Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

THƠ 19 TUỔI

Tuổi thơ, ai cũng phải đi qua con đường đó một lần.

Có một bài thơ duy nhất mình viết ra là đã cách đây lâu rồi, đó là ngày sinh nhật năm 19 tuổi. Hồi đó nào ai có sinh nhật đâu nhỉ! Nhân dịp về quê ngoại, cô bạn vỡ lòng biết mình tối đó lại xuôi về HN cô ấy đến chơi vào buổi chiều. Cô ấy tặng mềnh một chiếc khăn tay Tàu "Khi đó hàng Tầu vẫn là hàng bị tịch thu" và nói đây là quà sinh nhật bạn. Mình cũng không có chủ định sinh nhật gì, nhưng cô bạn mình "thích thích" đó đã truyền thêm can đảm để mình "thích hơn". Tối đó mình vẫn phải ra ga lên tầu về HN.

Tầu xe thời bao cấp ở Việt Nam chắc nhiều người nhớ, phải ra ga đợi vài tiếng là chuyện thường. Những tiếng thở dài, những lời nói sốt ruột: "Sao lâu thế, sao muộn vậy..." Duy chỉ có một thằng con trai không nghĩ vậy, và làm thơ. Vì cô bạn "xinh xinh" có hẹn "Tớ sẽ ra ga tiễn cậu", nhưng rồi ...


Bài thơ được giữ từ đó đến giờ - trân trọng, cuốn sổ đã bong bìa nhưng không gì có thể làm mờ nét chữ nắm nót ghi lên đó. Mời các bạn đọc nha, coi đây là lời chúc cuối tuần vui vẻ hạnh phúc của tôi.

Đợi chờ!

Trên sân ga chiều Hạ
Cơn mưa rào bất ngờ
Chắc mưa chẳng đợi chờ
Như lòng ai ngẩn ngơ
*
Bao lòng người đợi chờ
Mong con tàu rời ga
Riêng ta, ta chẳng muốn
Phải rời xa nơi này
*
Tiếng còi tàu giục giã
Như lòng ta gọi em
Gọi hoài em chẳng thấy
Chỉ còn đây giọt mưa!

1989

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Nỗi ám ảnh ... thèm cơm.

PHAN HỒNG GIANG

Hơn 60 năm về trước, khi giãi bày cùng quốc dân  đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói những lời còn in sâu vào lòng bao thế hệ người Việt Nam : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Bao nhiêu công sức và cả không ít xương máu  của hàng triệu  người con dân  nước Việt đã đổ ra vì những mục tiêu cao cả và cấp thiết ấy. Thành công là rất lớn, nhưng  chưa thể coi là hoàn hảo. Đơn cử như mục tiêu tưởng chừng như thật giản dị, không quá xa vời : “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn“…

HOA GÌ - Mãn đình Hồng.

Mời Bà con thưởng thức hoa đẹp Lũng Cú và ai biết tên hoa cho mềnh biết với nhé. Cám ơn!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Phật ở đâu?

(Tamnhin.net) - Cả nhà tôi đi chùa Hương, bé Ớt nhà tôi 11 tuổi, một trẻ con thành thị điển hình chỉ biết gắn chặt với màn hình vi tính và những điệu nhảy hip-hop hiển nhiên ậm ạch khi vừa phải leo núi vừa chen chúc… 


Bé hỏi luôn: “Mẹ ơi mình phải leo núi thế này để làm gì?”. Tôi trả lời không cần suy nghĩ: “Để đi lễ Phật con ạ”. 

BÌNH LIÊU MÙA LÚA CHÍN

Mời bà con cùng mềnh đi thăm mùa lúa chín Bình Liêu - Quảng Ninh nha!
Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh Quảng Ninh, (có toạ độ từ 21027’ đến 210 39’ vĩ độ bắc và từ 107017’ đến 107036’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 130km, cách thị trấn Tiên Yên 40km, phía bắc có 42,7 km đường biên giới giáp Trung Quốc, phía đông giáp huyện Quảng Hà, phía tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Tiên Yên.
Đi bằng đường bộ đến Bình Liêu từ Hà Nội sẽ theo hành trình: Hà Nội - Hạ Long theo Quốc lộ 18 cự ly khoảng 180km. Tiếp theo Hạ Long - Tiên Yên vẫn theo QL 18 cự ly khoảng 130km. Cuối cùng là Tiên Yên - Bình Liêu cự ly khoảng 40km, đi qua huyện lỵ Tiên Yên vài km trên QL 18 sẽ rẽ trái vào Quốc lộ 18C và thẳng tiến là đến Bình Liêu. Qua huyện lỵ Bình Liêu khoảng 17km sẽ đến được cửa khẩu Việt - Trung Hoành Mô.
Sơ qua về vị trí địa lý như vậy, entry này mềnh muốn mời mọi người cùng tham gia mùa gặt nơi đây. Khác với Mù Cang Chải, Bình Liêu lúa chín muộn hơn, hoặc có thể người dân nơi đây có khoảng 5 dân tộc anh em cùng chung sống chủ yếu là Tày, Dao, Sán chỉ, Kinh, Hoa họ để lúa chín kỹ hơn làm cho cánh đồng lúa có một màu vàng óng đến chói mắt.

Em yêu hỡi cùng anh vào mùa gặt
Lưỡi liềm đưa gặt lúa trộn nắng vàng
Trộn tiếng hát một mùa vàng no ấm
Trộn bóng ai nghiêng vành nón liếc sang
"Mùa gặt - Phạm Bá Chiểu"

Giữa tháng 11 rồi mà nơi đây - Bình Liêu vào vụ gặt

NGANG QUA BÌNH YÊN

Suốt 8 tiếng đồng hồ lắc lư cùng đoàn tàu Hà Nội - Lào Cai. Chúng tôi đến Ga Lào cai là 04h sáng. Lại tiếp tục lên chiếc xe Ford Transit 16 chỗ để tiếp tục hành trình đến với Y Tý. Đoạn đường từ ga Lào Cai đi Y Tý khoảng 90km nhưng bác lái xe người địa phương thông thạo đường đất nói phải đi mất 5 tiếng.
Lên xe đi tiếp cuộc hành trình. Đoạn đầu, đường tốt, chiếc xe lao nhanh chừng được khoảng 1 tiếng thì vào đoạn đường dốc. Chiếc xe rất tốt mà cũng phải ì ạch để tiến lên. Cũng may, là trời bắt đầu sáng. Các tay máy chuyên nghiệp đi cùng đoàn bắt đầu lấy từ trong ba_lô những chiếc máy ảnh khủng, mềnh cũng lôi em D3100 kòi ra "tác nghiệp". Anh bạn cùng đoàn vừa cười vừa nói "người bố này to mà cầm em máy kòi dí thế a?".
Thế rồi cũng kịp ghi lại những khoảnh khắc thật bình yên nơi này, nơi chúng tôi đã đi qua, đó là Bát Xát - đó là nơi địa đầu đất nước mà sao nơi đây lại quá bình yên - bình yên đến nao lòng!
Kính mời bà con cùng chia sẻ và Voter cho em máy Kòi.
Bình minh lặng lẽ trên ngọn nguồn con sông Cái. Bạn thấy thế nào khi nhìn xuống mặt sông.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

NHỚ NÚI RỪNG BIÊN GIỚI

Thế là tròn 20 ngày xa miền núi, Hà Nội đêm nay gió lạnh bổ xung, mưa nữa. Thấy trong lòng nhiều nỗi niềm quá, chợt nhận ra rằng có rất nhiều một nỗi nhớ núi rừng biên cương, nhớ những em thơ với đôi mắt trong veo, ngây thơ và xa lạ lúc đầu nhưng rồi rất nhanh lại ấm áp và gần gũi đến vậy. Biết rằng các em nơi ấy dù thời tiết lạnh lắm cũng đã có thêm một chút ấm áp từ tấm áo mỏng, chiếc chăn gầy mà nhiều người đã dành đến các em vậy nên lòng mềnh ấm lại!
Lôi mấy tấm ảnh ra xem và đăng lên entry này cho đỡ nhớ và mời bà con thưởng thức qua tay nghề kém cỏi của mềnh!

Bình minh miền biên giới. Chụp qua cửa sau ôtô còn thấy đẹp mê ly dư lày!
Cũng là một cách PA trình chụp choạch đới!

Một xóm nhỏ đầy sắc màu, ấm áp của Dã Quỳ - trù phú của những khóm tre - màu xanh của bình yên bởi
núi được vùi trong mây - mây trắng hững hờ (Ai nhắc thêm với!)

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

CHƯA ĐƯỢC DANH HIỆU QUÁN QUÂN

Theo BBC Vietnamese hôm thứ hai, 5 tháng 12, 2011. Tại Nhật Bản hôm Chủ nhật 4/12 đã sảy ra một vụ tai nạn xe hơi mà giá trị thiệt hại là một trong những vụ tai nạn xe hơi đắt tiền nhất thế giới.

Tám chiếc Ferrari, ba chiếc Mercedes-Benz, một xe Lamborghini cùng hai ô tô khác đụng nhau ở tỉnh Yamaguchi.
Không ai bị thương nặng, nhưng xa lộ phải đóng suốt sáu tiếng sau vụ tai nạn.
Truyền thông địa phương ước tính tổng cộng các chiếc xe trị giá khoảng 2.46 triệu bảng.
Đoàn xe thể thao đang trên đường đi đến Hiroshima.

Nhưng vụ tai nạn này cũng chỉ đạt hạng 2 thế giới, nếu so sánh mức độ thiệt hại với vụ đắm con tàu Vinashin của Việt Nam.
Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tiếp mạch sự cố Vinashin từ phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, chiều 23/11, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lạng Sơn lại tiếp cận vấn đề ở góc độ số nợ của Vinashin chính xác là bao nhiêu. Ông Thuyết dẫn ra số nợ lên tới 100.000 tỷ từ chính báo cáo của Chính phủ và muốn vị Bộ trưởng giải trình.
Vậy là:
Vụ đắm tầu Vinashin có thiệt hại về tài chính nặng hơn, xứng danh vụ tai nạn đắt giá nhất thế giới, ước thiệt hại khoảng 3,15 tỷ bảng (100 nghìn tỷ đồng) so với 2,46 triệu bảng của vụ tai nạn xe hơi kể trên "ôi là con dĩn".
Vụ tai nạn trên đường cao tốc ở Nhật Bản nặng hơn về vấn đề thương vong vì có 10 người bị thương nhẹ và nặng hơn nữa về tài chính vì chắc hẳn sẽ không có biện pháp tái cơ cấu!
BBC Vietnamese chắc quên Vinashin nên giật tít ẩu "đắt tiền nhất thế giới", còn lâu nhá nhá! 

BÃI ĐÁ CỔ VÀ ĐẤU ĐÁ - Thái Sinh

Đá cổ Sa Pa
Bác Thảo Dân được thằng Út cho đi du lịch mấy ngày. Lần này không phải ra thành phố mà được xuất ngoại, nơi mà các thương nhân bên ấy vừa sang vét sạch số ba ba con ở núi Hài, khiến giá ba ba giống leo thang vùn vụt. Cũng vì rủng rỉnh có chút tiền mà bác định in thơ, suýt nữa bác được đứng ngang hàng với hai ông kễnh trong giới truyền thông vừa tung ra mấy tập thơ, khiến thiên hạ lác mắt. Khi trở về bác ghé qua cái tỉnh biên giới có bãi đá cổ mà người ta đã ví là biên niên sử bằng đá do người xưa truyền lại cho thế hệ mai sau.
Nghe tin bác Thảo Dân đi du lịch trở về, lão Cò vội ghé sang thăm. Nhìn gương mặt buồn bã và lo âu lão mới hỏi:
- Bác thấy các nơi có khác với núi Hài quê mình không?
- Khác nhiều lão Cò ạ. Vui lắm mà cũng buồn lắm! Bác thở dài - Chắc lão đã từng đặt chân lên bãi đá cổ ở Sa Pa rồi chứ?

Tình trạng vô pháp luật ở Việt Nam hiện nay: căn nguyên và thách thức cho bản Hiến pháp mới

Bài viết theo tôi thấy rất hay, mặc dù vẫn chưa nói rõ và đúng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Xin copy từ BVN về để thi thoảng lôi ra đọc cho tiện!

Lê Anh Hùng
Trong nhiều niềm hạnh phúc và quyền tự do khác mà
các thần dân của Bệ hạ … được hưởng … không gì mà họ coi
là quý giá và đáng trân trọng hơn điều này – được dẫn dắt và chi
phối bởi một hình thái pháp trị chắc chắn … chứ không phải
bởi bất kỳ một chính thể bất trắc và độc đoán nào.
(Trích Thỉnh Nguyện Thư của Hạ Viện Anh
gửi Vua James I, ngày 7/7/1610.)1
Quan sát tình hình đất nước trong nhiều năm qua, người ta hẳn sẽ dễ dàng đi đến nhận định rằng xã hội Việt Nam đang ngày càng rơi vào tình trạng vô pháp luật. Từ Kết luận của Bộ Chính trị là không xử lý kỷ luật một ai trong vụ Vinashin2cho đến hình ảnh các chiến sỹ cảnh sát giao thông qua loạt bài Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn3 của báo Tuổi Trẻ; từ vấn nạn chạy chức, chạy quyền, chạy dự án… cho đến tình trạng chen lấn xô đẩy, chạy ngang chạy tắt trên các đường phố ở các đô thị đông đúc; từ các vụ bắt bớ người biểu tình ôn hoà một cách tuỳ tiện ngay giữa lòng Thủ đô ngàn năm văn hiến cho đến các vụ quan tỉnh, quan huyện gây ra bao cái chết oan uổng cho những người dân vô tội;4 từ chuyện ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin “dám” phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong vụ mua tàu Hoa Sen5 cho đến các vụ khiếu kiện vượt cấp diễn ra trên khắp mọi tỉnh thành, v.v., thảy đều minh chứng cho nhận định đó. Điều đáng nói là với cơ chế kiểm duyệt báo chí ngặt nghèo ở Việt Nam, những hiện tượng mà báo chí đưa tin công khai như thế mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và tình hình xem ra đã đến hồi vô phương cứu chữa.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

TẢN MẠN GIÁO DỤC VIỆT NAM.

Một vài nguyên nhân
Bình Phước: Điều tra vụ 7 học sinh bị thầy giáo đánh
Công an H.Bù Đăng (Bình Phước) vừa đưa 5/7 học sinh (HS) Trường tiểu học Phước Sơn đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước giám định vết thương, để điều tra, làm rõ việc các em bị thầy giáo đánh.
 
5 em học sinh bị đánh được gia đình đưa đi chụp hình ngay hôm xảy ra sự việc - ảnh do gia đình cung cấp
Theo tường trình của các em, vào ngày 17.11, sau khi kết thúc tiết thứ nhất, lớp 4/1 Trường tiểu học Phước Sơn đi làm vệ sinh. Trong khi các bạn tham gia dọn dẹp thì có 7 em: Hoàng Văn Trọng, Nông Đức Toàn, Linh Thành Nguyên, Hoàng Chung Tình, Vy Minh Tiến, Hoàng Xuân Trường và Nông Tuấn Thành bỏ đi đá bóng. 
Khi bắt đầu tiết âm nhạc, nghe các HS khác mách lại, thầy Trần Ngọc Phương (SN 1986, giáo viên dạy nhạc) đã gọi từng em lên tra hỏi và lần lượt bắt 7 HS trên úp mặt vào bảng rồi dùng cây thước gỗ (chiều dài 75 cm, rộng khoảng 4 cm, dày 2 cm) đánh liên tiếp vào mông các em.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111202/binh-phuoc-dieu-tra-vu-7-hoc-sinh-bi-thay-giao-danh.aspx

LỜI CHIÊU TUYẾT CHO CỤ PHAN BỘI CHÂU - Phần 3

Bài 3: CỤ PHAN BỘI CHÂU CHỐNG CỘNG?
Đào Tiến Thi

Xin trích lại lời ông Hoàng Hữu Phước (HHP) trên trang mạng của ông ngày 13-2-2011:
“Việt Nam hoàn toàn khác: tất cả các phe nhóm và đảng phái chính trị đều hoặc làm tay sai cho Pháp hay Nhật hay Hoa hay Mỹ, hoặc tự bươn chải chỉ biết dùng nước mắt bạc nhược cố tìm “đường cứu nước” (như Phan Bội Châu khóc lóc với Lương Khải Siêu khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp, mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” (riêng chỗ này chúng tôi xin để nguyên chữ sai chính tả trong nguyên bản của tác giả – ĐTT), mở đường cho sự quan tâm của quân phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam sau này, và phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp), và tất cả đều chống cộng. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam đánh thắng tất cả (chúng tôi nhấn mạnh – ĐTT), tạo dựng nên đất nước Việt Nam thống nhất”.

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Đồng chiều, cuống rạ, sương giăng - "Han Nguyen"

Thung lũng hoàng hôn


Chủ nhân của IQ cao - "Thùy Linh"

  • Mỗi lần lên xe trực chỉ hướng Bắc, nhằm miền non cao núi thẳm là lại chộn rộn như lần đầu đến nơi hò hẹn khi còn tuổi chanh cốm. Lạ thế. Mình yêu lạ lùng vùng núi non hùng vĩ, huyền bí và quyến rũ này. Đúng hôm lên trời trong vắt, mây xanh biếc, núi xa lắc mà vẫn ẩn hiện trong mây bay, nắng hanh hao vàng…Chụp ảnh mỏi tay mà vẫn không thấy đã. Tính tham nổi lên ầm ầm vì chỉ sợ khoảnh khắc đẹp như tranh vẽ ấy sẽ biến mất, sẽ lọt vào ống kính của kẻ khác, sẽ…Nhưng rồi tất cả cũng trôi lại phía sau. Suối Giàng, con đường danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Lao Chải, Dền Thàng…
  • Tất cả nơi này như được trở về nhà, gặp lại những cô cậu bạn nhỏ tuổi má đỏ hây hây, mắt buồn như núi chiều, gương mặt lấm lem thẹn thùng, tóc rối không cần chải…Đêm tối ở Suối Giàng nhận quần áo mới, tụi nhỏ đứa vừa, đứa bị chật khiến mọi người áy náy vì mua vội. Nhưng vẫn đủ ấm, đủ vui. Chúng mặc cả áo mới, đội mũ mới đi ngủ. Sợ quà tặng biến mất như giấc mơ nếu buông ra vậy. 

CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN CHIỀU 04/12

Chiều nay, như thông lệ, câu lạc bộ bóng đá No-U lại ra sân, Hồi 16h00 trên sân bóng Hải đăng.
Mời các anh chị em đến thi đấu và cổ vũ động viên cho đội bóng!
Hôm nay, thay mặt CLB, tôi đã nhận được một phần đóng góp rất quý báu của một gia đình gần gũi với CLB, một món quà ý nghĩa cổ vũ động viên cho CLB ngày càng phát triển! Xin trân trọng cám ơn!


Trời nắng đẹp, nhiệt độ 22 độ, thích hợp cho một trận đấu bóng

NƯỚC NGUỒN ẤM ÁP

Sáng 04 tháng 12 năm 2011, trời Hà Nội rét ngọt. Đang đến thăm "cu Mô" vì hôm qua không hóng hớt được thì nhận được một cuộc điện thoại. Đó là cuộc gọi từ chị Thanh Thủy, người có blog http://thanhthuy1959.vnweblogs.com. Chị nói chị đang về quê ngoại ở Mê Linh, chiều 14h00 chị có hẹn đến thăm thày giáo cũ, là thày Lân Dũng của chị và vì thế chị muốn hai chị em tranh thủ gặp nhau để cùng "ra mắt" sau bao thời gian hai chị em đã làm quen trên thế gới mạng. 13h00 chị nhắn tin chị đang ngồi ở cafe 23 Lê Thánh Tông. Vội vàng chạy xe gắn máy tới, mình làm bà chị đợi mất 20'. Vừa bước chân vào cửa mình nhận ra ngay, chị Thanh Thủy hiệu trưởng trường THCS Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội.
Chị nói, hôm nay chị phải đi mấy việc riêng vì kể từ hôm đau chân đến giờ, hôm nay mới đi được thoải mái. Hai chị em nói chuyện như đã thân thiết từ lâu, không khoảng cách, không dò xét, không xa lạ.