng qua những khúc cạn chết người. Nhưng việc chạy tàu Trung Quốc không phải là trò đùa. Mỗi năm đi 12 phen thì chỉ 2 phen may mắn không gặp tàu trắng Trung Quốc (tàu ngư chính). Ngư dân mình, nói là đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì nói thế thôi chứ cứ thấy tàu trắng là cong đuôi lên chạy. Tàu cá chỉ chạy được 7 hải lý mỗi giờ vì thế cứ phải lao vào bãi san hô mà né. Né tàu trắng còn cuống, còn gấp, còn tim đập chân run hơn là né những cơn cuồng phong của biển cả. Chấp nhận lao san hô là bởi bị san hô xé đôi tàu hay bị Trung Quốc bắt nào có khác gì nhau. Đằng nào thì cũng trắng tay cả.
Lưu đã 4 lần trắng tay. Anh cho chúng tôi xem tờ giấy phạt của Trung Quốc. Năm 2005, chị Đợi, vợ Lưu đã phải cắm nhà, vay nóng để có tiền gửi sang Trung Quốc chuộc người. Đối với những người phụ nữ làng chài, chồng con họ mới là những thứ quý giá nhất, thiêng liêng nhất. Lần cuối bị Trung Quốc bắt tháng tám năm ngoái, Lưu trở về và ngay lập tức bị chủ nợ xiết con tàu nát. Bây giờ, sau 4 lần bị bắt, bên ngoài hai bàn tay trắng, vợ chồng cha con còn mang một khoản nợ ngập đầu 200 triệu. Lưu không sợ mới lạ.
Nhân tai
Ở Quảng Ngãi, ngư dân giờ nợ nần ngập đầu. Chẳng hạn như ở Bình Chánh, địa danh gắn với tên tuổi một sói biển khác là Tiêu Viết Là, dư nợ của ngư dân tại Ngân hàng nông nghiệp hơn 9 tỷ thì có tới 5,6 tỷ là những khoản nợ khó đòi. Đòi sao được khi sóng gió đại dương thổi bay những chiếc tàu ngư dân lả tả như chiếc lá. Tôi đã được nghe câu chuyện bi hài của ngư dân Nguyễn Tấn Sơn. Bão số 9 đã thổi tung chiếc tàu của anh lên tận Bình Dương, cách chỗ bỏ neo đến 5km. Cái tàu đi biển, dù chỉ vài chục mã (sức ngựa) cũng nặng tới vài tấn, không phải như con trâu, con bò mà bảo cứ tìm thấy là có thể xỏ mũi dắt về. Chi phí lai dắt 200 triệu làm Sơn méo hết cả mặt. Ngư dân Sơn dở khóc dở cười khi khoản nợ giờ đã lên tới 454 triệu mà tàu thì nằm một chỗ.
Cũng may là ngân hàng cũng không ráo riết thúc nợ. Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Bình Sơn, ông Phạm Điểm bảo: Ngư dân sợ nợ, cũng vì thế họ không chây nợ bao giờ. Vả lại, họ chỉ có một thứ tài sản là con tàu thì cũng đã mất rồi thì còn gì mà trả. Cho vay ngư nghiệp là loại vay nhiều rủi ro nhất, nhưng không phải vì thế mà không cho ngư dân vay. Hiềm một nỗi giờ Ngân hàng cũng không biết phải xử sao. Khó nhất cho Ngân hàng là với những trường hợp “mất tích”. Gì thì gì, quyền tuyên bố ai đó mất tích thuộc về toà án. Mà xưa nay, đã có trường hợp nào toà án tuyên bố ngư dân mất tích. Vì thế, những khoản nợ khó đòi cứ nằm đó, chềnh ềnh trên sổ sách của ngân hàng và thấp thỏm trong những nỗi lo toan cơm áo của những ngư dân.
Ngư dân xưa nay kiêng nói về chuyện may rủi. Kiêng đến mức ăn con cá không bao giờ dám lật. Ấy thế mà “nạn tàu trắng” đã khiến giờ họ chẳng cần ai xui cũng tự giác mua bảo hiểm. Sóng dữ không phải lần nào cũng lật tàu, nhưng gặp tàu trắng thì coi như là mất hết.
Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn trong 2 năm 2009 và 2010, toàn huyện có 45 chiếc tàu bị chìm. Trong số này, có tới 14 chiếc được liệt vào dạng bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu và bị tàu lạ đâm chìm. Tính cả tỉnh Quảng Ngãi, số tàu bè bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu, đâm chìm đến nay đã lên tới 62 chiếc. Ngay trong ngày chúng tôi ở đảo, liên tiếp xảy thêm 2 vụ tàu ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu phá hoại toàn bộ phương tiện, ngư lưới cụ. Nếu như trước đây, ngư dân bị bắt giữ, bị đòi tiền chuộc thì bây giờ, họ bị tịch thu, bị phá hoại tất cả. Máy định vị, thiết bị có tính chất cứu sinh bị quăng xuống biển. Ống lặn đi băm nát. Lương thực, dầu máy bị tịch thu. Bên ngoài câu chuyện trắng tay, họ bị bỏ rơi giữa biển cả mênh mông. Một hành động tàn nhẫn mà ngay cả những con vật cũng không đối xử với nhau như thế. Mới nói, cái sự sợ hãi của ngư dân, không phải trước cuồng phong, bão tố- điều mà cha ông họ xưa nay vẫn thản nhiên đối mặt, mà là vì nhân tai dưới hình hài của những con tàu lạ.
Nhớ hôm gặp Trần Hoà, phóng viên VietNamNet ở Quảng Nam, người vừa cùng ngư dân Quảng Ngãi vượt biển đi Hoàng Sa, tôi hỏi anh ngư dân được ai bảo vệ. Hoà chống cằm nhíu trán. Một lát, anh chỏ ngón tay lên trời. Ở Lý Sơn, mỗi gia đình ngư dân đều có một bàn thờ Thiên để ngay trước nhà. Họ tin vào ông Trời.
Người ta chỉ tin vào những thế lực siêu nhiên khi không còn biết bám víu vào đâu nữa.
BÊN MỘ NGƯỜI ĐỒNG ĐỘI
Buổi chiều tà giữa nghi ngút khói hương
Anh hiện lên giữa ngàn ngàn ngôi mộ
Bộ quân phục tả tơi loang lổ
Khuôn mặt hiền còn đọng nỗi thương đau
Tôi và anh: Âm dương ở hai đầu
Cùng nhớ lại một thời trai trẻ…
Ta đã đi
tuổi thanh xuân đẹp đẽ
Trên những đường mòn, dốc đá trượt trơn
Ngọn lửa cháy của dãy Trường Sơn
chưa kịp tắt
Ta đã đi,
khóc khô nước mắt
Tiễn biệt bạn mình xuống nấm mộ xanh
Thế giới này không còn là của anh
Bởi vết đạn thù găm đầy thân thể
Ta đã đi
đem nỗi oan trần thế
Trên những đại lộ Niu Ooc, Oa sinh ton
Ngồi trên chiếc xe lăn sơn màu da cam
Vô vọng đòi công lý
Ta đã đi
xuyên qua thế kỷ
Để đứa con ta quên lời dặn của cha mình
Thuốc lắc, vũ trường, nhạc Rốc xập xình
Thoát y vũ điên cuồng trong điệu nhảy
Bên Hồ Gươm trái tim ta bốc cháy
Đoàn biểu tình nóng bỏng mỗi bước chân
Ai hôm nay còn chấp nhận dấn thân,
Khi giặc Tàu đang cướp dần biển đảo?
Đất nước mình mấy ngàn năm dông bão
Vẫn nhọc nhằn trăn trở – Việt Nam ơi!
Anh nằm đây, yên nghỉ một kiếp người
Vẫn day dứt tâm hồn anh chiễn sĩ
Nhắc chúng tôi đang sống nơi trần thế
Phải làm gì cho tổ quốc thân yêu?
Nhìn bóng anh trong hương khói phiêu diêu
Tôi gục xuống dưng dưng dòng nước mắt…
NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN- T7/2011 CAO THANH SƠN
Anh hiện lên giữa ngàn ngàn ngôi mộ
Bộ quân phục tả tơi loang lổ
Khuôn mặt hiền còn đọng nỗi thương đau
Tôi và anh: Âm dương ở hai đầu
Cùng nhớ lại một thời trai trẻ…
Ta đã đi
tuổi thanh xuân đẹp đẽ
Trên những đường mòn, dốc đá trượt trơn
Ngọn lửa cháy của dãy Trường Sơn
chưa kịp tắt
Ta đã đi,
khóc khô nước mắt
Tiễn biệt bạn mình xuống nấm mộ xanh
Thế giới này không còn là của anh
Bởi vết đạn thù găm đầy thân thể
Ta đã đi
đem nỗi oan trần thế
Trên những đại lộ Niu Ooc, Oa sinh ton
Ngồi trên chiếc xe lăn sơn màu da cam
Vô vọng đòi công lý
Ta đã đi
xuyên qua thế kỷ
Để đứa con ta quên lời dặn của cha mình
Thuốc lắc, vũ trường, nhạc Rốc xập xình
Thoát y vũ điên cuồng trong điệu nhảy
Bên Hồ Gươm trái tim ta bốc cháy
Đoàn biểu tình nóng bỏng mỗi bước chân
Ai hôm nay còn chấp nhận dấn thân,
Khi giặc Tàu đang cướp dần biển đảo?
Đất nước mình mấy ngàn năm dông bão
Vẫn nhọc nhằn trăn trở – Việt Nam ơi!
Anh nằm đây, yên nghỉ một kiếp người
Vẫn day dứt tâm hồn anh chiễn sĩ
Nhắc chúng tôi đang sống nơi trần thế
Phải làm gì cho tổ quốc thân yêu?
Nhìn bóng anh trong hương khói phiêu diêu
Tôi gục xuống dưng dưng dòng nước mắt…
NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN- T7/2011 CAO THANH SƠN
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
NHỮNG CẢM XÚC LẦN XUỐNG ĐƯỜNG THỨ 8
Người nghệ sỹ già tập trung dồn nén tình yêu của mình lên cây đàn!
Bao quát và suy tính, cúi đầu tự hỏi, sao họ "Người biểu tình" lại vô tư yêu nước thế?
Sẻ chia Hạnh phúc vì chúng ta cùng là những con người yêu nước, dù nước tôi khác nước bạn!
Niềm vui chiến thắng, chiến thắng không đến nhanh nhưng rất đáng tự hào.
Không biết chú em này đang có ý nghĩ gì? Không dám bình lựng. Chỉ biết chú ấy rất khệnh, ngồi trên xe máy dựng trên vỉa hè vườn hoa, không tránh đường hay thay đổi tư thế khi vài trăm con người đi qua chỗ chú đang "ngồi". Tấm ảnh này là chụp trộm bởi chú không cho chụp!
Ghét cái ông chụp ảnh này quá! Thấy người ta đẹp cứ lè vè!
Phẫn nộ. Sau lưng lại có cả pan nô 28/06. Em phẫn nộ gấp bội phần vì bọn Tàu tham tàn!
Ồ! Ngạc nhiên chưa?
Đúng bằng trang Cún nhà mềnh, em vui quá, em vừa hát bài "Anh Kim Đồng". Bé ơi, vận "lước" vậy, bé phải bận tâm thay cho nhiều người lớn rồi, gắng lên bé nhé, sẽ đến ngày bé chỉ biết vui chơi học hành!
Khỏe để bảo vệ tổ quốc! Hàng ngày Ông vẫn tập thể thao để lúc này Ông hô to nhất. ĐẢ ĐẢO BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC!
Những nụ cười vô tư nhất luôn nở trên gương mặt chị, dù nắng nóng hay mệt mỏi mỗi khi nhìn thấy chị lại chỉ còn lòng yêu nước dâng trào. Mềnh đã xui cái ông áo trắng cúi đầu tìm hỏi chị để có câu trả lời!
Từ ngạc nhiên đến ủng hộ và tham gia quá nhanh. Đang cởi mũ bảo hiểm và xuống xe hòa vào dòng người.
Các bạn là số 1, tôi đi cùng các bạn!
Đất nước đang thanh bình, giàu có tại sao họ lại hò hét vậy nhỉ?
Sự phân rã cuả "khán giả"
Sự lạnh lùng - vô cảm tạo nên người đẹp!
Tình yêu đang thăng hoa cùng lá cờ Tổ quốc! Nếu có cuộc bầu chọn "Giai đẹp" biểu tình thì "Giai" này ẵm giải cao nhất là chắc chắn!
Đồng thanh - đồng lòng - đồng tâm!
Mời gãy đũa gãy bát em này đi bộ cùng để Minh Hằng mất thế độc tôn mà em í không chịu! Em í bảo, để mùa sau, bi hờ em còn phải bồi bổ và luyện tập thêm!
Bao quát và suy tính, cúi đầu tự hỏi, sao họ "Người biểu tình" lại vô tư yêu nước thế?
Sẻ chia Hạnh phúc vì chúng ta cùng là những con người yêu nước, dù nước tôi khác nước bạn!
Niềm vui chiến thắng, chiến thắng không đến nhanh nhưng rất đáng tự hào.
Không biết chú em này đang có ý nghĩ gì? Không dám bình lựng. Chỉ biết chú ấy rất khệnh, ngồi trên xe máy dựng trên vỉa hè vườn hoa, không tránh đường hay thay đổi tư thế khi vài trăm con người đi qua chỗ chú đang "ngồi". Tấm ảnh này là chụp trộm bởi chú không cho chụp!
Ghét cái ông chụp ảnh này quá! Thấy người ta đẹp cứ lè vè!
Phẫn nộ. Sau lưng lại có cả pan nô 28/06. Em phẫn nộ gấp bội phần vì bọn Tàu tham tàn!
Ồ! Ngạc nhiên chưa?
Đúng bằng trang Cún nhà mềnh, em vui quá, em vừa hát bài "Anh Kim Đồng". Bé ơi, vận "lước" vậy, bé phải bận tâm thay cho nhiều người lớn rồi, gắng lên bé nhé, sẽ đến ngày bé chỉ biết vui chơi học hành!
Khỏe để bảo vệ tổ quốc! Hàng ngày Ông vẫn tập thể thao để lúc này Ông hô to nhất. ĐẢ ĐẢO BÁ QUYỀN TRUNG QUỐC!
Những nụ cười vô tư nhất luôn nở trên gương mặt chị, dù nắng nóng hay mệt mỏi mỗi khi nhìn thấy chị lại chỉ còn lòng yêu nước dâng trào. Mềnh đã xui cái ông áo trắng cúi đầu tìm hỏi chị để có câu trả lời!
Từ ngạc nhiên đến ủng hộ và tham gia quá nhanh. Đang cởi mũ bảo hiểm và xuống xe hòa vào dòng người.
Các bạn là số 1, tôi đi cùng các bạn!
Đất nước đang thanh bình, giàu có tại sao họ lại hò hét vậy nhỉ?
Sự phân rã cuả "khán giả"
Sự lạnh lùng - vô cảm tạo nên người đẹp!
Tình yêu đang thăng hoa cùng lá cờ Tổ quốc! Nếu có cuộc bầu chọn "Giai đẹp" biểu tình thì "Giai" này ẵm giải cao nhất là chắc chắn!
Đồng thanh - đồng lòng - đồng tâm!
Mời gãy đũa gãy bát em này đi bộ cùng để Minh Hằng mất thế độc tôn mà em í không chịu! Em í bảo, để mùa sau, bi hờ em còn phải bồi bổ và luyện tập thêm!
TẶNG MỘT NGƯỜI CHỊ!
Mùa hè này, tôi thấy mình thật may mắn được sống tại nơi này, Hà Nội những ngày chủ nhật xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển đông, cướp giết ngư dân Việt Nam trên chính vùng biển của cha ông!
Ai đã xuống đường biểu tình, chắc cũng như tôi đều có trong mình những xúc cảm dạt dào; những phút giây hạnh phúc; những trải nghiệm quý báu và những tình cảm khó có con chữ nào chuyên chở cho hết lòng mình!
Trong những tình cảm đó, tôi có một tình cảm rất đặc biệt dành tới chị, đó là sự tôn trọng, lòng khâm phục vì chị luôn tươi cười với hết thảy mọi người biểu tình, nụ cười ấm áp thân thiện. Chị luôn quan tâm chia sẻ mặc dù không nhiều thời gian, nhưng tôi tin ai cũng cảm nhận được từ chị sự sẻ chia khích lệ. Chị không là người vĩ đại theo tôi hiểu, nhưng chị đã cho tôi học được nhiều điều. Rằng cuộc đời còn nhiều đau buồn lắm nhưng mềnh ơi, hãy nở nụ cười vui với hắn!
Cám ơn chị, xin chị nhận tấm lòng quý trọng của em!
Chị luôn quan tâm xem khâu hậu cần ra sao?
Dù tập trung vào chuyên môn nhưng dễ nhận thấy đây là hoa khôi U xx của mỗi chủ nhật tươi hồng!
Luôn vui tươi, cả khi bị chút "bạo lực". Kệ đi: Vị nghệ thuật; vị báo chí!
"Lần sau em tìm tay này em bắt đền cái tay của hắn"
Chị đến thăm hỏi từng người, ấm áp và hạnh phúc biết bao!
Lắng nghe và tìm ra những sẻ chia!
Ai đã xuống đường biểu tình, chắc cũng như tôi đều có trong mình những xúc cảm dạt dào; những phút giây hạnh phúc; những trải nghiệm quý báu và những tình cảm khó có con chữ nào chuyên chở cho hết lòng mình!
Trong những tình cảm đó, tôi có một tình cảm rất đặc biệt dành tới chị, đó là sự tôn trọng, lòng khâm phục vì chị luôn tươi cười với hết thảy mọi người biểu tình, nụ cười ấm áp thân thiện. Chị luôn quan tâm chia sẻ mặc dù không nhiều thời gian, nhưng tôi tin ai cũng cảm nhận được từ chị sự sẻ chia khích lệ. Chị không là người vĩ đại theo tôi hiểu, nhưng chị đã cho tôi học được nhiều điều. Rằng cuộc đời còn nhiều đau buồn lắm nhưng mềnh ơi, hãy nở nụ cười vui với hắn!
Cám ơn chị, xin chị nhận tấm lòng quý trọng của em!
Chị luôn quan tâm xem khâu hậu cần ra sao?
Dù tập trung vào chuyên môn nhưng dễ nhận thấy đây là hoa khôi U xx của mỗi chủ nhật tươi hồng!
Luôn vui tươi, cả khi bị chút "bạo lực". Kệ đi: Vị nghệ thuật; vị báo chí!
"Lần sau em tìm tay này em bắt đền cái tay của hắn"
Chị đến thăm hỏi từng người, ấm áp và hạnh phúc biết bao!
Lắng nghe và tìm ra những sẻ chia!
TIẾP TỤC CUỘC HÀNH TRÌNH!
Thế là hành trình đưa thông điệp Trung Quốc hãy dừng tay - không được bắn giết ngư dân vô tội của Việt Nam lên miền núi phía bắc đã tạm dừng. Kết quả chẳng được là bao, nhưng mềnh tự an ủi mềnh và con gái rằng, hai cha con chỉ là 2/85.000.000 đồng bào thôi, làm được vậy là tạm được rồi.
Mềnh ở Hà Nội, mà Hà Nội bây giờ cứ mỗi chủ nhật là nhiều người "tụ tập" ở vườn hoa ông Lê Nin hay bờ hồ Hoàn Kiếm lắm. Vậy thì tội gì không mang thông điệp đó ra cho nhiều người biết, mà lợi thế là ngay trên mảnh đất mềnh sinh sống, trung tâm của cả Nước!
Thế là sáng chủ nhật 24/07/2011 đi dạo hai vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm cùng tấm băng rôn. Báo cáo bà con:
11h30' kết thúc cuộc biểu tình, bạn bè mới cũ chia tay nhau bên chân tượng đài cảm tử, vội về nhà chú họ vì có đám hiếu. Dưng mà ở đây vẫn tranh thủ "thuyết trình" thông điệp của mềnh. Thế là cô em họ "Cành vàng là ngọc" cũng "đồng thuận" cao.
Mềnh ở Hà Nội, mà Hà Nội bây giờ cứ mỗi chủ nhật là nhiều người "tụ tập" ở vườn hoa ông Lê Nin hay bờ hồ Hoàn Kiếm lắm. Vậy thì tội gì không mang thông điệp đó ra cho nhiều người biết, mà lợi thế là ngay trên mảnh đất mềnh sinh sống, trung tâm của cả Nước!
Thế là sáng chủ nhật 24/07/2011 đi dạo hai vòng quanh bờ hồ Hoàn Kiếm cùng tấm băng rôn. Báo cáo bà con:
11h30' kết thúc cuộc biểu tình, bạn bè mới cũ chia tay nhau bên chân tượng đài cảm tử, vội về nhà chú họ vì có đám hiếu. Dưng mà ở đây vẫn tranh thủ "thuyết trình" thông điệp của mềnh. Thế là cô em họ "Cành vàng là ngọc" cũng "đồng thuận" cao.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)