Một năm cũ sắp qua, mùa xuân lại tới. Hoa Đào đã nồng nàn trên phố, những cô gái má ửng hồng trong cái rét ngọt của cuối đông đang đón mùa Xuân về.
Gia đình tôi lại cùng nhau đi đón một người con, người em, người anh, người cậu đã góp trọn vẹn tuổi thanh xuân cho độc lập của dân tộc - tự do của nhân dân. Cậu đã vĩnh viễn tuổi 20 kể từ ngày 17/02/1979 bởi làn đạn thù của lũ bành trướng Bắc Kinh trên biên giới Lào Cai.
Kính mời Cậu về ăn Tết cùng gia đình. Cậu sống khôn chết thiêng phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe - hanh thông khi bước vào năm mới Nhâm Thìn.
Cậu lên đường nhập ngũ trước khi có giấy báo trúng tuyển Đại Học Ngoại thương đúng 2 tuần. Cả nhà khi đó ai cũng nghĩ Cậu sẽ xuất ngũ khi hết nghĩa vụ để đến với giảng đường và chân trời khoa học. Vậy mà, lũ tham tàn Trung quốc kia muôn đời lăm le đã cướp đi một người con của đất nước, một người Việt Nam. Cậu nằm xuống mãi mãi vì Tổ Quốc, vậy mà cậu có biết không, chúng cháu vì xuống đường "Đả đảo Trung Quốc gây hấn trên biển đông - cắt cáp tàu thăm dò - cướp giết ngư dân Việt Nam vô tội - phản đối đường chữ U chín đoạn" đã bị đạp mặt đấy. Đã bị bắt lên trại phục hồi nhân phẩm và cho đi trại cải tạo đấy cậu ạ!
Và, ngay cả khi mang tất thảy công lao sinh thành của mẹ cha hiến dâng cho Tổ Quốc, Cậu cũng bị lấy thêm một lần nữa, đó là một cái tên. Sinh thành, mẹ cha đặt cho cậu là Tô Mạnh Trung, nhưng trong hồ sơ Liệt Sỹ là Tô Mạnh Chung??
Sau buổi chia tay đầy ngậm ngùi quyến luyến với các thầy giáo trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ bên đầu cây cầu treo qua dòng suối Nậm Kim ngày cuối năm.
Nay tết đã đến gần, những cánh đào đã nở hồng và mơ trắng đã trải lớp cánh mong manh khắp núi rừng Tây bắc. Xếp lại những bộn bề của việc cuối năm - năm hết - tết đến của gia đình và công việc, ngày chủ nhật cuối cùng trước đêm trừ tịch. Chúng tôi lại có dịp được lo cho các em thơ nơi núi cao điểm trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ thuộc xã Lao Chải - Mù Cang Chải một cái tết ấm áp hơn.
Chia tay và hẹn gặp lại 15/01/2012
Xã Lao Chải là một xã có dân số khá đông, gần 7000 dân, hoàn toàn là người dân tộc H'Mông. Tại điểm trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ có tổng số 130 cháu mần non; 356 cháu học sinh tiểu học của toàn trường, thày cô là 38.
Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.
Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện
Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm… Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm.
Theo Nghị định ngày 28-08-1999, nếu chính quyền Tiên Lãng không tùy tiện thì gia đình ông Vươn có quyền sử dụng phần đất này cho đến ngày 9-4-2017, tính từ ngày ông được huyện ký giao; tối thiểu cũng phải đến ngày 15-10-2013, nếu huyện “ăn gian” tính theo ngày Luật Đất đai có hiệu lực. Vấn đề là, cho dù đất được giao của gia đình ông Vươn hết hạn thì có phải là đương nhiên bị thu hồi để giao cho người khác như cách mà Tiên Lãng đã làm. Luật Đất đai 2003 quy định hạn điền cho loại đất nuôi trồng thủy sản là 3 hecta và với phần đất vượt hạn mức của ông Vươn có thể áp dụng Điều 35 để cho ông tiếp tục thuê như quy định đối với đất đai nông nghiệp.
Xin mượn tên tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez - nhà văn vĩ đại người Colombia làm tựa đề cho bài viết này. Nhưng thời thổ tả của Marquez vẫn còn tình yêu. Chứ bây giờ ở đây, trên mảnh đất này còn lại gì? Đành dùng tạm dù biết thời nay còn hơn cả thổ tả…
Gia tài âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao không nhiều nếu không nói là kiêm tốn so với những nhạc sĩ Phạm Duy , Trịnh Công Sơn …Nhưng đấy chỉ là so sánh về số lượng. Âm nhạc Văn Cao về chất lượng thật sự đồ sộ.
Ca khúc cuối cùng của nhạc sĩ là tác phẩm nào người viết không dám khẳng định [ biết đâu di sản ông để lại còn những tác phẩm gia đình chưa công bố ]. Thôi cứ tạm xem “Mùa xuân đầu tiên “ được viết năm 1976- một năm sau ngày thống nhất đất nước của nhạc sĩ là tác phẩm cuối cùng được công bố và phổ biến đến hôm na. Một ca khúc không chỉ duy mỹ, nó còn là những rung động nhân văn sau cuộc chiến dài nhiều xương, máu của cả hai miền “ Rồi dập dìu mùa xuân theo én về…mùa bình thường mùa vui nay đã về …mùa xuân mơ ước ấy đã đến đầu tiên với khói bay trên sông…gà đang gáy trưa bên song một tia nắng vui cho bao tâm hồn…” Và đẹp hơn cả trong cái niềm vui kia chính là “ Từ đây người biết yêu người…”
Nhạc sĩ mong ước một điều phải có thật trong cuộc đời ở trang mới của đất nước. Nhưng những nốt nhạc, giai điệu của cả ca khúc thì lại buồn buồn…dường như nhạc sĩ đã tiên cảm, lo âu một điều gì đấy ?
Sau 37 năm. Người biết yêu người ra sao ? Yêu thế nào mà cái thiện ngày càng ít đi, cái ác ngày càng giương đôi cánh dơi khổng lồ của nó phủ bóng lên tình nhân ái. Người ta hành hạ trẻ con, kẻ sát nhân còn quá trẻ chém rụng cả tay đứa trẻ mới chỉ vài tuổi. Đòi mẹ thua bạc không xong, bọn côn đồ chém vỡ óc đứa con vài tháng tuổi. Người ta dội nước sôi vào cả bà giúp việc già mà có gì phải hành hạ đến thế. Nếu không hài lòng sự phục vụ, đơn giản chỉ cần đuổi việc.
Khoan bảo tay nhà thơ này toàn bới móc những chuyện xấu xa của xã hội. Khi tôi viết những dòng này thì Blogger Mai Thanh Hải đang lặn lội khắp nơi vận động, quyên góp áo ấm cho lũ trẻ vùng cao. Blogger Trần Đăng Tuấn cũng đã kêu gọi “bữa ăn có thịt” cho những đứa bé nghèo ở nơi xa xôi mà chỉ nhìn vào chén cơm không có bất cứ gì khác dù là muối cũng đủ để ta rơi lệ. Nhà nhiếp ảnh Nason bao lâu nay cũng lặn lội cùng bạn bè mình đến những nơi hẻo lánh nhất của Tây Bắc mang quà cứu trợ cho trẻ con thiếu ăn người dân tộc…và nhà văn Nguyên Quang Vinh lâu nay cũng thế. Họ vẫn âm thầm lặn lội từ lâu.Từ rất lâu…
Niềm an ủi về cái tình “ người biết yêu người …“vừa sưởi cho ta chưa kịp ấm thì vụ Tiên Lãng lại cộng thêm vào cái bất nhẫn, bất tín, bất nhân với chính những người dân đã gắn bó, đổ mồ hôi từ bao đời tìm miếng cơm manh áo trên mảnh đất của mình …Con giun xéo quá cũng quằn huống chi là con người cùng khổ.
37 năm sau, giờ đây tôi bỗng hiểu thêm tại sao một ca khúc hay đến thế , rung động đến thế lại mang giai điệu nao lòng đến thế. Một điệu valse buồn man mác, mang nhiều niềm cầu mong …
…Hôm nay năm 2012, ca khúc ấy vẫn còn nguyên những điều mong ước, cũng vẫn còn là cầu mong “Từ đây người biết yêu người …”
Mèn mén (bột ngô, bột đậu tương nấu với rau cải và dấm chua) là thứ ăn thay cơm hằng ngày của gia đình chị Sùng Thị Xúa. (Ảnh Trần Lân) Căn nhà của chị Xúa chẳng được gọi là nhà bởi... với trời lạnh
thế này thì trong nhà chẳng khác gì ngoài sân(Ảnh Trần Lân)
Đất là thiêng liêng, là mồ hôi, là nước mắt và trộn cả máu. Thời hội nhập, đất càng giá trị. Nếu không hiểu triết lý đơn giản này và chính quyền không biết đối xử với đất thì tiếng khóc còn đau đớn và máu còn tiếp tục đổ.
“Tù nhân” Trần Ngọc Sương
Nhiều người biết bà Trần Ngọc Sương là Anh hùng lao động, con gái của Giám đốc tiền nhiệm Trần Ngọc Hoằng. Người cha đã một nắng hai sương với hàng chục ngàn nông dân nơi đây, đưa Sông Hậu thành nông trường anh hùng.
Ngày 19/11/2009, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã đưa vụ án “Lập quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu ra xét xử phúc thẩm. Tại đây, HĐXX đã tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam, buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng đối với bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông trường.
Không ai có thể biết động cơ đứng đằng sau vụ án này là gì. Chỉ biết rằng, hàng nghìn hecta đất của nông trường do mấy 16 ngàn nông dân đào đắp, khai phá từ 30 năm nay, bây giờ có thể thành miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư.
Sa lầy, tối muộn, đường xa, được các cô mầm non nhường hẳn cho hai phòng với bao nhiêu chăn gối, quý quá! Chờ cơm, mọi người có dịp lý lắt bên bếp lửa với bao chuyện à ơi về ấu thơ, củ khoai, củ sắn, bánh chưng, nghịch dại… Lửa ấm khiến các cơm thịt viên mới qua một ngày mà ngỡ như ruột thịt.
Thưa toàn thể các anh chị, các bạn đã ghé qua tranh blog này. Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn tất cả các bạn đã quan tâm, ủng hộ và động viên tôi trong công tác thiện nguyện trong suốt thời gian qua.
Theo dự định của tôi tới đây sẽ kêu gọi các anh chị, các bạn cùng tôi chung tay ủng hộ cho trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ thuộc xã Lao Chải huyện Mù cang Chải tỉnh Yên Bái một hệ thống nước sạch để nhà trường bớt đi phần nào những khó khăn về vật chất và tinh thần trong sinh hoạt và chú tâm - tận tụy thêm với sự nghiệp giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. (Mời xem thêm tại đây: Đây ạ!)
Tôi cùng một số bạn bè trên không gian mạng đã cũng nhau bước ra đời thực để đến thăm một cô nhi viện do 18 nữ sư chùa Đức Sơn - Huế đảm trách. "Địa chỉ: Thôn Cư Chánh xã Thủy Bằng huyện Hương Thủy - TP Huế. Điện thoại: 0543865901 - 0906404629. Email: chuaducson@dng.vnn.vn" Nơi đây không ghi biển "cô nhi viện" hay bất kỳ một chỉ báo nào về việc đã nuôi rất nhiều thế hệ các em bé mồ côi lớn lên và trưởng thành. Hiện tại, nhà Chùa đang nuôi 180 em từ 0 tháng tuổi đến những sinh viên đại học. Đến đây để học thêm cách làm người, thật đẹp đẽ cho cuộc sống này.
Hiện tôi vẫn đang trên hành trình đi đến những nơi đẹp đẽ của quê hương đất nước Việt Nam, vậy tranh thủ đưa lên trang Blog nhỏ này một vài hình ảnh về nơi đây, xin hẹn trong bài viết sau.
Sư Bác Thích Nữ Minh Tú đang kể chuyện về cuộc đời mình và các giao đoạn xã hội bà đã trải qua. Bà đã theo Phật hơn 40 năm nay để làm việc thiện tâm.