Lẵng hoa đầu tiên được đặt trước cửa ĐSQ |
Tối hôm đó, Hà Nội mưa rét, tôi và con gái 14 tuổi đến cổng đại sứ quán Nhật Bản đặt lẵng hoa đầu tiên để gửi tới nhân dân Nhật Bản lời chia buồn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi và con gái đã xin được đốt lên những ngọn nến, nhưng lực lượng bảo vệ tòa đại sứ đã lúng túng và chúng tôi ra về, không đốt nến mà chỉ đặt hoa.
Tôi thay mặt gia đình ghi sổ tang tại ĐSQ sau đó. |
Hãy cùng nguyện cầu cho linh hồn những người đã thiệt mạng trong thảm họa được thanh thản. Hãy cùng nguyện cầu và hành động cho nhân loại được sống trong hòa bình bác ái và không còn ai phải mất đi cuộc sống bởi những cơn thịnh nộ của môi trường - đói nghèo - chiến tranh!
***
Vậy là một năm đã qua đi, Nhật Bản vẫn quay cuồng với hậu quả trận động đất và sóng thần vào ngày 11.03.2011 cùng cuộc khủng hoảng hạt nhân đi kèm với các đợt rò rỉ phóng xạ. Động đất và sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra một thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl.
***
Vậy là một năm đã qua đi, Nhật Bản vẫn quay cuồng với hậu quả trận động đất và sóng thần vào ngày 11.03.2011 cùng cuộc khủng hoảng hạt nhân đi kèm với các đợt rò rỉ phóng xạ. Động đất và sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra một thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ vụ Chernobyl.
Một năm sau thảm họa hạt nhân, 52 trong số 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã được tắt và hiện không rõ cho đến khi nào chúng sẽ được tái khởi động. Với việc lò phản ứng cuối cùng sẽ được ngưng hoạt động vào tháng 4 tới, Nhật Bản, một trong những nước đi đầu về năng lượng hạt nhân, sẽ tạm thời đóng cửa một ngành công nghiệp từng sản xuất một phần ba số lượng điện năng của đất nước.
Tại Việt Nam. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đang trong giai đoạn khảo sát chọn địa điểm, dự kiến năm 2013 chuẩn bị cơ sở hạ tầng, năm 2014 bắt đầu xây dựng.
Tại Việt Nam. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đang trong giai đoạn khảo sát chọn địa điểm, dự kiến năm 2013 chuẩn bị cơ sở hạ tầng, năm 2014 bắt đầu xây dựng.
Theo BBC Vietnam
Trao đổi với BBC hôm 02/3/2012, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn (Người từng là cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricité de France) chuyên về năng lượng nguyên tử ở Pháp đồng ý với tờ New York Times.
“Chương trình của Việt Nam quá tham vọng, không những nó nguy hiểm mà nó còn tốn tiền cho dân và không có lợi gì hết,”
“Bây giờ không có gì là muộn. Muốn dừng thì dừng ngay, chứ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy, anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ (đô-la), anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong.
“Hiện chưa làm gì hết, năm 2014 mới bắt đầu xây, mới chỉ thỏa thuận trên nguyên tắc thôi, chứ đã ký kết mua bán xong gì đâu mà không cho rút lui. Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp thì nó sẽ là Fukushima đấy."
Hãy chia buồn cùng nhân dân Nhật Bản sau một năm sảy ra thảm họa - Hãy dừng lại dự án điện hạt nhân Việt Nam!