Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Nhà báo: Họ đã vứt bỏ nông dân rồi!

Nguồn: Khải Đơn

Cô dâu H.Mai bị chồng hành hạ đến chết.
Nguồn Internet
Đồng quê của cái đất nước này, là những con trâu con bò cắm đầu gặm cỏ, cắm đầu lúi húi đi tới, lôi theo cái lưỡi cày nặng nhọc. Đồng quê còn thuần túy hơn đến đau đớn, khi những người nông dân cắm mặt trên cánh đồng, và ngẩn ngơ chẳng biết số phận mình ra sao.
Xin anh nhà báo, anh đừng viết về những cô gái miền Tây đi lấy chồng Đài Loan như những đứa con ô nhục của nước nhà, đem trôn đi bán kiếm tiền mua nhà, kiếm chỗ giàu ngả lưng xênh xang nữa. Xin anh đừng xỉ vả “đáng đời” các cô bằng cách viết về những ngôi làng có các cô đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc bằng cái ngữ cảnh: “Nhờ con Út đi lấy chồng,tui được 20 triệu xây cái nhà” hay “Nhà chồng hứa cho nhà gái 5 lượng vàng nhưng sau đó trở mặt” – để tiệm tiến đến gần câu chuyện nóng bỏng theo cách nhìn trịch thượng ấy nữa.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Một góc Hội An - Một thoáng mưa!

Mời các anh chị và các bạn cùng đến với một góc Hội An hiền hòa trầm mặc!

Welcome to Hoi An!

Những bảng tên phố cổ kính

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Tặng con gái mai đi thi vào lớp 10

Thi Nghé - Huy Cận


Nghé hôm nay đi thi
Cũng dậy từ gà gáy
Người dắt trâu mẹ đi
Nghé vừa đi vừa nhảy

Thi nghé gầy nghé béo
Toàn hợp tác xã nhà
Nghé xem chừng cũng hiểu
Chạy tung tăng tung ta

Vui sao đàn nghé con
Miệng chúng cười mủm mỉm
Mắt chúng ngơ ngác tròn
Nhìn tay người giơ đếm

Cả một đàn nghé béo
Con nào hơn con nào
Chờ lâu nghé khó chịu
Chạy vù lên đồi cao.



Chúc con gái và các cháu học sinh làm tốt bài thi và đạt được nguyện vọng của mình!

PHAN KHÔI – NGỌN THÔNG REO MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC

Theo vi.wikipedia.org
Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959.

Để chào mừng ngày báo chí VN 21/06, blog rác rưởi thanhvdgt1 xin đăng bài viết của chị Nguyễn tuyết Hạnh  - một người cháu của cụ Phan Khôi để cũng coi là được góp một lời chúc mừng!

PHAN KHÔI – NGỌN THÔNG REO MÃI TRONG LÒNG DÂN TỘC - Nguyễn.t.Hạnh

Nhân ngày nhà báo Việt Nam, mình xin có một đôi điều cảm nghĩ vê cụ Phan Khôi, một học giả, một nhà văn, nhà báo uyên bác, tài hoa dưới góc độ của một người cháu trong gia đình.

Mẹ chồng mình là con gái cụ Phan Khôi. Khi mình về làm dâu thì cụ đi về cõi Vĩnh hằng đã khá lâu rồi. Nhưng tài năng, nhân cách của cụ luôn làm mình kính phục. Những oan trái, bất công đối với cụ luôn làm mình đau xót. Qua sách báo, qua lời kể của mẹ và các cậu các dì thì cụ là một người cha, người ông đáng kính. Cụ yêu thương con cháu nhưng cực kì nghiêm khắc. Trong nghề nghiệp cụ là một người luôn đi đầu trong các phong trào cách tân như cắt tóc ngắn, đòi nữ quyền … Cụ cũng là người đầu tiên khởi xướng phong trào Thơ mới với bài "Tình già"* nổi tiếng. Trên văn đàn cụ nổi tiếng với vai trò “Ngự sử văn đàn”. Là một người thẳng thắn, khẳng khái cụ luôn sống đúng với những chuẩn mực mà cụ cho là đúng. Cụ sống và viết đúng như bút danh cụ đặt cho mình là Thông reo. Trong bài Văn chương và văn chương của nhà báo, cụ xác định rõ 3 chuẩn mực của Văn chương là Tín, Đạt, Mỹ.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

VN hạnh phúc thứ hai thế giới

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc, theo xếp hạng do Quỹ Kinh tế mới (NEF) tại Anh công bố mới đây.


TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia KT-XH: Tôi thấy 3 tiêu chí do NEF đưa ra khá khách quan.

Ông nói: "Tôi cho rằng đánh giá của NEF rất nhân văn. Nó chỉ ra cấu trúc xã hội và nhu cầu xã hội càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Một người có nhà cao cửa rộng ở giữa trung tâm thành phố chưa chắc đã hạnh phúc hơn một bác nông dân. Hạnh phúc không lệ thuộc vào vật chất."

Vì ông chiên da này có nhắc đến nông dân, không biết ông có biêt những nông dân La Dương - Dương Nội dang rất hạnh phúc không khi họ mặc áo đỏ, lũ lượt khiếu kiện hàng ngày trước cổng văn phòng chính phủ và quảng trường Ba Đình?

Bà con nông dân đang đi đến quảng trường BĐ diễu hành


Bài học Hòa Bình

Đào Tuấn.

Cái nghèo kỷ lục, nghèo không ngóc đầu lên nổi và tình trạng thất nghiệp, không có việc làm đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc nhất ở nông thôn Việt Nam.

10 năm trước, ngày 6-12-2002, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH, Đại biểu QH Bùi Thị Bình nói về “bài học Hòa Bình” như là một điển hình cho tình trạng “mang con bỏ chợ”: “Công trình hoàn thành cả (mấy) chục năm nay mà hậu quả xã hội vẫn còn đeo đẳng”. Người phụ nữ dân tộc Mường này hẳn đã rất đau lòng khi nói ra trước Quốc hội câu truyền miệng của người Hòa Bình “Chạy vì nước nhưng không có nước, chạy vì điện mà không có điện”.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 29, CHIỀU 17/06

Ra sân nào các cầu thủ No-U. Ra sân thi đấu bóng đá trên tinh thần No-U, phản đối đường lưỡi bò của Trung Hoa lè ra biển Đông!