Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

CHIẾN TRANH TRUNG - VIỆT????



Trên Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, hôm 27/09/2011 có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (Nam Hải) của Trung Quốc.
Tựa đề “Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh”, bài báo của tác giả Long Tao.

Thử phân tích vài yếu tố làm căn cứ cho lời kêu gọi này của cơ quan ngôn luận ĐCS Trung Quốc.

Phía Trung Quốc:

Lời nói bốc lửa trong bài viết trên là liều thuốc kích thích vô lối nhất “Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh” là vì “hơn 1.000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào thuộc về Trung Quốc, bốn sân bay ở quần đảo Trường Sa, không sân bay nào thuộc về Trung Quốc, một khi tuyên bố chiến tranh, biển Đông sẽ là một biển lửa [đốt giàn khoan dầu]. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​một cuộc chiến? Một khi chiến tranh bắt đầu ở đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy khỏi khu vực, ai sẽ chịu thiệt thòi nhất”?

Về chính trị
(Samuel Bleicher) Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008).
Và mâu thuẫn nội bộ trong các phe phái của Đảng luôn luôn căng thẳng và kéo dài. Mâu thuẫn giữa phái Bắc Kinh và phái Thượng Hải đang rất nặng nề.
Hôm 26/5/2011, ba vụ nổ đã xảy ra liên tiếp tại các tòa nhà chính quyền tỉnh Giang Tây, miền đông nước này, làm 2 người thiệt mạng và ít nhất 6 người bị thương.

Ngày 11/6/2011 đã xảy ra một vụ nổ bom nhằm vào một toà nhà chính quyền ở thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc khiến ít nhất 2 người bị thương.

BEIJING (AP) - Hai nhà sư Tây Tạng hôm Thứ Hai 26/09/2011 đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật Giáo Tây Tạng, theo một nhóm tranh đấu nhân quyền, trong khi chính quyền cộng sản Trung Quốc khẳng định họ sẽ quyết định ai sẽ là Ðạt Lai Lạt Ma kế tới đây.

Về lương thực – thực phẩm:

(Samuel Bleicher) Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán.

Về tài nguyên

(Jonathan Watts) liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được.

Đây là nguyên nhân chính để có một sự thèm khát kịch liệt và thái quá của Trung Quốc với Biển Đông, nơi mà đầu lửa và nhiều tài nguyên quý giá chưa được công bố chính thức.
Và:
Trung Quốc thèm khát một con đường để đi vào Lào!

Phần Việt Nam

Ngoại giao

Trong chuyến đi của thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh thăm Trung Quốc từ ngày 22-25/8/2011, có nói:

Về quan hệ quốc phòng hai nước, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực quốc phòng đang có những bước phát triển tốt đẹp. Sự giao lưu, trao đổi giữa hai bên diễn ra thường xuyên và liên tục.

Ông cũng nhấn mạnh thêm: chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn.

Hà Nội đã kiên quyết không để hiện tượng biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn sau khi đã sảy ra 11 cuộc trên địa bàn thủ đô.

Hôm 22-9, Các chuyên gia hàng hải ở Đông Nam Á đã tập trung nghiên cứu một đề xuất của Philippines về việc giải quyết tranh chấp căng thẳng các hòn đảo trên biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Cuộc gặp chỉ giới hạn trong phạm vi các chuyên gia hàng hải và pháp lý đến từ 10 nước thành viên ASEAN, dựa trên quyết định của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 44 tại Bali, Indonesia hồi tháng 7 vừa qua. Cuộc gặp – được coi là lần đầu tiên dưới hình thức này – thể hiện nỗ lực của Philippines nhằm đưa ra một chính sách thống nhất của khu vực để tạo đối trọng với tuyên bố độc quyền của Trung Quốc đối với tất cả các hòn đảo. 
Theo hãng tin AP, Philippines cùng với Việt Nam là những nước bày tỏ thái độ mạnh mẽ nhất trong cuộc tranh chấp.

Tokyo – Các quan chức quốc phòng Nhật Bản và các đối tác Đông Nam Á trong tuần này đã nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác khu vực trong bối cảnh lo ngại về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển Nam Trung Hoa (biển Đông), khi Tokyo một lần nữa báo hiệu sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn với các nước láng giềng.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã “trưởng thành từ các cuộc đối thoại trong đó Nhật Bản đóng một vai trò hợp tác cụ thể hơn” trên một loạt các vấn đề an ninh khu vực, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kimito Nakae cho biết vào hôm thứ năm tại Tokyo, một ngày sau cuộc họp với các quan chức quốc phòng cấp cao của 10 nước ASEAN.
Khai thác dầu khí

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakash hôm qua tuyên bố New Delhi sẽ kiên quyết thực hiện kế hoạch hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông và khẳng định ý kiến phản đối của Trung Quốc là "không có cơ sở pháp lý".

Tờ Hindustan Times dẫn lời ông Vishnu Prakash yêu cầu Trung Quốc từ bỏ việc cố ngăn cản công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Ông khẳng định Ấn Độ sẽ quyết tâm thực hiện các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

"Công ty ONGC Videsh Ltd đã phối hợp với Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi trong một thời gian và họ (Việt Nam) đang trong quá trình mở rộng hợp tác và một công ty khác là Essar Oil Ltd cũng đã được cấp phép thăm dò một lô khí đốt tại Việt Nam", ông Prakash nói thêm.

Nhật Bản ủng hộ vấn đề này:
Tại hội thảo “Hai nền dân chủ trên biển: vì một châu Á an toàn và tốt đẹp hơn” ngày 20-9 ở New Delhi (Ấn Độ), cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe lên tiếng ủng hộ Ấn Độ tiếp tục thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông.
Theo báo India Times, ông Abe kêu gọi tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước để đảm bảo an toàn các tuyến hàng hải quan trọng ở châu Á. Tuyên bố của ông Abe được đưa ra sau khi Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Ấn Độ tham gia thăm dò dầu khí tại hai lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hồi tuần qua. Chính phủ Ấn Độ cho biết sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực nói trên và khẳng định việc hợp tác với Việt Nam là phù hợp theo luật pháp quốc tế.

Quốc phòng

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Mỹ lần thứ hai 19/09/2011 diễn ra tại Washington và hai bên ký Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương một cách thiết thực, vì lợi ích mỗi nước và duy trì hoà bình khu vực.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng chủ trì cuộc đối thoại lần này. Việt Nam và Mỹ đều bày tỏ hài lòng về kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua.

Tăng cường trang bị vuc khí, một bài viết đăng trên trang mạng Junshijia khẳng định rằng, liên doanh phát triển tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ muốn bán loại tên lửa chống hạm siêu hạng này cho Việt Nam.

Theo nguồn tin giấu tên cung cấp cho báo Trung Quốc khẳng định rằng, Việt Nam, đã đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos với Ấn Độ. Thông tin về quá trình đám phán cũng đã được trình lên ủy ban hợp tác quân sự Nga - Ấn.

Vậy nên:

Chiến tranh khó có thể sảy ra vì TQ hiện đang bị cô lập hoàn toàn. Vấn đề Đài Loan cũng đang ức chế. Điều này cũng sẽ sảy đến một nguy cơ là TQ sẽ làm liều theo câu "Liều mình như chẳng có".

Nếu chiến tranh sảy ra với Việt Nam, một lần nữa thêm cho nhiều lần TQ lại thất bại. Dù TQ có đủ tiềm lực tài chính, vũ khí khí tài, nhưng TQ không thể mua mãi lương thực được, dù sao Việt Nam cũng là Nước xuất khẩu lượng gạo lớn trên thế giới.


Lời kêu gọi chiến tranh này cũng đúng với ý nguyện của nhiều người Việt Nam! Không gì tốt hơn để rửa nhục cho tổ tiên Lạc Việt và Bách Việt! Biển Đông phải là nơi chôn vùi đứt khoát chủ nghĩa Đại Hán, một lần và vĩnh viển!

Và TQ phát động chiến tranh đồng nghĩa với TQ chấp nhận mất người bạn tốt mà vốn TQ đã ít bạn bè. TQ còn phải trao Hoàng Sa cho Việt Nam nữa.

Liệu đang phát động chiến tranh, TQ có giữ được ổn định xã hội trong nước hay không hay là lại có cơ hội để Nhân dân TQ được sống trong các quốc gia độc lập?


Chỉ là một động thái "dọa dồ"

Và nếu TQ phát động chiến tranh, người thua lại là Nhân Dân!

= = = =
Ông Samuel Bleicher hiện là giáo sư liên kết của Ðại học Geogertown, có công ty tư vấn riêng mang tên, The Strategic Path LLC.

CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH TRUNG HOA

Không thể dùng lời nào chúc mừng một chính quyền to xác và tham lam từ ngàn đời nay như Trung Hoa. Một vài tấm hình dành cho ngày 01/10/2011 của Trung Quốc.

Quốc kỳ Hải tặc

Chiến tranh ăn cướp Việt Nam 1979

Cắt ngay lưỡi bò thò ra biển Đông

Việt Nam luôn dạy cho những bài học

Biểu tình tại Hà Nội chống Trung hoa gây hấn trên biển Đông 07/2011

Việt Nam - Hoàng Sa - Trường Sa muôn năm!

Cách mạng văn hóa

Đàn áp Pháp luân công

Đàn áp Thiên an môn 06/04/1989
Tháng 2 năm 1979
Chúc mừng!

Mao Trạch Đông (Tranh của Liu Liu - Hoa kiều Canada)

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

BÃO Ở BẮC BỘ - CƠN BÃO SỐ 5 (CƠN BÃO NALGAE)


THÔNG TIN CUỐI CÙNG

Theo thông báo mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 17h chiều nay (30/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp rồi tan dần.

===============

(VTC News) - Bão số 5 làm cho các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to, có nơi mưa rất to. Hiện các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, bắc và Trung Trung Bộ có nơi lượng mưa tới 119mm.

Về diễn biến cơn bão số 5, theo Trung tâm dự báo KTTV TƯ, hồi 10 giờ hôm nay (30/9), vị trí tâm bão ở trên bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Ảnh mây vệ tinh lúc 11h30' ngày 30/09/2011 - TTDBKTTV TU



Hồi 17h00' tại Hà Nội, gió mạng lên, mưa rả rích.

Hồ Tây vẫn gợn lăn tăn sóng, mưa nhỏ.



Cây Lộc Vừng bên bờ hồ Tây hoa vẫn đang khoe sắc đỏ.

Các cháu học sinh đang giờ tan trường.

Cột điện vẫn đứng yên phăng phắc.

Và công trình Thăng Long ngàn năm, cầu vượt đường Hoàng hoa Thám - Văn Cao vẫn nham nhở trong bão. Chắc còn trơ gan cùng bão "Giá" đến Thăng Long hai ngàn năm!

==============================

Hồi 13h00 ngày 30/09/2011 tại Hà Nội vẫn có mưa nhỏ, gió nhẹ.

Theo tin báo mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, ở đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 10), giật cấp 13; đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió mạnh cấp, giật cấp 9; Thái Bình có gió mạnh cấp, giật cấp 8. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, với lượng mưa phổ biến 20 - 50mm; một số nơi có mưa to hơn như Cô Tô 119mm; Móng Cái 97mm; Cửa Ông (Quảng Ninh) 114mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 103mm….



======================

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, hồi 16 giờ ngày 29.9, tâm bão số 5 ở trên khu vực phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định khoảng 400 km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 12 (từ 118 - 133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào vịnh Bắc Bộ sau đó đổ bộ lên đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh - Ninh Bình.



Hồ Tây - Hà Nội đón bão.




==========================

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

LỘC VỪNG CHIỀU - CHIỀU HỒ GƯƠM

Sau cơn bão, Hà Nội lại là một bầu trời thu, cùng hoa Sữa, Lộc Vừng đang nở tung sắc đỏ bên Hồ Gươm. Nhanh nhanh với, chỉ còn lại chút thôi những cánh hoa đang quyện trong ráng chiều!


Nắng vàng xuyên qua tán lá làm cho vòm cây huyền ảo quá!








Nắng thắp đèn cho tán lá rung rinh soi bóng nước hồ Gươm.

Long lanh quá bầu trời Hà Nội!



 Mặt tời nhuộm vàng cho những nhành hoa.


Sẽ là không đủ nếu không biết nguồn cội. Gốc Lộc vừng bên hồ Gươm đây, không biết cây đã đứng đây bao nhiêu mùa mưa nắng, bao nhiêu chiều Hồ Gươm!

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

CHIẾC ĐỒNG HỒ

VŨ ĐỨC NGHĨA - An Giang.


Anh con trai đi làm được vài tháng, có dịp ghé thăm nhà. Bữa cơm chiều, anh cứ nhìn chòng chọc vào chiếc đồng hồ của cha. Người cha thầm nghĩ : ”Chắc con nó cần …?”

Ăn cơm xong , người cha gọi con ra bàn uống nước , ông bảo : ”Con mới đi làm , cũng cần biết giờ, biết giấc“. Rồi ông tháo chiếc đồng hồ đưa cho con.


Người con trai cầm chiếc đồng hồ, bấm lại hai nấc rồi đeo vào tay cha, rươm rướm nước mắt:
- Dạo nầy ba gầy quá, dây đồng hồ tuột xuống cả bàn tay.


HÈN QUÁ!

Một

Tránh bão ở Hoàng Sa, 2 tàu cá bị tàu chiến lạ tấn công

Thứ Hai, 26/09/2011 10:57

(NLĐO)- Ngày 26-9, Trạm Biên phòng cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), cho biết lúc 13 giờ ngày 24-9, Trạm ICom thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công. 

Hai tàu cá đó là QNg 95337TS do ông Trương Văn Đức làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu và QNg 95850 TS do ông Trương Tài làm chủ. 

Được biết, hai tàu cá trên chạy vào trú bão tại đảo Trụ Cẩu (khu vực quần đảo Hoàng Sa Việt Nam) đã bị một tàu chiến nước ngoài xua đuổi, buộc 2 thuyền trưởng phải cho tàu chạy ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu. 

Khi chạy được 30 hải lý thì tàu chiến này tiếp tục đuổi theo, đâm vào thân tàu cá, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm… 

Hiện nay, 2 tàu cá trên đang chạy vào đất liền tránh bão số 4.

=============
Hồi 18h15' tôi vào đọc lại trên NLĐO thì tin đã bị rút xuống.
Sao lại có sự hèn vậy? Ai hèn? Mà sao lại là lạ?

Hai


Đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp cho ngư dân trú bão

26/09/2011 22:34:06
(Bee.net) Chiều 26/9, ông Lê Viết Chữ, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đã có công văn đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam can thiệp với các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc để ngư dân Quảng Ngãi còn ở trong vùng nguy hiểm có thể tìm nơi tránh bão gần nhất, đảm bảo tính mạng và tài sản cho ngư dân. 
Theo ông Chữ, tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa tính đến chiều ngày 26/9, còn 23 tàu thuyền với 335 lao động đang neo tránh trú bão tại các hòn đảo ở Hoàng Sa. UBND tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục chỉ đạo cho các lực lượng chức năng tiếp tục chủ động ứng phó với bão, kêu gọi tàu thuyền tìm nơi trú ẩn ao toàn, yêu cầu các địa phương ven biển quản lý chặt tàu thuyền, triển khai các phương án ứng phó với triều cường, sạt lở ven biển, UBND các huyện miền núi thường xuyên trực ban, sẵn sàng các phương án tại chỗ để xử lý các tình huống khẩn cấp trong điều kiện sạt lở núi….
============
Sao lại phải can thiệp khi Hoàng Sa là của Việt Nam và việc cứu nạn cứu hộ là luật biển? Sao vẫn nhận Trung Quốc là 16 chữ vàng và 4 tốt?


Hoàng Sa là của Việt Nam! Hãy xuống đường hô vang Hoàng Sa là của Việt Nam và cho ngư dân đánh trả tầu lạ ngay!
Tàu lạ: Bắn!
===============

Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen - Huy Đức (07/2009)


Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An Ninh Quốc Phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.
Tuy nhiên, “Tàu” thì lạ nhưng sự hèn hạ thì rất quen. Ngay cả khi “xác định chủ quyền” trước các cơ quan quốc tế, theo ông Scott Marciel, đại sứ Hoa Kỳ ở ASEAN: “Cách làm của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu”. Lẽ ra, từ vụ “Tàu lạ” lần trước, đã nên tổ chức họp báo quốc tế ngay. Việt Nam cũng không nên mặc cảm khi phải nói với thế giới rằng, ngay trong lãnh hải của mình, ngư dân đang phải kinh hoàng vì những vụ đâm tàu như hải tặc. Người ta cũng hiểu Việt Nam đang sống với một láng giềng thế nào. Và, nên tính ngay những giải pháp quốc tế cho vấn đề chống những hành vi giết người như thế.
ASEAN là một định chế, nhưng, như ông Scott Marciel nhận xét: “Vì ASEAN làm việc với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, (nên) đã không có được một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải”. Nhưng, cũng ở trong ASEAN, có những nước có thể “đồng thuận” với nhau trong một số vấn đề Biển Đông, nhất là việc chống lại hải tặc thời “văn minh Tàu lạ”. Cảnh sát biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia, nhân lúc này có thể nâng tầm hợp tác, thiết lập một lực lượng tuần tra chung để bảo vệ ngư dân. Nhưng, cho dù là “nước xa”, tình thế chắc hẳn sẽ khác hơn nếu “tàu cứu hộ của Mỹ” có thể xuất hiện trên vùng biển có nhiều “Tàu lạ”.
Việc “Trung Quốc bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và sự hăm dọa công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí” đã khiến cho, hôm 15-7-2009, Tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương, Thượng viện Mỹ, đã có một buổi điều trần. Nghị sĩ James Webb nói với hai viên chức cao cấp của bộ quốc phòng và bộ ngoại giao: “Phản ứng của Hoa Kỳ chưa tương xứng trước chiến luợc bành trướng lãnh hải của người Trung Quốc”.
Ông Webb có vợ là một luật sư người Việt và từng có trợ lý thân tín nhất là một người đàn ông sinh ra ở Tuy Hòa. Tuy nhiên, ông Webb tổ chức cuộc điều trần ấy không phải vì số phận của các ngư phủ thỉnh thoảng lại bị “tàu lạ” đâm mà chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc về quyền lợi Mỹ. Thượng nghị sỹ James Webb nói: “Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực”. Theo ông: “Chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra”.
Việt Nam rất nhỏ so với Mỹ trong các mối quan hệ song phương, nhưng người Mỹ cũng cần hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề thuộc về quyền lợi trên Biển Đông của họ. Có láng giềng tốt thì rất tốt nhưng Việt Nam sẽ không phải là “nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc” trong vấn đề biển Đông, như nhận xét của ông Scott Marciel, nếu Việt Nam có những người thực sự là bạn bè hơn nữa.
Nhân chuyện mở rộng quan hệ để giải quyết vấn đề “Tàu lạ”, không thể không liên hệ đến chuyện Hồ Tỏa Cẩm. Một viên tham tán thương mại như Cẩm không thể “uốn lưỡi cú diều” trước đại diện Bộ Thông tin và báo chí như vừa qua nếu Cẩm không “đi guốc”: 700 tờ báo nhiều khi đang nói rất hăng vẫn có thể tự nhiên im bặt chỉ vì nhận được đôi ba dòng tin nhắn. Đành rằng báo chí vẫn là “công cụ”, nhưng cũng nên “phân cấp”, những “tin nhắn” như vậy chỉ nên tới Nhân Dân, SGGP, Hà Nội Mới… thôi, còn những tờ “đoàn thể” thì nên cho tranh thủ nói được chút ít tiếng nói của nhân dân: “Tàu lạ” thì kêu; “Tàu xấu” thì phê phán…
Chỉ có sự đa dạng trong xã hội, sự đa phương trong mối quan hệ với các quốc gia mới tạo ra, không chỉ sự ổn định ở bên trong, bền vững ở bên ngoài, lãnh thổ giữ được, mà tính mạng của người dân cũng mới bớt đi những nỗi kinh hoàng trước những con “Tàu lạ”.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

HAI SẮC HOA TIGON - T.T.Kh



Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.




Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng : "Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi !"

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp :"Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy".

Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá ! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chêt, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Như hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha !

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?

 Photo Thanhvdgt1