Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

VÔ THƯỜNG

Không có trong tay hệ thống tuyên truyền báo chí lớn mạnh, chẳng có phóng viên, không người đẹp này hoa hậu khác. Chẳng là bậc đại gia hay mạnh thường quân, cuộc sống  hàng ngày còn thiếu thốn trăm bề. Nhưng những con người không ai biết tuổi tên ấy vẫn cần mẫn, nhẫn nại như con ong cái kiến hàng ngày với lòng nhiệt tình và lòng thương yêu con người vô bờ bến. 

Không chỉ mang đến cho trẻ em dân tộc vùng cao tập vở cuốn sách, chiếc áo ấm, đóng lại vách liếp cho căn phòng học đỡ giá lạnh mùa đông, mà những con người vô danh đó còn mang những viên thuốc cứu người, những lần thăm khám cho các em bé tật nguyền ở nhiều nơi như Nghệ An; Ba Vì; núi rừng Tây Bắc .... 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

KHÔNG TÊN!

Tớ là một loại hoa được trồng bên hàng rào nhà cậu. Cũng lâu rồi, hôm nay tớ nở bừng rạng rỡ, tớ làm cậu bất ngờ và tớ nghĩ nhiều người có tâm trạng như cậu, vậy nên cậu không phải ngại ngần gì đâu khi đưa tớ lên trang Blog nhỏ của cậu.


Cậu sẽ hỏi tớ tên gì? Tớ không tên hay cậu đã quên tên! Chỉ biết, người thân của cậu đã chăm bón và mong đợi ngày này, ngày cậu ngỡ ngàng!











Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Anh có về thăm Hà Nội không

Ngô Kim Quyên


Anh có về thăm Hà Nội không
giữ giùm em khoảng trời thương nhớ
gió thu lay hàng me soi bóng
trút lá vàng rơi lưu luyến người xa

Anh có về qua đường thơm gió
cất giùm em mùi hoa sữa đậm nồng
cơn mưa chiều bất chợt có lạnh không
cây sấu già có làm anh ướt áo

Về đi anh mùa thu vừa thức
mặt Hồ Gươm chờ sắc đỏ Lộc Vừng
hàng Bằng Lăng sắt se nghiêng Phố Thợ
liễu rủ Hồ Tây xõa tóc dấu chân quen



Anh có về nói giùm U nhé
mùa thu này em chưa kịp về thăm
dành cho em mùi thơm cốm mới
có hơi ấm ụ rơm một thuở mùa đông

Nói với U em chẳng dám đâu
vấp phải mùi hương dại khờ xa xứ
cởi áo rêu phong đau Hà Nội lắm
nặng gánh đời U góp nhặt nghìn năm

Về đi anh! Anh hãy về đi
ghế đá công viên sương chiều buông xuống
bên ly cà phê nghe lòng xao xuyến
yêu Hà Nội hơn như chính tim mình!


(9/8/2010)




Về nghe anh...
có phải đôi ta là bóng Sâm Cầm
chao đôi cánh thành bức tranh vĩnh cửu
hoàng hôn xuống bên bờ xanh liễu rủ
chẳng thấy ở đâu đẹp tựa Hồ Tây...

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

HE HE...NGÔI NHÀ MA!

Tòa nhà số 300 Đường Kim Mã - Ba Đình  - Hà Nội là tòa nhà rất đẹp án ngữ hai mặt phố là Kim Mã (đường khu ngoại giao đoàn) và đường Vạn Bảo, trên diện tích mặt bằng vài nghìn m2. Tòa nhà có lẽ được xây dựng từ những năm 1990, mặt ngoài trát galyto toàn bộ. Ngôi nhà đã để không từ lâu. Thêm nữa từ sau ngày có án mạng ngoài phía cổng của ngôi nhà (ngày 14/02/2009) đến nay đã được bao trùm lên nhiều câu chuyện kỳ bí. Nhất là các em nhỏ học sinh trung học Hà Nội. Chủ Nhật nào cũng vậy, rất nhiều các cháu học sinh đến đây "thăm quan" để thỏa trí tò mò của tầng lớp Teen Hà thành.

Ngôi nhà ma, ngôi nhà hoang cũng có lẽ được lan truyền từ các cô cậu học trò này và qua nhiều video clip được tung lên mạng intenet trong thời gian gần đây.

Để giải đáp thắc mắc và những thông tin trên. Tôi đã tìm cách nhiều lần hỏi thông tin về tòa nhà 300 Kim Mã này tại UBND quận Ba Đình. Mới đây được biết: Tòa nhà 300 Kim Mã nguyên là đại sứ quán Bungari, nhưng phía bạn đã không sử dụng từ nhiều năm nay. Đại diện UBND quận Ba Đình đã có ý định xin Thành phố và đơn vị chủ quản đồng ý cho cải tạo nơi này thành một địa điểm phục vụ công ích, tránh tình trạng đất công bị lãng phí. Nhưng ý định đó không thực hiện được vì chủ quyền hiện tại của tòa nhà là nước bạn Bungari (Thuê làm đại sứ quán)

Một số hình ảnh tòa nhà nhìn từ mặt chính đường Kim Mã:





Bên hông, phía phố Vạn Bảo:



Chắc không hề có ma mãnh gì đâu!

THÁU CÁY

1/. Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015

VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2011


Tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm tính trên 1 vạn phương tiện giảm so với cùng kỳ năm trước cả về số vụ, số người chết và số người bị thương.

9 tháng đầu năm 2011, xảy ra 10.002 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.416 người, bị thương 7.615 người, giảm 1,38% số vụ, tăng 0,21% số người chết, 1,82% số người bị thương. Tai nạn giao thông đường bộ tính trên 1 vạn phương tiện cơ giới đường bộ là 2,66 vụ; 2,28 người chết và 2,07 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2010 giảm 0,31 vụ, giảm 0,23 người chết và giảm 0,17 người bị thương.
----------------------------------

2/. Theo VOA Tai nạn giết chết 34.000 người mỗi năm ở Việt Nam


Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 900.000 vụ tai nạn khiến hơn 34.000 người thiệt mạng, chiếm từ 11% đến 12% số ca tử vong ở Việt Nam. 


Đó là số liệu mới nhất về tình trạng tai nạn ở Việt Nam mới được Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Viết Tiến công bố tại Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 2 về phòng chống tai nạn thương tích do Bộ Y tế Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, và Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF.  Diễn ra sáng 25/10/2011 tại Hà Hội.


Thống kê tại hội nghị cũng cho thấy, đứng đầu là tử vong do tai nạn giao thông (chiếm gần 45%), trung bình trên 15.000 người tử vong/năm. 


Đứng thứ hai là đuối nước với trung bình 6.000 người tử vong/năm, trong đó trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi chiếm trên 50%.

-----------------------

THỦ TƯỚNG ĐỌC BÁO CÁO THÁU CÁY KINH!

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

TẤM LÒNG VÀNG!

Tôi đăng lại bài viết này, mong bạn bè xa gần cùng chung tay!

Mong muốn chia sẻ nỗi đau, mất mát với gia đình nạn nhân Nguyễn Thị Liễu.

Được biết Văn phòng luật sư INTERLA hiện là văn phòng luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình chị Liễu. Liên lạc với chị Phan Thị Lam Hồng (Phanhuyennhi) là người trực tiếp đứng ra để tư vấn và tham gia tố tụng… sau khi vô tình biết được hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Liễu qua 1 bài viết, chị Lam Hồng đã nhận vụ kiện miễn phí để đòi lại quyền lợi cho thân nhân chị Liễu.

“Sự ngẫu nhiên là một từ ko có nghĩa, ko có gì hiện hữu mà lại ko có nguyên do… lòng tốt của con người là suối nguồn an vui, khiến mọi mặt xung quanh bừng sáng rực rỡ” có lẽ đó là 1 sự sắp xếp của cuộc đời, để bảo vệ cho những con người cùng khổ.

TUỔI THƠ TARA - THAN UYÊN - LAI CHÂU (2)

Sáng 20/10, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. 


"Về giáo dục và đào tạo 


Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng thiếu trầm trọng các trường mầm non công lập ở nhiều nơi, kể cả ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều gia đình phải gửi con tại các cơ sở giữ trẻ tư thiếu an toàn và không đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi trường mầm non từ bán công sang công lập ở nhiều nơi mới chỉ là hình thức; lương, phụ cấp cho giáo viên chưa được thực hiện đầy đủ như quy định mới nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền các cấp đầu tư, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường mầm non tại các phường, xã không có trường mầm non công lập và tại các khu công nghiệp, đô thị mới, đặc biệt phải dành đất để xây dựng trường mầm non khi xây dựng những dự án nhà ở mới; đồng thời, cần có những chính sách tạo điều kiện xây dựng các trường mầm non tư thục chất lượng cao, để giảm bớt gánh nặng cho trường công lập."

Để có một minh chứng cho vấn đề này, cử tri xin đưa vài hình ảnh thực tế tại trường mầm non dân tộc thiểu số xã Tara - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu.

Những tấm ảnh được đoàn thiện nguyện chụp ngày 16/10/2011, tức là trước phiên khai mạc của Quốc Hội khóa 13 kỳ họp thứ 2 bốn ngày.

Một thành viên trong đoàn thiện nguyện đang vui chơi với các con trường mần non.

Nền đất được trải bạt dứa do đoàn thiện nguyện mới trải.

Các con ngồi cho mát cùng với gió.

Tha hồ thiên nhiên.

Cô giáo miền núi.


Tủi thân khi nghe bác Huỳnh Đảm đọc kiến nghị trước Quốc Hội!

Việc lớn đã có đảng lo
                                                             Việc nhỏ ấy bó củi to bé gùi
Tôm hùm để các bác xơi
Còn rổ ngô đấy bung thôi bé à .
Trẻ em như búp trên cành
Nhưng sâu nó phá trụi cành còn đâu .
Ôi ! đất nước của những con sâu . (ĐôngA)






Bộ trưởng Thăng có lý nếu Hà Nội giống nơi đây!
Trích :
” …. Bộ sẽ triển khai thí điểm từng bước giải pháp điều chỉnh giờ làm?
Không có thí điểm mà bắt tay vào làm trên diện rộng luôn.
Nhưng như vậy Bộ trưởng trả lời thế nào trước rất nhiều ý kiến lo lắng của người có con em học tiểu học, mẫu giáo sẽ không có ai đón khi cha mẹ, ông bà phải làm việc lệch giờ?

Phải chấp nhận thôi vì số đối tượng này chỉ là phần nhỏ. Không thể đổi giờ chỉ để phục vụ cho các cháu mẫu giáo được. ”  ( hết trích )


Hãy làm một việc gì đó cho các em!

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

TUỔI THƠ TARA - THAN UYÊN - LAI CHÂU (1)

Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn vất vả. Để có một chuyến đi lên với các em nhỏ vùng cao Than Uyên - Lai Châu của những tấm lòng hảo tâm đã là một chuyện không dễ. Vậy mà, lên đến đây, nhìn thấy cuộc sống của các em thơ, mần non của đất nước quê hương. Khi nhìn thấy và  chứng kiến tận mắt cuộc sống của các em thơ dân tộc thiểu số, mọi vất vả khó khăn hay buồn nản của chúng tôi tiêu tan hết thảy. Các em đã làm cho mỗi chúng ta không khỏi trăn trở nghĩ suy! Không chỉ trong những khoảnh khắc sống ở nơi đây, bên các em, mà những câu hỏi cứ đeo đẳng mãi trong tâm thức mỗi con người.

Những tấm ảnh sau là cảnh các em bé học sinh trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) phải xách nước giếng về lọc trong một chiếc xô tôn hay xô nhựa đúc để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Nơi đây nguồn nước rất khó khăn. Chính nơi mà các em đi lấy nước về để rồi "Sử Lý" cũng là nguồn nước phải đi xin nhờ nhà dân.

Giếng nước, nơi luôn quá tải.

Từng chai nước giếng.

Từng chai, từng chai các em phải đi xin từ giếng về.

Đổ vào đây, thiết bị lọc nước Made in: nơi chốn "Thiên đường"

Rồi vui vẻ đợi chờ, nét mặt vô tư như Thiên thần.

Mỗi ngày như mọi ngày, cuộc sống vẫn phải đi qua nơi này.
Từng nhóm các em phải sinh hoạt trong nguồn nước như thế này, nhưng cũng chỉ có vài cái máy lọc nước của "thiên đường" như thế thôi. Hàng ngày, hàng tháng trong nhiều năm đã trôi qua vẫn vậy. Cụ thể năm học 2011 này, có 230 học sinh dân tộc nội trú, cùng với toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ CNV của trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) sinh hoạt học tập và giảng dạy trong điều kiện chỉ có một nguồn nước và máy lọc nước Made in "Thiên đường" vậy.

Và đây là phòng ngủ hàng ngày, hàng đêm của các em. Cùng những kiến thức được học trên lớp là những đói no của ngày thường. Rất gần gũi với thiên nhiên mưa - gió - rét - lạnh - nóng, cả trăng sao và các thiên thần nữa!


Ba căn phòng nội trú mới nhất.

Phòng bán trú bên hông lớp học.

Không lo thiếu ánh sáng trong mùa hè.




Khó giữ nổi gió lùa trong mùa đông.

Không có gì cần bí mật

Toàn bộ 230 em học sinh dân tộc thiểu số phải sinh hoạt trong điều kiện thế đó. Cố lên các con nhé, Đảng và Nhà Nước đang hết sức nỗ lực để mang tri thức đến cho các em, để vùng núi tiến kịp miền xuôi. Còn chúng ta, những tấm lòng nhân hậu, hãy chung tay cho các con những điều vụn vặt của cuộc sống thường nhật.

Công trình phụ của các em cũng hồn nhiên như núi rừng Tây bắc vậy!

Phòng vệ sinh - tắm của các em đó!

Lại nhớ bài tập làm văn hôm đầu tháng lan truyền trên FB của cậu bé học sinh lớp 11 trường Đống Đa - Hà Nội. Phân tích 2 câu thơ trong bài thơ "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Bài văn của anh học trò Hà Nội bị giáo viên chấm không điểm. Trong đó có đoạn: "Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => chứng minh nhà ông "Nguyển Khuyến" giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ."
Nhưng các em bé Tây Bắc cũng nhất trí với anh Thủ đô rằng, có cái phòng vệ sinh to, lớn là quá xa xỉ!


Hãy cùng chúng tôi tìm cách giúp các em.  Ví dụ như một chiếc bồn nước Sơn Hà?!


Nguồn http://www.otofun.net/threads/280602-xin-xo-chua-bao-gio-em-xin-nhung-lan-nay-em-phai-xin-nhat-dinh-phai-xin-bang-duoc

CÁC EM THƠ NẬM KHẮT (2)

Chúng tôi đến thăm các em vào đúng bữa trưa. Nơi đây có một số lớp (cụ thể là 4 lớp tiểu học) bán trú. Các em chuẩn bị ăn trưa, xuất ăn là do gia đình chuẩn bị từ sáng, các em mang theo và đến bữa là các cô cho các em ăn, rồi nghỉ trưa tại lớp.
Một số hình ảnh cho thấy bốn lớp học bán trú được quản lý dạy - học - bán trú tương đối quy củ.
Mong sao nhiều em bé vùng cao Tây Bắc có điều kiện được như thế này hơn nữa.

Một ngôi trường mới khang trang

Thơ ngây.

Hết giờ rồi, chuẩn bị ăn trưa.

Cặp sách mới, gia đình các em mua khi bước vào năm học.

Rất ngăn nắp - gọn gàng. Cuối lớp là giường để các em ngủ trưa, sạch sẽ - ấm áp!

Ngồi ngay ngắn và mời cô giáo ăn cơm, mời khách ăn cơm!

Rất kỷ luật và ngoan ngoãn!

Cô giáo đang trông cho các em ăn!

Vui tươi.

Trao đổi bài vở.

Xa xăm và vô tư.

Đáng yêu!

Tự lực.



Không thể so sánh điều kiện nơi đây như các thành phố - đô thị lớn, nhưng để làm được như vậy, cá nhân tôi thấy cũng đã rất tốt. Bên cạnh đó, một bộ phận các em bé dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn và vất vả, nhưng xã hội sẽ dần dần lo nốt cho các em. Khẳng định một điều, ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo nơi đây đã có một tấm lòng thương yêu học trò vô bờ bến.
Cùng hy vọng cho nhiều địa phương nữa được quan tâm và thực hiện được như Nậm Khắt - Mù Cang Chải.