Ngày 16/03/2013, thay mặt nhóm "NO-U VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN" tôi đã viết kêu gọi những tấm lòng hảo tâm từ khắp nơi hãy cùng chúng tôi chung tay - góp sức để có được 200 triệu xây 2 phòng học cho các em thơ Háng Đồng - Bắc Yên - Sơn La trước năm học mới 2013-2014.
Ủng hộ cho chương trình đã có rất nhiều tấm lòng nhân ái, trong đó có một tấm lòng từ nơi xa gửi về cho chương trình hai chiếc bình quý được sản xuất tại Nhật Bản để chúng tôi - những người khởi xướng - tổ chức bán đấu giá thiện nguyện.
Cụ thể:
1. Bình gốm màu xanh ngọc, sản phẩm của làng Gốm Arita-Imari (Nhật Bản).
Chiếc bình được hoàn thành bởi những bàn tay nghệ nhân khéo léo và kỹ thuật đặc sắc vô cùng. Nó có tuổi thọ khoảng 100 năm. Sản phẩm được chế tác bằng một loại đá sứ và cao lanh tuyệt vời nhất của vùng Arita-Amari, và được nung 3 lần với kỹ thuật rất cao nên bề ngoài lớp men trong như gương.
"Nhân đây xin giới thiệu món đồ gốm của vùng Amari-Arita ở Nhật. Sản phẩm của vùng này hiện nay nằm trong hàng đỉnh về gốm sứ của thế giới. Những sản phẩm có giá vài nghìn dollars rất bình thường. Cùng với hoa anh đào, nghệ thuật trà đạo, sushi (về mặt văn hóa) núi Phú Sĩ, gốm Amari (về vật thể) là những thứ mà làm nên niềm kiêu hãnh vô bờ bến của người Nhật.
Có 2 thứ quyết định giá trị của hàng gốm Arita
- Nguồn nguyên liệu về đất đá và cao lanh ở vùng này, tất cả giới chuyên môn về gốm sứ đều công nhận vùng đất này có tuổi địa chất rất cao. Vì vậy, với người Nhật, bán đi một sản phẩm xuất khẩu là một thứ hao hụt tài nguyên giống như hút dầu lên bán đó bác. Họ nâng nui trân trọng vô cùng, sử dụng rất tiết kiệm và mua/khai thác chịu rất nhiều nguồn thuế.
- Về công lao động: (gốm làm từ đất sét, sứ làm từ đá sứ, hai thứ này khác nhau về độ đẹp, bền. Cách nhận diện là gõ vào sản phẩm, đá sức kêu như tiếng chuông, có độ ăm vàng xa, khi vỡ ra, sứ thì thường màu trắng tinh, còn gốm thì không dù có được tráng men).
Trước khi đất/đá sứ được dùng để làm phôi gốm, mỗi lò gốm thường có những hồ để lọc nguyên liệu rất to, truyền từ đời nay sang đời khác. Họ cho đất.mài đá sứ cho vào đó, đổ nước sạch vào, khuấy lên, sau đó, gạn bỏ nước nhằm loại những vẩn cặn và đặc biệt là các ion kim loại như nhôm/sắt. Những thứ này khi nung dễ làm xỉn màu sản phẩm, nó cũng là dấu hiệu để nhận diện đổ gốm cổ. Có những mẻ nguyên liệu họ cứ ngâm và lọc trong vài chục năm, có khi đời cha ngâm, đời con mới làm. Vì vậy sản phẩm gốm của họ tuyệt vời.
Sau đó họ tạo hình sản phẩm, bỏ vào lò nung lần thứ nhất 1300-1350oC tuỳ nghệ nhân và độ dầy của sản phẩm. Ở VN, chưa dám nung cao như thế vì sản phẩm dễ nóng chảy biến dạng méo mó. Sau đó lấy ra, họ bắt đầu trang trí, thường là công việc của họa sỹ. Các sản phẩm vẽ bằng tay thường là sản phẩm độc nhất vô nhị vì không cái nào giống cái nào, dù rằng cùng một người vẽ cùng một nghệ nhân. Sau đó nung lần thứ hai để cho mẫu vẽ đóng cứng lại, khoảng 800-900oC, sau đó họ chỉnh sửa mẫu và dùng lớp cao lanh tốt nhất nung lần thứ 3, để lớp cao lanh này bao bên ngoài sản phẩm, trong vắt như lớp gương trong suốt. Nó khác hoàn toàn với thứ gốm như của TQ hay Minh Long, vẽ bằng máy vi tính/vẽ bằng tay thì vô cùng đắt, vẽ bên ngoài sản phẩm, dùng vừa độc hại và vừa bay mau sau thời gian. Vì vậy mỗi một sản phẩm như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo, ngay cả người Nhật với họ cũng là những thứ dành cho giới quý tộc.
Lúa chỉ nói với bác rằng, sản phẩm càng cao tuổi sẽ càng đắt, và nếu bác mua những cái bình như vầy giá khoảng vài nghìn dollars thì rất là thường ở xứ sở Hoa Anh Đào."
(Hai Lúa)
GIÁ KHỞI ĐIỂM 5.000.000Đ (Năm triệu đồng)