Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

ĐỘI BÓNG No-U RA SÂN CHIỀU NAY

Lại chủ nhật rồi, thế là buổi ra sân lần thứ năm sắp khai cuộc.
Hồi 16h00 ngày 27 tháng 11 năm 2011. Tại sân bóng đá Hải Đăng.
Đội bóng không thể mua được bằng bất cứ thứ gì ngoài lòng yêu nước - ghét bá quyền Trung Quốc!
Dù có thông báo sẽ vắng một số cầu thủ vì việc riêng (Liên quan đến cuộc biểu tình ủng hộ Thủ tướng tại bờ hồ Hoàn Kiếm), nhưng đội bóng và các cổ động viên vẫn luyện tập và thi đấu bình thường (14h30')
Đúng như lịch đã đăng ký tại sân, 16h00" hai đội No-U và Cộng đoàn Vinh bắt đầu thi đấu. Trận đấu giao hữu đầu tiên của CLB No-U.
Đội No-U mặc áo No-U và đội Cộng đoàn Vinh mặc áo đen đỏ. CLB No-U thiếu những trụ cột như Lê Dũng; LVD; LĐ; NVP... nhưng tinh thần thi đấu vẫn rất cao.


Trận đấu sôi nổi ngay từ phút đầu .




Đội bóng No-U thi đấu với chiến thuật phòng ngự phản công trước một đội mạnh CĐV


Số 11 của đội bạn thi đấu rất kỹ thuật.


Cổ động viên cao tuổi nhất - Hai bác Trâm ra sân cổ vũ sau khi cũng từ đồn CAP ra.


Tỷ số lúc này là 4:2 đội CĐV dẫn.


Rất nhiều cầu thủ dự bị của cả hai đội đang chăm chú theo dõi trận đấu.

"Bầu" bất đắc dĩ


Lấy bóng rất kỹ thuật.


Một pha gay cấn trước khung thành CLB No-U và bàn thắng đã được ghi cho CLB CĐV

"Ông Bầu" của đội bạn!

Một pha phạt góc thành bàn gỡ 3:5 của đội No-U



Đội bóng Cộng đoàn Vinh chơi lấn sân rõ rệt.

Hai đội chụp ảnh lưu niệm và hẹn những trận giao đấu tiếp!


Sau 60' thi đấu, hai đội đã chơi một trận bóng cực kỳ hấp dẫn và hào hứng. Trên nền thể lực và kỹ thuật vượt trội, đội Cộng đoàn Vinh đã thắng CLB No-U với tỷ số 5:3
Cám ơn đội bóng CLB Cộng đoàn Vinh - Mong rằng hai CLB sẽ thường xuyên giao lưu học hỏi!

GIẢN DỊ

Thân tặng ĐPY!

Dã Quỳ miền biên giới

Hoa Diễn

Hoa Mua

Đỗ quyên New Guinea

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA


PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC Ngày 17/11/2011


"...
Đó là lý do tại sao dân chúng xuống đường biểu tình — từ Dehli đến Seoul, từ Manila đến Jakarta — để loại bỏ các chế độ thực dân và độc tài và từ đó xây nên vài trong số những nền dân chủ lớn nhất của thế giới.
Đó lý do tại sao có người lính đứng canh gác tại khu phi quân sự Nam-Bắc Triều Tiên để bảo vệ người dân miền Nam, và có người thanh niên Bắc Triều Tiên dám liều mạng trốn qua biên giới xuống phiá Nam. Đó là lý do tại sao có những người lính đội mũ màu xanh da trời gìn giữ hòa bình cho một đất nước mới thành lập. Và cũng là lý do tại sao có những phụ nữ gan dạ vào các nhà chứa cứu các bé gái thoát khỏi cảnh nô lệ thời nay, một thảm cảnh phải cần bị triệt tiêu.
Đó lý do tại sao những thanh niên yêu chuộng hòa bình trong những chiếc áo choàng Saffron đã đối đầu với bạo lực và súng đạn, và tại sao hàng ngày — từ thành phố rộng lớn bậc nhất thế giới đến những vùng nông thôn hẻo lánh đã có những hành động dũng cảm mà có lẽ thế giới chưa từng thấy — như một sinh viên đăng tin trên blog; một người dân ký tên vào tuyên cáo; một nhà tranh đấu không chịu khuất phục khi chịu quản thúc tại gia — chỉ để đòi các quyền lợi tương tự những gì mà chúng ta đang chăm chút ngày hôm nay.
Thế giới sẽ không bao giờ được quên những con người như thế. Những dòng lịch sử có lúc sẽ tạm ngưng hoặc chảy, nhưng qua thời gian chúng di chuyển — chủ động và quyết định — chỉ theo một hướng. Lịch sử đứng về phía tự do — xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do và con ngưới tự do. Tương lai là của những người đứng lên vì những lý tưởng đó, trong khu vực này, cũng như trên toàn thế giới.
..."

NHỮNG ÁNH MẮT TUỔI THƠ Y TÝ

1/. VỀ ĐỊA DANH Y TÝ
Mây Y Tý - Ảnh Nguyễn lân Thắng
Trung tuần tháng 11 năm 2011 chúng tôi, những tấm lòng thiện nguyện đã có một chuyến đi từ thiện "Mùa đông không lạnh" tại Y Tý - Lào cai. Để có thành công của chuyến đi đã cần đến lòng hảo tâm của rất nhiều con người và thời gian chuẩn bị cũng như khảo sát của ban tổ chức. Tôi không có ý định thống kê lại đây. Chỉ muốn nói hành trình để đến được Y Tý. Y Tý là một xã nghèo sát biên giới Việt Trung với khoảng 7000 nhân khẩu, hầu hết là bà con dân tộc thiểu số Hà Nhì - Dao và H'Mông sinh sống trên miền núi cao gần 2000m so với mực nước biển phía Bắc của Tổ Quốc. Y Tý là địa danh quanh năm giá lạnh, mùa đông dài 8-9 tháng. Mây phủ đặc quánh trên các triền núi, như có thể lội qua cầu mây để sang đến bên kia là Trung Quốc. Chúng tôi đi theo hành trình Hà Nội - Lào Cai bằng tầu hỏa mất khoảng 8h đồng hồ. Từ ga Lào Cai tiếp tục đi ôtô theo đường bộ ngược chiều dòng chảy sông Hồng, men theo đường biên giới Việt Trung. Hành trình này dài khoảng 90km và đi mất 6-7h đồng hồ.

Cầu Thiên Sinh - Ảnh Lekima
Từ trung tâm xã Y Tý đi đến cửa khẩu dân sinh Việt Trung khoảng 7km. Đường có thể đi được bằng phương tiện cơ giới. Nơi đây có một cây Cầu có tên Thiên Sinh, bên này là Việt nam, bên kia là Trung Quốc.Từ cầu nhìn xuống như núi tách làm đôi, nghe nói đó là dòng suối cực sâu Lũng Pô. Dưới chân cầu là ngọn nguồn sông Hồng đang chảy vào đất Việt. Đứng trên cầu mà nghe dòng nước sục sôi trong lòng núi ầm ầm như thác đổ.  ‎Những câu chuyện về chiếc cầu “trời sinh” quả không sai một chút nào. Không biết từ bao giờ, một ngọn núi đá tự nhiên nứt làm đôi, tạo thành khe cho dòng nước suối Lũng Pô chảy qua, chia rõ ranh giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc. Dòng nước này sẽ chảy qua địa phận một số xã, rồi gặp sông Hồng (điểm đầu nguồn chảy về Việt Nam). 

2./ NHỮNG EM BÉ TRONG BẢN LAO CHẢI - NGƯỜI HÀ NHÌ

Nhận quà.

Mặc áo mà sao ướt hết rồi

Trẻ thơ, chỉ có nụ cười.

Ba anh em nhìn chúng tôi như đã thân thiết từ bao giờ.

Hồn nhiên

Đen nháy đôi mắt em.

Hóng hớt

Múa

Khôn lời

Hai chị em

Tuổi thơ trèo hái mỗi ngày - Bầu trời ước mơ

Dỗi hờn chăng?
3/. NHỮNG EM THƠ TRONG TUỔI ĐẾN TRƯỜNG


Các em cấp tiểu học điểm cắm bản

Chờ đợi

Hạnh phúc

Trong veo nhìn cuộc sống

Tò mò

Kiêu kỳ diệu vợi

Vô tư

Lớp mẫu giáo điểm cắm bản

Ấm áp thân thương

Vô tư.
4/. TẠM BIỆT Y TÝ


Chuyến đi nào cũng phải trở về. Niềm vui nào cũng hữu hạn. Để lại sau lưng là kỷ niệm tuyệt vời Y Tý.
Anh bạn trưởng đoàn từ thiện lần này có nhận xét:
NẾU NÓI VỀ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC THÌ NƠI ĐÂY NGƯỜI DÂN CÓ CHỈ SỐ HẠNH PHÚC LÀ CAO NHẤT