Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Chung sức nhân đôi niềm vui cho các em nhỏ - Tà Mung, Than Uyên, Lai Châu

Tà Mung là một xã ngèo thuộc huyện Than Uyên, Lai Châu phía Đông giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp xã Mường Kim, mỗi xã có khoảng 10 thôn bản (Trong đó có những bản mới được chuyển vào xã theo dự án tái định cư thủy điện bản Chát tháng 5 năm 2011)

Hầu hết các thôn bản đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhiều điểm thôn bản cách xa trung tâm xã. Địa hình đồi núi, khe thung rất phức tạp, giao thông đi lại khó khăn đến khó mà hình dung được. Đường giao thông từ huyện vào xã tạm bợ như thủa sơ khai, nhất là vào mùa mưa thì vấn đề đi lại trở thành nỗi khổ vì đường liên thôn bản đều là đường mòn, vào mùa mưa lũ việc đi lại quá khó khăn và nguy hiểm, trong đó có nhiều thôn bản đường đi phải lội qua suối. Khí hậu nơi đây vô cùng khắc nghiệt, thường xảy ra rét đậm, rét hại vào mùa đông. Diện tích tự nhiên của các xã đều rộng, ít nhân khẩu và phân bố thưa thớt, đều là người dân tộc thiểu số (H’mông và Thái), cư trú rải rác. 
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của xã đã có bước thay đổi, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã tuy có được cải thiện. Dù vậy, cho đến hiện tại nhân dân ở đây vẫn sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp là chính, trình độ canh tác còn nhiều hạn chế nên đa số vẫn là các hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, khó khăn vẫn nối tiếp khó khăn. Đặc biệt công tác chăm lo sức khỏe cho con em của đồng bào nơi đây còn ở mức thấp như không thể thấp hơn được. 
Xã Tà Mung gồm hệ thống 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS với tổng số học sinh là 1066 em (trong đó cấp tiểu học: 532 học sinh). 100% học sinh là con em dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Mông. 


Một lớp học thuộc Trường Tiểu học Tà Mung

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

“Cam kết không bán hàng Trung Quốc” thì dẹp!


Một tuần nay, cứ đều đặn buổi sáng đến công ty làm việc, buổi chiều tối bày đồ trẻ em ra bán trước cửa công ty. Từ ngày bán đồ trẻ em, ngoài việc có thể kiếm thêm được một chút tiền để ổn định cuộc sống, tôi còn cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhìn thấy những nụ cười hồn nhiên thơ ngây khoác lên mình những chiếc áo, chiếc váy mang xuất xứ không phải từ Trung Quốc. Những bộ đồ trẻ em mà tôi bán đều được tôi lựa chọn kĩ càng, tôi chỉ nhập hàng Việt và hàng Thái để bán cho khách. Với mong muốn “người Việt Dùng hàng Việt, tẩy chay, tránh xa các sản phẩm độc hại từ Trung Quốc”, dù có hôm chỉ bán một bộ đồ, tôi vẫn cảm thấy mình đã làm được một việc có ích.

Điều mà tôi đã và đang làm chỉ là một điều vô cùng nhỏ nhoi, có thể nhiều người cho rằng vô ích trong cái “biển rác thải khổng lồ” hàng hóa Trung Quốc nhưng lại khiến tôi hứng thú và pha lẫn chút niềm vui của riêng mình. Trước đây, dù không muốn trả tiền cho nỗi đau sử dụng hàng Tàu nhưng tôi chưa nghĩ ra cách tháo gỡ cho thói quen mua sắm. Từ ngày mở quầy bán đồ trẻ em, tôi lại có thêm một cách riêng để chọn lựa, cách riêng để tẩy chay hàng hóa độc hại Trung Quốc.

Công ty tôi làm có hai mặt tiền, mặt đằng trước hướng ra phía đường, còn mặt tiền thứ 2 là vỉa hè trong hẻm. Mỗi hộ kinh doanh ở những khu vực này được để ra 1m vỉa hè dựng xe. Cứ khoảng 5 chiều mỗi ngày tôi dọn hàng ra bán trên vỉa hè trong hẻm và 11 giờ thì dẹp hàng vào trong.
Có vẻ quầy hàng của tôi rất được nhận rất nhiều sự ủng hộ của mọi người, mỗi ngày mỗi đông, người bán thì niềm nở, khách hàng thì tươi cười vui vẻ, ai cũng rất an tâm vì vừa mua được hàng rẻ, chất lượng mà lại không phải là hàng Trung Quốc. Nhiều khi thấy khách hàng thoải mái và tin tưởng, tôi lại khúc khích cười một mình.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Một thoáng văn hóa người dân tộc Lự

Tôi đã có may mắn được biết một dân tộc anh em của chúng ta, đó là dân tộc Lự. Dù chỉ có một thời gian ít ỏi để tìm hiểu, nhưng tôi muốn kể lên đây để có thể một số anh chị em chưa biết thêm hiểu và thêm yêu con người và quê hương Việt Nam.
Theo trao đổi với thầy giáo hiệu trưởng trường tiểu học Ma Quai thuộc huyện Sìn Hồ - Lai Châu tôi được biết, dân tộc Lự sống ở bản Phìn Hồ hiện có khoảng 100 hộ với xấp xỉ 500 nhân khẩu. Khi tôi đến đây, bà con dân tộc nói rằng tại thời điểm này thì bản rất vắng bởi thanh niên mạnh khỏe đi làm xa hết và chỉ đông đủ khi tết cổ truyền.
Người Lự ở bản Phìn Hồ xã Ma Quai có vẻ rất thân thiện và cởi mở. Đến đâu tôi cũng thấy họ vui cười mặc dù người phụ nữ nào cũng đang làm công việc hàng ngày của họ là se sợi và dệt vải. Mỗi ngôi nhà sàn đều được lợp bằng đá (đá tự nhiên màu đen) và tương đối sạch sẽ, dưới mỗi gầm sàn đều có một khung dệt (có nhà có đến 2 khung dệt)
Họ sống tương đối biệt lập và chắc chắn còn nhiều khó khăn, ngay cả đường để đi đến nơi họ cũng vẫn còn vô vàn gian khó. Nhưng tôi tin, một trong 54 dân tộc anh em của chúng ta còn rất nhiều hứa hẹn để chúng ta đến và tìm hiểu cũng như học tập về cuộc sống - lao động của họ.
Mời anh chị và các bạn xem một số hình ảnh tôi ghi lại trong những ngày cuối tháng 11 vừa qua.

Đoàn xe đợi thông đường trên QL 12

CLB BÓNG ĐÁ NO-U RA SÂN LẦN THỨ 47, CHIỀU 02/12

Chiều nay như mọi chiều chủ nhật, câu lạc bộ bóng đá NO-U lại có một buổi tập luyện và quây quần bên nhau trên sân cỏ. Những câu chuyện và những niềm vui đã được trao đổi và sẻ chia.
Và một tin vui, đó là thủ thành Hoàng Anh ngày mai 03/12/2012 sẽ tổ chức đám cưới ở quê nhà, toàn thể CLB và các bạn mến mộ hãy cùng chúc mừng hạnh phúc trăm năm cho đôi uyên ương!
Chuyện lưỡi bò trên hộ chiếu Trung Quốc là vấn đề nóng nhất, vì nóng và kiên định NO-U nên đội bóng NO-U sẽ mãi và luôn sinh hoạt đều đặn và gắn bó bên nhau để phản đối đường lưỡi bò thò ra biển Đông.
Mời các bạn và anh chị xem một số hình ảnh của buổi tập luyện chiều nay, rất mong mỗi ngày NO-U thêm được nhiều thành viên và sự ưu ái của mọi người quan tâm đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh do CTDD Việt Anh - PV Lan Lê và Lân Thắng thực hiện.




Lưu niệm trước trận đấu

Nguyễn văn Phương