Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

SỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ

Những tấm ảnh được chụp hồi 10h00' ngày 13 tháng 6 năm 2011 tại cổng sau Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng - Thành phố Đà Lạt.
Có thể nhìn thấy cột khói bốc rất cao, ngọn lửa cháy bùng bùng. Đi qua đó mùi rất khó chịu đậm đặc trong không khí, người dân rất bức xúc. Bên kia đường là rất nhiều du khách đang đến thăm Nhà thờ Domaine de Marie.
Có thể thấy rõ cây thông nhiều tuổi cũng đã bị chết bởi hiện tượng sử lý rác thải bệnh viện này đã sảy ra nhiều lần! "Hay họ cũng đang biểu lộ sự căm thù bá quyền Trung Quốc ngùn ngụt?"


MỀM NẮN, RẮN BUÔNG - Mai Tiến Nghi (Blog Cua Rận)

Năm ngoái, bằng giấc này, mình vào Đồng Tháp thăm người nhà. Lúc đi bằng tàu hỏa Thống Nhất. Lúc về bằng ô tô giường nằm của hãng xe Hoàng Long.

Đi xe giường nằm tương đối thoải mái. Đỡ tiếng ồn, có máy lạnh và được ngắm cảnh thỏa thích, chứ không như tàu hỏa, cứ "kình kịch, cành cạch" điếc cả tai, nhìn ra ngoài toàn rừng với núi… Nhìn một lúc chán mắt muốn buồn ngủ, nhưng cái tiếng "cành cạch kình kịch" nó choảng vào lỗ tai, khó chịu đến không thể ngủ được.

Nhưng xe chật nên giường nằm chỉ rộng khoảng 50 phân, còn chiều dài cũng đủ 1m90, nhưng khoang để chân người sau, là phần gối đầu của người nằm phía trước.

Nhà xe rất cẩn thận, trước khi lên xe, hành khách mỗi người nhận 1 cái túi nilol bỏ dép giầy vào đấy, rồi cất lên chỗ nằm cùng với hành lí khác. Lúc nào xuống xe, thì cầm cái túi đựng dép ra cửa xe lấy dép đi vào. Vì vậy, sàn xe sạch bong.

Trên xe, nằm ngay trước mình là 2 thằng người Tàu. Mình cũng lấy làm lạ: "Sao mà lắm người Tàu trên đất nước mình đến thế?". Có đi Bắc Nam mới biết. Trên tàu hỏa cũng thấy đông, xuống ga cũng gặp nhiều, qua Thanh Hóa, Vinh và các thành phố lớn cũng nhan nhản người Tàu...

Sở dĩ mình biết được đó là người Tàu, vì ngày cấp III phải học ngoại ngữ tiếng Tàu, nên nghe tiếng, mình có thể hiểu, còn bảo mình nói thì ngoài "Nỉ hảo, nỉ mân hảo", chả nói được gì hơn.

Với lại ở Việt Nam, trông thấy anh nào nhếch nhác, đầu trọc, mắt một mí, thuốc lá rút từng điếu ra mời thì chắc chắn là cái anh người Tàu… nhận ra ngay.

Hai thằng người Tàu, đầu trọc nằm ở trước mình (có nghĩa đầu nó gối trên chân mình), một cao một lùn. Thằng cao thì cao hơn mình, nhưng gầy hơn mình. Còn thằng lùn thì thấp hơn mình, nhưng béo hơn. Nếu tính bình quân, thì mình cũng chẳng kém gì chúng nó.

Nhưng 2 thằng này lại rất vô văn hóa. Trên xe cứ cười nói ông ổng cả ngày, cả đêm. Mình không chịu nổi nữa, phải hét: "Im mẹ cái mồm chúng mày đi cho tao ngủ!". Bọn nó nghe quát vậy thì im bặt, trợn mắt nhìn, rồi lại "hố hố há há". Cả xe tức điên. Có người chửi: "Mả bố nhà chúng nó! Nó sang nước mình mà cứ như là đến chỗ không người!".

Mỗi lần nghỉ dọc đường, là 2 thằng lại biến đi đâu mất. Lúc lên xe, tất cả mọi người phải đợi. Nhà xe phải cho người đi tìm. Mãi mới thấy 2 thằng khệnh khạng "hố hố há há" lên xe.

Mình hỏi mấy anh nhà xe: "Kệ cha chúng nó không được à?. Sao lại để nó đi xe?". Tay nhà xe bảo: "Chúng cháu có muốn chở những loại này đâu, nhưng nó mua vé ở bến, bến xe xếp chỗ nên đành chịu. Chứ chở nó cũng chẳng hơn được đồng nào!".

Mình bảo: "Kệ mẹ chúng nó!. Nó đến chậm, cho rớt dọc đường!". Nhà xe phân trần: "Không được đâu chú ơi!. Nó kiện cho mất nghề ấy, chứ chả chơi!". (Sau này mới biết mấy tay lái xe nói thật. Cái vụ Dìn Kí lật tàu đấy. Nó đòi phải đền 4 thằng Tàu, mỗi mạng 30.000 USD, còn chỉ phải đền mỗi mạng người Việt có 7.000 USD. Vậy ra, giá trị mạng sống chúng nó đắt hơn mạng người Việt Nam?).

Sau khi nghỉ ở Quy Nhơn, lúc lên xe, mình cầm vào cái túi đựng quần áo ở cuối chỗ nằm, thấy dính bết vào tay: "Giời ạ! Bã kẹo cao su!". 2 thằng chó này ăn kẹo cao su, rồi ném ngay sang chỗ mình. Mình biết điều ấy vì cả xe chả có ai ăn kẹo cao su, chỉ có 2 thằng mồm cứ trèo trẹo như trâu nhai lại. Vả lại, đầu nó sát chỗ mình để hành lí của mình, chỉ cần với tay sang lúc mình không để ý...

Khi 2 thằng đầu trọc "hố hố há há" khệnh khạng lên xe. Mình chìa cái túi có bã kẹo vào mặt 2 đứa, tay xua xua, bảo: "Không nên làm vậy!".

Hai thằng nhăn răng cười, đầu gật gật.

"Mày biết rồi thì ông không thèm chấp!" - Mình ngủ một giấc. Ra đến Đà Nẵng nghỉ ăn cơm. Mình lăng xăng cầm túi đựng dép định xuống xe trước. Hai thằng trọc xuống liền sau. Mọi người trong xe cũng lục tục xuống theo.

Đến cửa xe mình thò tay vào túi lấy dép. Lại thấy dính. Lại bã kẹo cao su. Điên tiết, mình quay ngược lại, chỉ vào mặt 2 thằng Tàu: "2 thằng chó này!. Tao đã nhịn mày lần trước mà mày vẫn còn chơi đểu tao hả. Đồ khốn nạn!".

Hai thằng lại nhe răng cười!

Không thể chịu nổi nữa, mình rút dép dứ vào mặt 2 thằng: "Ông đã nhịn mày rồi, mà mày vẫn còn giở trò khốn nạn hả! Ông phải đập vào mặt mày, cho mày chừa cái thói khốn nạn đi nhá,2 thằng mất dạy kia!".

Và mình phang. 2 thằng tránh. Mọi người trên xe nhao nhao: "Đập chết mẹ nó đi!. Nhịn nó là nó tưởng mình sợ!. Ông cứ đập bỏ mẹ nó đi!". Vậy là mình yên tâm: "Ông một mình, nhưng ông có bao nhiêu người ủng hộ. Ông không sợ!".

Hai thằng xanh mặt, cụp đuôi im thin thít.

Chặng đường còn lại, 2 thằng không dám tác oai tác quái nữa. Không thấy "hố hố há há", nghỉ dọc đường xong cũng nhanh nhẹn lên xe, mọi người không phải đợi.. Nhà xe bảo: "Cái lũ này, mềm nắn rắn buông. Càng nhịn nó càng lấn tới. Cứ phải vậy mới được!".

Tới Hà Nội. 2 thằng Tàu nhảy xuống đầu tiên. Mình xuống xe, nhìn quanh: Không thấy 2 cái đầu trọc đâu!. Bọn này lẩn nhanh thế!..

...............................

May quá có bác MTN kể câu chuyện này, em cũng xin kể các bác một chuyện của em, thật 100%, em xin lấy bác Mai thanh Hải ra bảo đảm!

Năm 1999-2000 em có một đợt công tác trên Lào Cai, làm đường liên thôn trên núi cao. Vậy nên em thường được đi tàu hỏa Hà Nội - Lào Cai. Hôm nào có lương thì đi tầu du lịch có cái giường nằm để về thăm nhà hoặc lên công trình làm việc. Mỗi lần đi trên tàu em hay gặp bọn khựa, có thể là doanh nhân hay khách du lịch. Nhưng quan trọng là bọn chúng rất giống nhau ở điểm là mọi lúc mọi nơi chúng đều nói năng hô hố ha há "y choang bác MTN kể ở trên", ăn uống nhồm nhoàm, xả rác bừa bãi, khạc nhổ lung tung. Thái độ coi thường người khác luôn biểu hiện trên mỗi con người bọn chúng. Một lần, đêm khuya, mấy thằng khựa đứng ngoài hành lang toa xe "toa tàu giường nằm", trước cửa khoang em đang nằm, nói chuyện ồn ĩ, lại hô hố ha há. Bực quá, tính em lại hơi "bộ đội", em đẩy mạnh cửa bước ra, chửi luôn: Đ M bọn tàu khựa này, vào mẹ chúng mày khoang của chúng mày mà hô hố ha há đi để người khác còn ngủ. Bọn chúng, lúc đó em thấy là 4 đứa, lại xì xồ ra vẻ không hiểu tiếng Việt. Em tiếp luôn: D M chúng mày đừng giả bộ, chúng mầy biết tao nói gì đấy, đừng để tao cáu. Thế là 4 thằng lùi lũi biến trong trật tự.

Công nhận là bọn khựa rất hèn, mềm nắn rắn buông!

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Sexy tất cả, trừ lòng yêu nước

THÙY LINH

NTT: Nhà Văn Phạm Ngọc Tiến vừa gửi tới tôi bài viết của người đồng nghiệp cùng làm việc tại Hãng phim Truyền hình VN với lời giới thiệu ngắn gọn: “Đây là bài viết của nhà văn Thùy Linh, tác giả truyện ngắn “Mặt trời bé con của tôi” năm nào. Một bài viết hay, trách nhiệm và không hề né tránh”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Bây giờ bạn có thể biết đến tận giường ngủ của những người nổi tiếng, hơi nổi tiếng, nổi tiếng chút chút, tự mình làm nổi tiếng…với căn nhà cỡ triệu đô, hơn triệu đô và nhiều triệu đô. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Bạn có thể tưởng tượng hình bóng người đẹp ngâm mình trong các bồn tắm sang trọng của một phần giá trị trong những căn nhà đắt tiền đó. Bởi tất cả được phơi bày trên các trang mạng.

Bạn có thể mất ngủ nhiều ngày về sự giàu sang phô trương của các sao và tự hỏi họ kiếm đâu ra ngần ấy tiền giữa lúc một người trí thức (chưa kể dân đen) kiếm được đồng tiền nuôi gia đình hết sức chật vật?

Bạn có thể khó chịu vì hàng ngày mở tờ báo và các trang mạng chỉ thấy chuyện tốc váy, yêu đương, ly hôn, cặp bồ… của những người nổi tiếng và được coi là nổi tiếng. Thậm chí đám cưới của sao nào đó cũng chiếm mất khá nhiều giao diện trên trang mạng với không có thông tin gì cả ngoài các chân dài tới dự lễ thành hôn. Giữa lúc xã hội nơi tôi đang sống có quá nhiều việc cần phải lên tiếng.

Bạn có thể cười nhạt vì một party sinh nhật phù phiếm và hết sức sành điệu của ai đó cũng là người nổi tiếng được tổ chức linh đình và lôi kéo sự chú ý của các phóng viên và nhiều độc giả. Giữa lúc nhiều người dân nước tôi đang thiếu dù chỉ một bữa cơm no bụng.

Bạn có thể kinh ngạc về tội ác diễn ra hàng ngày được “trình diễn” trên các báo và mạng internet như là phần không thể thiếu của cuộc sống trên mảnh đất này. Những vụ án đốt con, đốt chồng, những thây người bị giết cắt rời từng mảnh, những vụ bắn nhau chỉ vì va chạm trên đường, những vụ hiếp dâm trẻ nhỏ và chính con cái mình… Tội ác dường như là chuỵên bình thường khi mọi giá trị nhân văn mang tính người đã bị đẩy ra khỏi cuộc sống.

Bạn có thể bị kinh động bởi những vụ tham ô, thất thoát số tiền lên đến nhiều tỷ tỷ đồng mà người bình thường không biết đó là bao nhiêu chữ số, nhưng vẫn chỉ “rút kinh nghiệm”. Thử hình dung nếu có một Đường Quí Phi thay vì thích xé lụa mà xé tiền thì mất bao nhiêu năm mới xé hết số tiền ấy với mệnh giá 500.000 VND? Nhưng đất nước tôi vẫn bao dung, nhẫn nhịn…cho qua. Trong khi vẫn rất nhiều đứa trẻ phải bỏ học vì không có tiền. Ngày ngày trẻ con vẫn đu dây vượt sông lũ đến trường. Vô vàn đứa trẻ vùng cao phải ở lán dựng tạm trống hoác nơi núi cao rét buốt để nhọc nhằn bám theo con chữ. Vẫn nhiều người phát bệnh tâm thần do nghèo đói, bệnh tật…Chuyện đó ai cũng biết vì tất cả phơi bày trên báo chí.

Bạn có thể thất vọng đau đớn khi thấy thiểu số lãnh đạo cả dân tộc bằng tư duy không thể nói là lạc hậu, mà phải nói là lẩm cẩm, điên khùng. Vậy mà dân tộc tôi vẫn cúi đầu cam chịu, nhẫn nhục cắn răng…Tất cả cũng hiển hiện trên các trang báo và mạng không hề dấu diếm, hàng ngày…Sự thô bỉ, vô liêm sỉ, vô minh, trắng trợn, giả dối, độc ác diễu hành từ mấy chục năm nay và vẫn đang tiếp tục. Sự nhẫn nhục, vụ lợi, bàng quan, lạnh nhạt của triệu triệu người dân cũng chẳng hề dấu diếm…

Có thể phơi bày tất cả, trừ sự thật.

Có thể phơi bày tất cả trừ sự liêm sỉ, tử tế.

Có thể phơi bày tất cả trừ công bằng.

Và đau đớn hơn, có thể phơi bày tất cả trừ lòng yêu nước.

Tôi đã thấy điều đó qua cuộc biểu tình vì Trường Sa – Hoàng Sa – Vịêt Nam vào ngày 12/ 6 / 2011 vừa qua. Nhưng chủng tử của lòng yêu nước trong thời đại mới sẽ gieo mầm vào lòng người từ bây giờ, giây phút này…

Và tôi tin, chỉ một dúm người bày tỏ lòng yêu nước so với gần 90 trịêu dân nước Việt thì cũng đã bắt đầu thổi làn gió dân chủ, tự do vào cuộc sống ngột ngạt hôm nay.

Tôi tin tuổi trẻ, dù là số không nhiều, sẽ truyền năng lượng, nhiệt huyết của họ đến tư duy ù lỳ của rất đông người khác đang bị mắc căn bệnh thời đại “pakinson thể xơ cứng”. Sự thay đổi của cái mới chưa bao giờ bắt đầu từ số đông, thậm chí từ vài con người…Chỉ cần họ tìm ra một điểm tựa là có thể bẩy cả trái đất này.

Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ?

Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời…

Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ.

Đừng để họ bị lóa mắt về tiền bạc, vật chất, đánh mất tính người mà gây tội ác.

Đừng để họ nhiễm sự ích kỉ, vụ lợi, cơ hội để tiếp bước lối sống mặc định trong xã hội: tranh đua học hành; dành giật, mua bán chức quyền; kiếm tiền bằng mọi giá; giàu sang chẳng kém ai; đừng để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”…

Đừng để sự giả dối thoải mái và sexy lên ngôi, thống trị đất nước này.

Có thể cho tôi góp buồn được không? "Hà Linh BN"

Nói về Người Việt mình đang sống trên khắp cái hành tinh này thì cũng nhiều chiện buồn và buồn cười lém.
Nhưng nói cái tốt đã, dân ta được cái là nhu mỳ và lạc quan tếu là số một nhân loại các bạn nhỉ, cứ cấp trên hay lãnh đạo cao cấp nói gì là nghe theo răm rắp. Phúc lợi xã hội hạng bét hành tinh nhưng đâu có ai lên tiếng và phản đối chi đâu, tàu khựa hà híp thì chỉ dám một nhóm người tụ tập chút chút rồi tự giải tán. Hì hì!
Dân tộc Việt có đức tính cao đẹp nhất là yêu nước, lòng yêu nước nồng nàn, nếu làm cách so sánh thiển cận như tôi thì càng dân nghèo bao nhiêu thì lòng yêu nước lại nồng nàn bấy nhiêu. Họ không hề so đo hay toan tính mỗi khi có giặc thù xâm lấm bờ cõi biên cương, chỉ một lời hiệu triệu là họ sẵn sàng tòng quân ra tuyến đầu diệt giặc.
Chiện buồn và buồn cười nha:
Em gái tôi đi lao động nước ngoài về thì kể lại thì người Việt ta luôn dìm hàng nhau, ít đoàn kết như người Hoa. Dù người Hoa là bị đánh giá ăn cáp vặt giỏi nhất nhưng người Việt ta thứ nhì.
Người Việt ta ở trong nước thì rặt giáo sư tiến sĩ nhưng chẳng mấy ai được quốc tế vinh danh, một số vị có tên tuổi trong nền khoa học nhân loại mà vì yêu quê hương bản quán quay về muốn đóng góp cho nền khoa học nước nhà thì lại bị dìm hàng.
Tham gia giao thông trong nước thì, bao nhiêu lỗi của kỹ thuật như chất lượng đường xá, chất lượng phương tiện, chất lượng các thiết bị công trình phụ trợ đều được người tham gia giao thông gánh hết bởi một lý do "ý thức người dân kém"
Một tính xấu nữa là chiều chuộng nhà cầm quyền quá mức, nhà cầm quyền làm thất thoát nhiều nghìn tỷ vào những tập đoàn nắm đấm sắt mà dân ta vẫn vui vẻ nộp thêm tiền để trục vớt.
Người Việt còn một tính xấu là hay chen chân vào ngõ hẹp, này nhé, họ rỉ tai nhau trường này tốt trường tiểu học kia tốt, thế là lời thì thầm có sức lan tỏa như nguyên tử hạt nhân, họ bắt đầu thi nhau chạy đua vào ngõ hẹp bằng bao tiền của công sức. Mà tệ nhất lại là cũng người Việt ở một thế lực ảo nào đó đưa ra cái lời thì thầm đó.
Nhều lắm, để dần dần góp buồn với các bạn nha!

CẢM NHẬN SAU ĐỌC KHỔNG TỬ BÊN NHÀ HIỆU MINH

Tam cương - Ngũ thường, sống trên đời, phàm đã là con người có lương tri đều nên biết nên học và nên theo. Tôi cũng chỉ là một người dân tần tảo để lo cho cuộc mưu sinh, nhưng mỗi khi nhớ tới đạo tam cương - ngũ thường lai phải tự dừng thời gian của mình lại đôi chút để tự vấn bản thân mình. Người dân là vậy đấy.
Thế còn người quan, làm quan rồi có phải học và răn mình nữa không? Câu hỏi đó đã xuất hiện trong tư duy của tôi mấy chục năm nay, từ khi tôi biết tư duy và nhận thức xã hội.

- Quan Tàu, từ Mao trở đi đến Hồ bây giờ, đều cho mình là vĩ đại, nên thường hay lộng quyền, Mao còn vô học nữa kia. Trị quốc an dân bằng những tư duy đó thì ắt phải tham, tham của cải, tham quyền hành và tham cả dân tộc khác. Vậy nên bọn chúng luôn có dòng máu bá quyền xâm lấn trong từng giọt máu - hơi thở của chúng.

- Quan Việt, mọi đứa quan Việt đều tham, vơ vét thì muốn nhưng lại hèn, hèn với đại hán - tham với dân nên để lúc này ra cơ sự mất nước nhãn tiền mà không dám mở miệng. Bọn chúng chắc không ít đứa thuộc tam cương - ngũ thường là gì.
Mở miệng kêu gọi dân thì dân phỉ nhổ vào mặt, vào mồ mả cha ông chúng, bới đã có một phút giây nào chúng lo cho dân đâu, chỉ lo vun đầy túi tham thôi. Mở miệng kêu gọi quốc tế thì ai tin, đói nghèo là vậy mà tham nhũng như sâu bọ nhung nhúc, đói nghèo là vậy lại chơi hoang, đại lễ này kỷ niện kia. Mở miệng mời Mỹ thì lại lo mất quyền lợi, mất ghế, mất tổ chức xx.
Mở miệng chống lại đại hán lại sợ nó nhét rẻ vào mồm vì đã trót cầm tiền của chúng rồi, trót làm vài thương vụ chưa đến hồi quyết toán.
Thôi cuối cùng chỉ chết dân lành, chiến tranh sảy ra, tôi - bạn là con nông dân là những kẻ đầu tiên ra chiến trường, tên bay đạn lạc biết làm sao. Để rồi lại như sau bao cuộc chiến tranh trên mảnh đất này, các bà mẹ liệt sỹ sống lay lắt, các thương bệnh binh lăn lóc mưu sinh, ốm đau nghèo khó hoành hành, các em bé mồ côi không được dạy dỗ đầy đủ nguy cơ sa vào tệ nạn thường rất cao. Đã thế lại vẫn gồng mình quyên góp từng đồng bạc lẻ do bán mồ hôi rẻ mạt của mình nuôi bộ máy mục nát tiêu tiền như thằng nghiện mua thuốc phiện.
Muôn đời nông dân, người lao động và người lương thiện trên mảnh đất này đáng thương đến vậy!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

BÃO VÀ PHỤ NỮ "Sưu tầm - Trannhuong.com"

Trên thế giới chỉ có Việt Nam gọi bão theo số, còn toàn cầu đều đặt tên cho bão theo các danh từ mỹ miều và thơ mộng vẫn dùng để gọi các cô gái dịu dàng và xinh đẹp.
Đã nhiều lần các tổ chức bảo vệ nhân quyền kêu ca về vấn đề này và các quốc gia cũng thử sửa chữa. Nhưng than ôi, hễ đặt tên bão khác đi thì hoặc nó không đến; hoặc tệ hơn, nó đến mà không ai đề phòng, gây hậu quả thảm khốc.
Gần đây các nhà khoa học tổ chức hội thảo xem xét sự giống và khác nhau giữa một cơn bão và một “quý cô”. Cuối cùng họ đưa ra kết luận như sau:
Sự giống nhau giữa bão và phụ nữ
1.Bão và phụ nữ đều hình thành từ những vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm.
2.Đường đi của bão và phụ nữ đều không thể đoán trước.
3.Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên.
4.Cả hai đều kèm theo mưa.
5.Cả hai đều có thể gây hư hại cho cây cối, nhà cửa và hoa màu.
6.Trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nổi giận, trời rất đẹp.
7.Vật bị thổi tung trước tiên là quần áo.
8.Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà.
9.Có nhiều tiếng rạn nứt mạnh.
10.Muốn tồn tại đều phải biết sống chung.
Sự khác nhau cơ bản giữa bão và phụ nữ
1.Bão nổi lên theo mùa. Phụ nữ nổi quanh năm.
2.Bão tàn phá lung tung. Phụ nữ chỉ thích tàn phá một chỗ..
3.Bão càng ngày càng yếu đi. Phụ nữ càng ngày càng mạnh lên.
4.Bão ầm ầm mới đáng sợ. Phụ nữ im lặng còn đáng sợ hơn.
5.Trời nỗi bão khi khí lạnh về. Phụ nữ chỉ nổi bão khi quý ông không về.
6..Bão mạnh khi nó to. Phụ nữ mạnh khi họ nhỏ.
7.Muốn an toàn phải chạy xa bão. Muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ.
8.Bão làm đắm thuyền. Phụ nữ làm đắm mình.
9.Bão cần mây tan. Phụ nữ chẳng cần mây gì hết.
Sau khi kết luận này đưa ra, chị em phản đối kịch liệt. Đến mức các nhà khoa học hoảng hồn, phải triệu tập khẩn cấp một cuộc họp khác để so sánh bão với đàn ông. Tổng kết như sau:
Sự khác nhau giữa bão và đàn ông
1.Bão kèm theo sấm chớp. Đàn ông chỉ kèm theo những lời nói suông.
2.Bão hay đổ bộ vào vùng quen. Đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ.
3.Bão đôi khi không chịu vào bờ. Đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.
Sự giống nhau giữa bão và đàn ông
1.Cả hai càng đi xa càng yếu.
2.Cả hai nhiều lúc mang tính đe dọa rất cao rồi chẳng làm gì cả.
3.Cả hai khi tan đều làm ướt cảnh vật.
4.Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi.
Sự khác nhau giữa phụ nữ và… nai!

1.Nai ngơ ngác suốt đời.. Phụ nữ chỉ ngơ ngác khi cần ngơ ngác.
2.Nai không bao giờ giả nai.. Phụ nữ thường làm như thế.
3.Nai có sừng toàn đầu. Phụ nữ có sừng trong ánh mắt.
4.Nai ăn cỏ. Phụ nữ thỉnh thoảng ăn nai.
5.Gặp tai nạn, nai biến thành khô nai. Gặp tai nạn, phụ nữ biến thành… mít ướt.
6.Nai chạy theo đàn. Phụ nữ cũng chạy theo đàn, nhưng không phải đàn nai.
7.Nai nhảy tung tăng. Phụ nữ đi tung tăng.

Thư chị Kim Báo gửi em Cua Blogger - Hiệu Minh Blog

Chào em Blogger

Thay mặt cho anh chị em làm nghề báo, chị Báo xin cảm ơn em Blogger đã gửi thư nhân ngày báo chí 21-6. Những lời động viên, chúc mừng của bạn đọc đăng trên Cua Times đã làm chị rất xúc động, giúp cho người cầm bút thêm sức mạnh.

Nhìn lẵng hoa đầu trang và lời đề trân trọng tặng các nhà báo, chị đã suýt khóc. Nhưng đọc lá thư em gửi sau đó thì thấy cú đá hậu sao mà đau đớn, dù những điều em viết, chị phải thừa nhận, không phải không có lý.

Nhưng hãy đừng vô tình đến nỗi hoá vô tâm mà lên tiếng trách người cầm bút. Nhiều nhà báo cũng vì miếng cơm manh áo, vì gánh nặng gia đình nên đành phải làm trách nhiệm của một công nhân, một người bố, một người mẹ, chủ giao gì phải làm đó, nếu không muốn bị mất việc.

Giá như em đi sâu và tìm hiểu kỹ sẽ hiểu rõ ai gây nên cái nỗi nhọc nhằn bịt miệng, bịt mắt, bịt tai kia. Với 30 năm trong nghề nên chị hiểu rõ thế nào là chữ nghĩa và hệ lụy của nó trong đời. Nằm trong chăn mới biết chăn có rận.

Chị muốn nói, nghề viết vừa vinh quang và không ít cay đắng. Có phải tất cả những gì trong đầu được viết ra như cánh Bloggers các em. Trên các anh chị là những tổng biên tập, ban bệ, những cú phôn thì thầm, những nhắc nhở bâng quơ.

Anh Nguyễn Xuân Diện, một người cầm bút xả thân với nghế, đã tự hỏi “Báo chí Việt Nam là một biệt lệ chăng khi tất cả im phăng phắc trước một sự thật không lồ có quan hệ đến tồn vong của đất nước? Vì lý do gì vậy? Vì không dám nhìn chính xác sự thật? Vì không biết ủng hộ biểu tình hay chống lại biểu tình là công bằng? Vì không thể tường thuật sự thật một cách khách quan?”

Trong lúc ấy, chính trên blog của anh Diện có tường thuật chi tiết sự kiện xuống đường những ngày qua. Rõ ràng, nhà báo có nhiều điều muốn nói hơn những gì viết ra trên báo chính thống.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chuyện không thể khác được. Báo chí nước nhà không thể giống blog. Vì thế mới có quyền lực theo thứ tự 4 và 5.

Một bạn đọc có nick “Hắn” viết trên Cua Times rằng, nếu trách các anh chị nhà báo, thì cả giai tầng trí thức, và bản thân chúng ta đây, cũng thật đáng trách.

Anh còn nhắc tới bài viết “Trả lại hào khí Diên Hồng” (Pháp Luật TP.HCM – 5-03-2006) nói về tâm tình của một đồng nghiệp rằng, để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong… quán nhậu.

Chí khí kiểu ‘sĩ phu Bắc Hà’ ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó.

Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc”. Khẩu khí của nhà báo ấy thật đáng trân trọng.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã thốt lên “làm báo nói láo ăn tiền” và “làm báo nói thật ăn đòn” nghe thật chua xót, nhưng đó là một sự thật song hành đang hiện diện.

Chuyện “làm báo nói thật ăn đòn” thì quá nhiều. Có người bị tù tội, bị chém, bị đe dọa, mất việc chỉ vì muốn nói lên sự thật. Có người gia đình ly tán chỉ vì con chữ. Chuyện đó xảy ra khắp thế giới, không riêng gì nước ta.

Trước PMU18, các nhà báo là những người hung vì xả thân chống tham nhũng. Nhưng sau PMU18 thì ai cũng thấy rõ hậu quả “báo chí là công cụ tuyên truyền” như thế nào. Trong bối cảnh đó, nhà báo phải thận trọng hơn rất nhiều, nếu không bị mắc lỡm bởi những thứ quyền lực vô hình.

Chuyện “nói láo ăn tiền”, xin kể một tai nạn nghề nghiệp vào đầu những năm 1970 ở Hà Nội. Một đồng nghiệp nhận giấy mời đi lấy tin về hạ thủy một chiếc phà chở khách qua sông phía cầu Thăng Long bây giờ. Trời mưa phùn lạnh, anh ngại nên quyết định không đi.

Nhưng với “trách nhiệm phải có tin bằng mọi giá” nên anh ngồi nhà viết tin “Trong sương lạnh của buổi ban mai, chiếc phà từ từ hạ thủy nhẹ nhàng. Một chiếc ca nô nổ máy và lôi phà đi trong tiếng vỗ tay của bà con hai bên sông Hồng. Từ nay, họ không phải đi đò bằng thuyền nguy hiểm qua sông”.

Báo in đăng lên ngày hôm sau thì vị giám đốc Công ty Đường sông hốt hoảng đạp xe vào tận tòa soạn, vì thời đó làm gì có điện thoại. Ông hổn hển “Trời ơi, phà đã hạ thủy đâu. Do cấp trên bận không về nên hôm qua đã hoãn”. Khỏi phải nói, tờ báo tẽn tò như thế nào trước bạn đọc.

Kết thúc thư này, chị Báo xin trích một đoạn mà Tổng Cua từng tâm sự về nghề báo dưới con mắt của anh chàng amateur, thông qua câu chuyện về đại bàng và cơn bão.

Khi biết bão sắp đến, đại bàng tìm chỗ cao nhất để đợi gió đến. Khi gió gầm rú thì cũng là lúc đại bàng tung cánh bay cao. Nó đã dùng cơn bão để đưa đôi cánh đi xa hơn thay vì ngồi sợ hãi trong giông tố như các loài chim khác. Có lẽ vì vậy đại bàng được phong là vua của các loài chim.

Nhà báo cũng như con đại bàng trong bão tố. Lúc khó khăn nhất chính là lúc họ cần cho nhân loại nhất. Không ngoa nếu gọi họ là những nhà vua cầm bút vì họ vừa có tri thức để vượt bão của đại bàng lại vừa có sức mạnh của “quyền lực thứ tư” trong ngòi bút.

Nghề báo luôn đòi hỏi sự dấn thân suốt cuộc đời, im lặng đúng lúc và lên tiếng khi cần.

Phải chăng đó là hạnh phúc và trách nhiệm lớn lao của những người mang nghiệp bút nghiên.

Chị tin rằng, cánh Bloggers các em cũng nghĩ như thế. Quyền lực thứ 4 (báo chí) hay thứ 5 (blog) đều là quyền lực của ngòi bút, sức mạnh và trí tuệ của đại bàng trong bão tố.

Chúng ta hãy nắm tay nhau để làm một ông vua không ngai trong thế giới truyền thông.

Chúc em Bloggers có nhiều entry vạn hít.

Chị Kim…Báo.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Thư của André Menras, Hồ Cương Quyết - BVN

Thư của André Menras, Hồ Cương Quyết
Thưa ông Huệ Chi, thưa các bạn trên tòa soạn BVN,

Sáng nay, ở Pháp, tôi mới biết BVN đang bị bọn tin tặc tấn công. Việc ấy là chuyện bình thường. Thằng Hitler bắt đầu đốt sách vở tiến bộ trước khi bắt và đốt tác giả. Để biết bọn chúng là ai, chỉ cần trả lời một câu hỏi: Bịt miệng trang web BVN thì ai có lợi? Không phải là người yêu nước Việt Nam. Cũng không phải là người yêu dân chủ. Cũng không phải bạn bè quốc tế của Việt Nam. Nói ngắn gọn, họ chỉ có thể là bọn đang xâm lược Việt Nam và tay sai của họ. Sử dụng những từ ngữ giả hiệu của họ, họ đúng là bọn phản động, chống minh bạch, sợ sự thật, sợ nhân dân, vì họ chỉ biết cái túi và cái ghế tạm thời của họ.

Rất tiếc và buồn cho Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Những ngày sắp tới tôi sẽ không vui lắm vì, một lần nữa trong lịch sử, Việt Nam phải đứng lên để bảo vệ mình và một lần nữa, phải chịu đau khổ. Trong giai đoạn đó, chiến tranh thông tin và tâm lý sẽ được tăng cường. Nhưng tình trạng này có một điều tích cực: lúc đó, tất cả các mặt nạ phải rơi xuống; dân sẽ biết ai là ai. Và cuối cùng bọn chúng phải trả giá.


Lịch sử đã dạy cho thế hệ chúng tôi, cho chúng tôi kinh nghiệm để biết điều đó. Vì thế chúng tôi hết sức lạc quan và tiếp tục chiến đâu một cách công khai, đầy trách nhiệm và hoàn toàn ôn hoà vì mình có chính nghĩa.

Xin gửi đến các bạn sự ủng hộ và tình đoàn kết của tôi.

A. M. – H. C. Q.

TB: Hy vọng các bạn hiểu được tiếng Việt chưa chuẩn của tôi.

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:12

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Hoa Đà Lạt. "Tiếp"




















Hoa Đà Lạt.

Muôn hoa khoe sắc, lòng người đầy ắp những lo toan. Nhưng có lẽ ai cũng tìm được chút thanh thản trước những cánh hoa diệu vợi trước ggió và trong nắng.


















Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

Hoàng Hậu Hoa.

Có hai loại đỏ và vàng.




Hoa Hồng

Đằm thắm nhất có lẽ là các nàng Hồng!








Cháy rực trong nắng gió!


Cháy hết mình lại trong vắt những tinh khôi!

Sắc tím Đà Lạt! (tiếp)