Hơn hai tháng nay, thi thoảng mỗi chủ nhật hay xuống đường biểu tình cùng mọi người. Có chủ nhật đông vài trăm người, có chủ nhật chỉ vài chục người, nhưng vẫn biểu tình, vẫn hô vang đả đảo trung quốc gây hấn, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Biểu tình biểu lộ lòng yêu nước chân chính, phản đối Tàu lăm le xâm lấn biển đảo quê hương, giết hại cướp bóc ngư dân vô tội Việt Nam.
Sinh hoạt khối phố cùng mấy vị cao niên, đã được học hỏi và ăn sâu vào tiềm thức rằng, ngư dân, người bán rau, ông già bán báo, chú Công an, anh Bộ đội, mấy Tướng lĩnh.... Tất cả đều bà con mình cả, và những người quả cảm xuống đường biểu tình yêu nước mỗi chủ nhật nữa, họ đều bà con mình cả.
Trong và sau mỗi lần đi biểu tình về, niềm vui và hạnh phúc nhiều lắm, mà mình không được học viết văn. Hồi yêu bà xã bây giờ, biết có trường viết Văn Nguyễn Du nằm trong trường ĐH Văn Hóa, mình mà muốn thì cố gắng thể nào cũng thi vào đó học cho mà xem. Chứ mà mình mà là nhà văn, chắc thể nào cũng viết được một áng văn về tình cảm để lại trong mình và mọi người sau mỗi buổi xuống đường, hay vô cùng, đẹp và cảm động vô cùng!
Lại nhớ hồi trẻ con, mình là hàng xóm nhà bác Phùng Quán - Bội Trâm, bây giờ hay nhớ mấy câu thơ của Bác ấy:
"...........
- Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
......."
Nhiều người cứ hỏi mình, bạn là ai?
Bạn ơi, mọi người ơi! Tôi là ai không quan trọng, tôi chỉ là một con người đã đi ngang qua mặt bạn, đi cùng bạn trên con đường yêu nước trong một lúc buổi sáng đó thôi. Tôi là ai có quan trọng gì đâu, chỉ biết rằng tôi rất yêu quý mọi người trong đoàn người yêu nước đó. Tôi muốn hỏi bạn có khát nước không, để tôi mời bạn một miếng nước. Tôi muốn biết bạn có cần gì tôi không, để tôi có thể xẻ chia, nhiều điều tôi muốn hỏi sau ánh mắt dò xét lắm, nhưng chưa thể, vì: Đôi khi, tình yêu nước vô tư cũng không được vỡ òa nơi vòm họng.
Không sao bạn a, tôi hiểu bạn và tôi yêu bạn, bạn yêu nước ạ! Bạn cũng như tôi, xuống đường và muốn hô vang lời yêu tổ quốc, căm ghét cường quyền. Tôi muốn nói riêng với những CĐ; BP; KT; HK; XD BN..... nữa, tôi yêu các bạn nhiều lắm!
Tôi là ai không quan trọng, xin các bạn hãy hiểu, tôi yêu các bạn như tôi yêu nước, tôi không phản bội các bạn đâu, như tôi không phản bội quê hương mình, bà con mình.
Điều cần nhất lúc này là vậy, hãy nắm tay kết đoàn và trao nhau niềm tin, một niền tin yêu nước!
Tôi luôn tin thêm bạn, và mong bạn hãy tin tôi để cùng nhau hát vang khúc ca yêu nước! Cùng nắm chặt nắm tay để nhân loại có lương tri trên trái đất này đồng lòng với chúng ta, rằng không được giết hại và cướp bóc ngư dân vô tội Việt Nam đang sinh sống trên chính mảnh đất của cha ông họ để lại từ ngàn đời.
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011
VỀ SỰ SỢ HÃI - Ngô Bảo Châu
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.
Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
GS Ngô Bảo Châu.
Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.
Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.
Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
GS Ngô Bảo Châu.
Giá của sự ngây thơ - Nguyễn Quang Lập
Đọc bài “Nguyễn Chí Đức: Họ đã “chơi” đồng chí của họ” thấy ngậm ngùi cho Đức. Sự phẫn nộ của Đức là hậu quả của sự tin tưởng quá ngây thơ của anh.
Mình không quen Đức để hỏi xem Đức đã chiều theo ý người ta thế nào để ra nông nổi ấy. Mình hình dung người ta đã gặp Đức ra sao, xin lỗi Đức thế nào, rồi nói bây giờ việc đã lỡ ra thế rồi, nếu em nói ra công an đạp vào mặt em nhất định sẽ bị kẻ xấu lợi dụng, làm mất uy tín Đảng. Chỉ vì một việc nhỏ mà Đảng ta phải mang tiếng xấu, bọn phản động chúng nó rêu rao thế nào em biết rồi đấy, nguy hiểm vô cùng. Dù thế nào chúng ta cũng là đồng chí của nhau, có gì thì đóng cửa bảo nhau, chứ nếu em cứ đòi tố cáo, điên lên người ta trả thù em thì các anh không bảo vệ được em đâu nhé. Đừng có đẩy người ta đến chân tường em ạ, để cho người ta một lối thoát danh dự, khi đó chẳng những em được an toàn mà uy tín Đảng không mất. Là đảng viên em có muốn Đảng ta vì một việc nhỏ mà mất uy tín không?
Chắc là người ta “khuyên nhủ chân tình” như vậy nên anh Đức, một đảng viên trong sáng hồn nhiên mới gật đầu đồng ý. Anh kể :” lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng. Bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”.
Nghe anh kể mà thương. Không biết sau vụ ” toạc móng heo” với RFA thì tình hình thế nào. Anh nói: Ngày mai tôi sẽ lên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với giám đốc như thế nào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng. Mình lại hình dung thế này: cái ông bí thư đảng ủy mới tròn xoe mắt, nói a thế à. Chết chết…bậy quá bậy quá. Thế là không được. Cứ bình tĩnh đi, để anh hỏi xem vì sao họ làm thế. Em cũng đừng làm gì, đừng nói gì nữa nhé. Cứ để việc đó cho anh, anh có trách nhiệm với em việc này. Vài ngày sau , đợi Đức nguôi giận, bí thư mới gọi lên, nói anh hỏi rồi em ạ. Cũng phải thông cảm cho người ta thôi, cũng vì uy tín của Đảng mà người ta làm vậy. Đặt cương vị em thì em giải quyết thế nào? Cái clip ấy mà bảo cắt dán có chó nó tin. Đành phải nói vậy chứ chẳng biết nói sao. Thôi em chịu hy sinh cho Đảng đi. Cũng chẳng mình em hy sinh đâu, ông Nhanh cũng hy sinh, ông Minh cũng hy sinh. Chúng nó chửi họ như chửi chó, họ phải cắn răng chịu đựng chứ có sung sướng gì đâu. Chỉ cần Đảng hiểu mình là được em ạ. Hy sinh cho ai chứ hy sinh cho Đảng không bao giờ thiệt đâu. Hôm qua anh lên nói chuyện, mấy anh ở thành ủy quan tâm đến em lắm. Họ nhắc đi nhắc lại anh phải quan tâm giúp đỡ em. Tương lai em sáng lắm, đừng vì tiểu tiết mà làm hỏng đại sự em nha.
Với một tâm hồn trong sáng như Đức, chắc là anh khó cưỡng lại được, nhất là khi người ta “hở” cho anh biết, nếu cưỡng lại anh sẽ gặp họa, có thể là đại họa. Nếu Đức “không còn sợ nữa” như anh nói, nhất định cưỡng lại, đòi làm cho ra nhẽ, khăng khăng bảo họ “chơi” đồng chí của họ, dám lật kèo đồng chí của họ, thì lập tức người ta sẽ đập bàn, nói ai đồng chí với anh? Đức nói tôi là Đảng viên, tôi không đồng chí với anh thì là cái gì. Người ta sẽ cười khẩy, nói thời này còn đồng chí với đồng cheo, ngu lắm, ngu lâu lắm con ạ.
Chẳng biết câu chuyện của Đức có xảy ra như mình hình dung không, nhưng mình tin như vậy, bởi vì đó là “sự tráo trở của phương pháp” mà Alejo Carpentier viết hẳn một cuốn sách nói về sự khốn cùng của người dân Mỹ la tinh dưới chế độ độc tài. Và chính đó là giá của sự ngây thơ, hơn một thế kỉ người dân Mỹ la tinh phải trả bằng máu và nước mắt.,.
Mình không quen Đức để hỏi xem Đức đã chiều theo ý người ta thế nào để ra nông nổi ấy. Mình hình dung người ta đã gặp Đức ra sao, xin lỗi Đức thế nào, rồi nói bây giờ việc đã lỡ ra thế rồi, nếu em nói ra công an đạp vào mặt em nhất định sẽ bị kẻ xấu lợi dụng, làm mất uy tín Đảng. Chỉ vì một việc nhỏ mà Đảng ta phải mang tiếng xấu, bọn phản động chúng nó rêu rao thế nào em biết rồi đấy, nguy hiểm vô cùng. Dù thế nào chúng ta cũng là đồng chí của nhau, có gì thì đóng cửa bảo nhau, chứ nếu em cứ đòi tố cáo, điên lên người ta trả thù em thì các anh không bảo vệ được em đâu nhé. Đừng có đẩy người ta đến chân tường em ạ, để cho người ta một lối thoát danh dự, khi đó chẳng những em được an toàn mà uy tín Đảng không mất. Là đảng viên em có muốn Đảng ta vì một việc nhỏ mà mất uy tín không?
Chắc là người ta “khuyên nhủ chân tình” như vậy nên anh Đức, một đảng viên trong sáng hồn nhiên mới gật đầu đồng ý. Anh kể :” lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng. Bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”.
Nghe anh kể mà thương. Không biết sau vụ ” toạc móng heo” với RFA thì tình hình thế nào. Anh nói: Ngày mai tôi sẽ lên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với giám đốc như thế nào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng. Mình lại hình dung thế này: cái ông bí thư đảng ủy mới tròn xoe mắt, nói a thế à. Chết chết…bậy quá bậy quá. Thế là không được. Cứ bình tĩnh đi, để anh hỏi xem vì sao họ làm thế. Em cũng đừng làm gì, đừng nói gì nữa nhé. Cứ để việc đó cho anh, anh có trách nhiệm với em việc này. Vài ngày sau , đợi Đức nguôi giận, bí thư mới gọi lên, nói anh hỏi rồi em ạ. Cũng phải thông cảm cho người ta thôi, cũng vì uy tín của Đảng mà người ta làm vậy. Đặt cương vị em thì em giải quyết thế nào? Cái clip ấy mà bảo cắt dán có chó nó tin. Đành phải nói vậy chứ chẳng biết nói sao. Thôi em chịu hy sinh cho Đảng đi. Cũng chẳng mình em hy sinh đâu, ông Nhanh cũng hy sinh, ông Minh cũng hy sinh. Chúng nó chửi họ như chửi chó, họ phải cắn răng chịu đựng chứ có sung sướng gì đâu. Chỉ cần Đảng hiểu mình là được em ạ. Hy sinh cho ai chứ hy sinh cho Đảng không bao giờ thiệt đâu. Hôm qua anh lên nói chuyện, mấy anh ở thành ủy quan tâm đến em lắm. Họ nhắc đi nhắc lại anh phải quan tâm giúp đỡ em. Tương lai em sáng lắm, đừng vì tiểu tiết mà làm hỏng đại sự em nha.
Với một tâm hồn trong sáng như Đức, chắc là anh khó cưỡng lại được, nhất là khi người ta “hở” cho anh biết, nếu cưỡng lại anh sẽ gặp họa, có thể là đại họa. Nếu Đức “không còn sợ nữa” như anh nói, nhất định cưỡng lại, đòi làm cho ra nhẽ, khăng khăng bảo họ “chơi” đồng chí của họ, dám lật kèo đồng chí của họ, thì lập tức người ta sẽ đập bàn, nói ai đồng chí với anh? Đức nói tôi là Đảng viên, tôi không đồng chí với anh thì là cái gì. Người ta sẽ cười khẩy, nói thời này còn đồng chí với đồng cheo, ngu lắm, ngu lâu lắm con ạ.
Chẳng biết câu chuyện của Đức có xảy ra như mình hình dung không, nhưng mình tin như vậy, bởi vì đó là “sự tráo trở của phương pháp” mà Alejo Carpentier viết hẳn một cuốn sách nói về sự khốn cùng của người dân Mỹ la tinh dưới chế độ độc tài. Và chính đó là giá của sự ngây thơ, hơn một thế kỉ người dân Mỹ la tinh phải trả bằng máu và nước mắt.,.
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
NGHĨ VỀ VỤ NGUYỄN CHÍ ĐỨC - Nhà Văn Nguyên Ngọc
Nguồn Nguyễn Xuân Diện Blog.
Nghĩ về vụ Nguyễn Đức Trí - Nguyên Ngọc
Ngày hôm qua, bên cạnh vụ tòa phúc thẩm Hà Nội y án đối với Cù Huy Hà Vũ – việc chắc chắn không chỉ trong 10 năm nữa (7 năm tù và 3 năm quản chế) mà còn rất lâu, rất lâu nữa chưa yên, không thể yên đâu; còn có một việc trông có vẻ nhỏ hơn nhiều nhưng theo một cách nào đó cũng quan trọng không kém: Việc ông giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh chính thức trả lời dư luận về vụ đàn áp biểu tình yêu nước ngày 17-7-2011, nói rõ ràng rằng không hề có đàn áp, chỉ giữ trật tự giao thông thôi, chính anh Nguyễn Chí Đức, người bị hại, cũng công nhận trước cơ quan điều tra “không bị ai đánh, chỉ có sự xô xát khi đưa anh Đức lên xe buýt”. Nghe rất hiền lành và ngon ơ!
Thì sáng nay, phóng viên Khánh An của đài RFA công bố toàn văn trả lời của anh Nguyễn Chí Đức. Anh Đức phẩn nộ nói: “Nội dung họ bảo tôi khẳng định không bị đánh là sai. Thực sự tôi đã nói là tôi bị đạp nhưng tôi không xác định ai là người đạp vào mặt tôi. Lúc ấy ở cạnh xe buýt, mình không biết ai đạp cả, bị đạp xong mình rất tá hỏa. Tôi đã nói thế rồi. Nhưng điều này mới quan trọng, lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng…”.
Vậy lần này, thưa ông Nguyễn Đức Nhanh, ông trả lời thế nào với Nguyễn Chí Đức, với Khánh An của RFA, và với công luận đây?
Trong việc này còn có một điều rất đáng chú ý: Qua tất cả vụ việc, qua những ứng xử của Nguyễn Chí Đức từ khi tên anh được nhắc đến, ta có thể thấy rõ đó là một con người hết sức bình thường, rất an phận, không hề không muốn làm bất cứ điều gì để khác dù chỉ một chút những người chung quanh, một công dân lẫm lũi và tội nghiệp, ngay cả khi bị hại nặng nề cũng sẵn sàng cho qua, quên đi, “không muốn đi quá sự việc” như anh nhiều lần nói khi có người quan tâm đến anh và vụ của anh. Một người tuyệt đối trung thành và tin tưởng ở đảng, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả lúc bị hại khi mình đấu tranh vì đảng, vì nước …, vâng một người như vậy đấy, chứ không phải một người anh hùng kiểu Cù Huy Hà Vũ mà Ngô Bảo Châu đã so sánh với những người anh hùng trong lịch sử; không, một người vô cùng nhỏ bé và vô danh, luôn muốn thu mình lại đến mức nhỏ bé nhất để sống yên thân …, con người tội nghiệp ấy bây giờ sau tuyên bố bỉnh thản của ông Nguyên Đức Nhanh, đã phải đau đớn nói rằng anh đã bị đẩy đến đường cùng.
Dài một chút nhưng tôi nghĩ ta nên chịu khó nghe lại lời Nguyễn Chí Đức nói với RFA: “Các bạn nên nhớ báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội chứ không phải là một tờ báo bình thuờng, báo giải trí, báo Dân Trí hay VnExpress, những báo đấy đối với tôi không quan trọng nhưng báo Hà Nội Mới, chính nghĩa nó khác hẳn. Tôi rất buồn. Tôi nói chuyện với một anh công an thành phố, tôi nói với anh là “Các anh làm thế là các anh đẩy em vào đường cùng rồi. Nó làm mất danh dự của em. Cú đạp đối với em không có ý nghĩa gì cả, nhưng các anh làm thế là coi như tất cả họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan họ đọc bài báo đấy thì họ nghĩ em là cái gì? Trong khi đó, sự thật vẫn là sự thật”.
Tôi đang rất phẫn nộ, rất buồn. Bố mẹ tôi đã rất phẫn nộ. Lúc đầu tôi giấu sự việc ấy để không cho ai biết. Bố mẹ tôi không biết, tại vì tôi biết bố mẹ tôi xem cái (video clip) đấy là rất phẫn nộ nên tôi giấu. Nhưng có 4 người công an, trong đó có công an phường, công an thành phố, đến nhà tôi thì bố mẹ tôi lúc đầu còn trách móc tôi là tại sao lớn rồi còn đi biểu tình, tại sao ra đấy làm gì cho người ta bắt bớ cho nó khổ mà chả giải quyết được gì cả. Nhưng sau khi bố mẹ tôi xem phóng sự đấy, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và bố tôi nói luôn: “Đây là quân phát xít!”.
Thưa ông Nguyễn Đức Nhanh, bố mẹ Nguyễn Trí Đức gọi những người lính của ông như vậy đấy, ông trả lời sao?
Khi một Cù Huy Hà Vũ hay các nhân sĩ trí thức tên tuổi lên tiếng, tất phải rất suy nghĩ. Người xưa gọi đó là “Sĩ phu quay mặt”
Nhưng khi những người ở tận đáy xã hội, nhỏ bé nhất trong xã hội, suốt đời chỉ mong được yên phận như Nguyễn Trí Đức và bố mẹ anh đã thấy bị đẩy đến đường cùng, đã thấy xã hội này là không còn sống được đối với họ nữa, thì là chuyện khác hẳn rồi đấy. Là báo động đỏ!
Vụ Nguyễn Đức Trí không hề nhỏ đâu, đặc biệt sau tuyên bố phủi tay của ông Nguyễn Đức Nhanh. Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng.
**Hẳn là bạn đọc sẽ nghị nhà văn Nguyên Ngọc nhầm tên của Nguyễn Chí Đức thành Nguyễn Đức Trí. Tôi nghĩ ngợi mãi, sau mời hiểu ra Nguyên Ngọc không nhầm.
Nguyễn Đức Trí - Nguyễn Đức Nhanh.
Nghĩ về vụ Nguyễn Đức Trí - Nguyên Ngọc
Ngày hôm qua, bên cạnh vụ tòa phúc thẩm Hà Nội y án đối với Cù Huy Hà Vũ – việc chắc chắn không chỉ trong 10 năm nữa (7 năm tù và 3 năm quản chế) mà còn rất lâu, rất lâu nữa chưa yên, không thể yên đâu; còn có một việc trông có vẻ nhỏ hơn nhiều nhưng theo một cách nào đó cũng quan trọng không kém: Việc ông giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh chính thức trả lời dư luận về vụ đàn áp biểu tình yêu nước ngày 17-7-2011, nói rõ ràng rằng không hề có đàn áp, chỉ giữ trật tự giao thông thôi, chính anh Nguyễn Chí Đức, người bị hại, cũng công nhận trước cơ quan điều tra “không bị ai đánh, chỉ có sự xô xát khi đưa anh Đức lên xe buýt”. Nghe rất hiền lành và ngon ơ!
Thì sáng nay, phóng viên Khánh An của đài RFA công bố toàn văn trả lời của anh Nguyễn Chí Đức. Anh Đức phẩn nộ nói: “Nội dung họ bảo tôi khẳng định không bị đánh là sai. Thực sự tôi đã nói là tôi bị đạp nhưng tôi không xác định ai là người đạp vào mặt tôi. Lúc ấy ở cạnh xe buýt, mình không biết ai đạp cả, bị đạp xong mình rất tá hỏa. Tôi đã nói thế rồi. Nhưng điều này mới quan trọng, lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng…”.
Vậy lần này, thưa ông Nguyễn Đức Nhanh, ông trả lời thế nào với Nguyễn Chí Đức, với Khánh An của RFA, và với công luận đây?
Trong việc này còn có một điều rất đáng chú ý: Qua tất cả vụ việc, qua những ứng xử của Nguyễn Chí Đức từ khi tên anh được nhắc đến, ta có thể thấy rõ đó là một con người hết sức bình thường, rất an phận, không hề không muốn làm bất cứ điều gì để khác dù chỉ một chút những người chung quanh, một công dân lẫm lũi và tội nghiệp, ngay cả khi bị hại nặng nề cũng sẵn sàng cho qua, quên đi, “không muốn đi quá sự việc” như anh nhiều lần nói khi có người quan tâm đến anh và vụ của anh. Một người tuyệt đối trung thành và tin tưởng ở đảng, trong bất cứ tình huống nào, ngay cả lúc bị hại khi mình đấu tranh vì đảng, vì nước …, vâng một người như vậy đấy, chứ không phải một người anh hùng kiểu Cù Huy Hà Vũ mà Ngô Bảo Châu đã so sánh với những người anh hùng trong lịch sử; không, một người vô cùng nhỏ bé và vô danh, luôn muốn thu mình lại đến mức nhỏ bé nhất để sống yên thân …, con người tội nghiệp ấy bây giờ sau tuyên bố bỉnh thản của ông Nguyên Đức Nhanh, đã phải đau đớn nói rằng anh đã bị đẩy đến đường cùng.
Dài một chút nhưng tôi nghĩ ta nên chịu khó nghe lại lời Nguyễn Chí Đức nói với RFA: “Các bạn nên nhớ báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội chứ không phải là một tờ báo bình thuờng, báo giải trí, báo Dân Trí hay VnExpress, những báo đấy đối với tôi không quan trọng nhưng báo Hà Nội Mới, chính nghĩa nó khác hẳn. Tôi rất buồn. Tôi nói chuyện với một anh công an thành phố, tôi nói với anh là “Các anh làm thế là các anh đẩy em vào đường cùng rồi. Nó làm mất danh dự của em. Cú đạp đối với em không có ý nghĩa gì cả, nhưng các anh làm thế là coi như tất cả họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan họ đọc bài báo đấy thì họ nghĩ em là cái gì? Trong khi đó, sự thật vẫn là sự thật”.
Tôi đang rất phẫn nộ, rất buồn. Bố mẹ tôi đã rất phẫn nộ. Lúc đầu tôi giấu sự việc ấy để không cho ai biết. Bố mẹ tôi không biết, tại vì tôi biết bố mẹ tôi xem cái (video clip) đấy là rất phẫn nộ nên tôi giấu. Nhưng có 4 người công an, trong đó có công an phường, công an thành phố, đến nhà tôi thì bố mẹ tôi lúc đầu còn trách móc tôi là tại sao lớn rồi còn đi biểu tình, tại sao ra đấy làm gì cho người ta bắt bớ cho nó khổ mà chả giải quyết được gì cả. Nhưng sau khi bố mẹ tôi xem phóng sự đấy, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và bố tôi nói luôn: “Đây là quân phát xít!”.
Thưa ông Nguyễn Đức Nhanh, bố mẹ Nguyễn Trí Đức gọi những người lính của ông như vậy đấy, ông trả lời sao?
Khi một Cù Huy Hà Vũ hay các nhân sĩ trí thức tên tuổi lên tiếng, tất phải rất suy nghĩ. Người xưa gọi đó là “Sĩ phu quay mặt”
Nhưng khi những người ở tận đáy xã hội, nhỏ bé nhất trong xã hội, suốt đời chỉ mong được yên phận như Nguyễn Trí Đức và bố mẹ anh đã thấy bị đẩy đến đường cùng, đã thấy xã hội này là không còn sống được đối với họ nữa, thì là chuyện khác hẳn rồi đấy. Là báo động đỏ!
Vụ Nguyễn Đức Trí không hề nhỏ đâu, đặc biệt sau tuyên bố phủi tay của ông Nguyễn Đức Nhanh. Có gì như là dấu hiệu của sự tận cùng.
**Hẳn là bạn đọc sẽ nghị nhà văn Nguyên Ngọc nhầm tên của Nguyễn Chí Đức thành Nguyễn Đức Trí. Tôi nghĩ ngợi mãi, sau mời hiểu ra Nguyên Ngọc không nhầm.
Nguyễn Đức Trí - Nguyễn Đức Nhanh.
HỌ ĐÃ "CHƠI" ĐỒNG CHÍ CỦA HỌ - Nguyễn Chí Đức
Hôm nay, có hai cái tên Huy Đức và Chí Đức.
Tôi biết Chí Đức, em là một người kín đáo và kiên nghị, em đã không kiềm chế được nữa khi mà "Ly nước đã tràn"
Khánh An, phóng viên RFA
2011-08-02
Chiều ngày 2/8, Công an thành phố Hà Nội có thông báo chính thức về kết luận điều tra, xác minh về việc lực lượng an ninh giải quyết việc tập trung của người biểu tình tại Hà Nội vào hôm 17/7.
Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội.
Riêng trong vụ video clip quay lại cảnh anh Nguyễn Chí Đức bị một nhân viên an ninh đạp vào mặt, công an Hà Nội cho biết anh Đức đã khẳng định trong bản tường trình rằng không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt.
Công an TP. Hà Nội kết luận “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”.
Theo đó, công an thành phố Hà Nội kết luận không có việc công an trấn áp, đàn áp thô bạo hay bắt giữ người biểu tình.
Buồn, phẫn nộ
Sau khi các thông tin trên được đăng tải trên báo Hà Nội Mới, anh Nguyễn Chí Đức, tỏ ra rất buồn và phẫn nộ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Khánh An, anh cho biết:
Nguyễn Chí Đức: Nội dung họ bảo tôi khẳng định không bị đánh là sai. Thực sự tôi đã nói là tôi bị đạp nhưng tôi không xác định ai là người đạp vào mặt tôi. Lúc ấy ở cạnh xe buýt, mình không biết ai đạp cả, bị đạp xong mình rất tá hỏa. Tôi đã nói thế rồi. Nhưng điều này mới quan trọng, lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng".
Bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”. Nhưng sau sự việc này thì tôi quá buồn. Tôi chả còn gì để mất cả. Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc nhưng mà bây giờ họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh.
Các bạn nên nhớ báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội chứ không phải là một tờ báo bình thuờng, báo
Báo Hanoimoi ngày 02 tháng 8, 2011 đăng tin về sự việc anh Nguyễn chí Đức. RFA Screen capgiải trí, báo Dân Trí hay VnExpress, những báo đấy đối với tôi không quan trọng nhưng báo Hà Nội Mới, chính nghĩa nó khác hẳn. Tôi rất buồn.
Tôi nói chuyện với một anh công an thành phố, tôi nói với anh là “Các anh làm thế là các anh đẩy em vào đường cùng rồi. Nó làm mất danh dự của em. Cú đạp đối với em không có ý nghĩa gì cả, nhưng các anh làm thế là coi như tất cả họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan họ đọc bài báo đấy thì họ nghĩ em là cái gì? Trong khi đó, sự thật vẫn là sự thật”.
Tôi đang rất phẫn nộ, rất buồn. Bố mẹ tôi đã rất phẫn nộ. Lúc đầu tôi giấu sự việc ấy để không cho ai biết. Bố mẹ tôi không biết, tại vì tôi biết bố mẹ tôi xem cái (video clip) đấy là rất phẫn nộ nên tôi giấu. Nhưng có 4 người công an, trong đó có công an phường, công an thành phố, đến nhà tôi thì bố mẹ tôi lúc đầu còn trách móc tôi là tại sao lớn rồi còn đi biểu tình, tại sao ra đấy làm gì cho người ta bắt bớ cho nó khổ mà chả giải quyết được gì cả.
Nhưng sau khi bố mẹ tôi xem phóng sự đấy, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và bố tôi nói luôn: “Đây là quân phát xít!”. Tôi rất buồn. Chính bố mẹ tôi muốn kiện nhưng tôi đã giảm nhẹ sự việc, tôi không muốn sự việc đi quá xa, nhưng bây giờ họ đẩy tôi vào thế đường cùng rồi, tại vì báo Hà Nội mới là cơ quan ngôn luận của đảng, thành ủy Hà Nội.
Tôi là một đảng viên. Như vậy, họ đẩy đồng chí của họ ra khỏi tổ chức rồi. Tôi đã là nạn nhân mà bây giờ họ làm như thế thì tôi rất buồn.
Khánh An: Vâng, thưa anh Đức, theo thông tin kết luận điều tra có nhắc đến sự việc anh từ chối đi khám sức khỏe và không đề nghị gì vì không bị thương tích. Việc này là như thế nào?
Nguyễn Chí Đức: Hôm đi làm việc với công an thành phố và với cả lãnh đạo cơ quan tôi nữa thì tôi bảo là tôi bị đạp, còn họ viết nội dung gì thì tôi không biết. Lúc đấy tôi cũng muốn cho xong việc đi. Còn sự việc đi khám bệnh thì thực sự tôi không muốn đi khám vì đó là ban đêm, đi với công an thành phố rồi nhỡ đâu họ làm gì đấy tôi thì sao, tức là tôi phản đối dữ dội là tôi không đi khám.
Một hai hôm sau, cơ quan tôi họ làm cái lệnh điều xuất đi khám thì tôi đi khám thôi. Lúc đầu tôi cũng chống đối tại vì tôi sợ đi khám chỗ này chỗ khác nhỡ đâu có chuyện gì mà họ sắp xếp trước thì sao. Cho nên tôi bảo với người được giao nhiệm vụ mời tôi đi khám là đi khám ở một bệnh viện ngẫu nhiên.
Tôi chọn một bệnh viện ngẫu nhiên là bệnh viện E, tức là không có sự sắp xếp gì cả. Đưa bệnh viện E, họ bảo “Bệnh viện E là bệnh viện gì thế?” vì đáng nhẽ làm ở bệnh viện của công ty. Nhưng tôi bảo “Không, nếu đi bệnh viện của công ty thì tôi không đi khám.
Tôi sẵn sàng bị đuổi việc chứ tôi không đi khám ở bệnh viện”, tại vì tôi phòng trường hợp nhỡ có gì bất trắc xảy ra với tôi thì sao. Tôi đi một mình rất nguy hiểm nên tôi bảo là phải đèo tôi đi vì tôi sợ có vấn đề gì xảy ra. Một người trong cơ quan đèo tôi đi và chọn một bệnh viện ngẫu nhiên để khám sức khỏe, tức là chụp hình đấy.
Gián tiếp phá hoại Đảng
Khánh An: Vâng, như vậy anh có định là sẽ làm gì đối với thông tin đưa ra trên báo chí không?
Nguyễn Chí Đức: Thực ra tôi chỉ làm một người bình thường, ngay cả trong cơ quan tôi cũng chỉ là một công dân bình thường và tôi cũng xác định thế thôi. Mình không muốn mơ mộng vì ở hoàn cảnh thế này, một đất nước như thế này ở mặt bằng thế giới, mình cũng chỉ là người bình thường thôi. Nhưng họ dùng cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, thành ủy Hà Nội họ chơi tôi.
Thực sự bây giờ tôi không biết làm gì cả. Ngày mai tôi sẽ lên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với giám đốc như thế nào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng.
Nên nhớ rằng bố mẹ tôi là người Nghệ An, họ hàng tôi là Nghệ An, rất nhiều người theo đảng rồi, từ thời Việt Minh năm 1930, tức là trước khi Hồ Chí Minh về nước, ông nội tôi, anh em ruột của ông nội tôi và rất nhiều đồng chí khác đã theo đảng, theo Việt Minh và họ đã chết trước khi Hồ Chí Minh về nước, nhưng mà họ không có gì phải buồn phiền đó là vì lý tưởng cao đẹp.
Nhưng bây giờ, hệ thống chính trị kết hợp với công an làm như thế này thì tôi rất buồn. Họ đã chính thức đẩy tôi. Nếu mà họ tiếp tục đẩy tôi vào đường cùng thì tôi cũng chả còn gì để mất cả tại vì họ đã dùng báo chính thống để họ “chơi” đồng chí của họ. Thực sự là họ đã “chơi” một đồng chí của họ chứ không phải là “chơi” một công dân nữa.
Khánh An: Thưa anh, có thông tin cho rằng anh công an tên Minh, người đã đạp vào mặt anh, đã bị tạm đình chỉ công tác…
Nguyễn Chí Đức: Thực sự tôi không quan tâm tên Minh là ai, tôi không quan tâm đến bất kỳ lãnh đạo công an thành phố là ai vì sau sự việc đấy, tôi vẫn muốn tôi chỉ là người bình thường thôi. Nói thật là tôi bất đắc dĩ phải nổi tiếng.
Có rất nhiều người đến thăm, công an rồi tự nhiên cơ quan đoàn thể họ cứ gặp tôi là họ nói. Hàng xóm họ biết tôi, họ quý mến tôi thì họ hỏi chuyện kiểu khác, nhưng công an thành phố họ gặp tôi là với một thái độ khác, mặc dù họ rất mềm mỏng, ôn tồn nhưng mà tôi hiểu là họ muốn biết thái độ của tôi.
Ngay cả sáng nay cũng có người hỏi tôi là có ra chỗ Cù Huy Hà Vũ không, nhưng tôi chả quan tâm vụ đấy. Chỉ đến chiều tôi đi làm thì tôi có gặp một số anh em vì bị cấm đường, trên đường về đi làm thì phải qua đấy, thấy bị cấm đường thì nhân tiện có mấy người bạn cùng đi biểu tình với tôi đang ở đấy thì gặp thôi.
Khánh An: Anh nói rằng sau sự kiện báo Hà Nội Mới đăng thông tin lên thì nó đã làm cho anh rất buồn, rất bức xúc. Như vậy sự kiện này có làm thay đổi nhận định của anh không?
Nguyễn Chí Đức: Tôi có một nhận định là chính công an nhân dân là người gián tiếp phá hoại Đảng Cộng Sản, chứ không phải là những người biểu tình, tại vì họ đổi trắng thành đen. Họ làm sự việc thành ra bây giờ dựng đứng tôi rồi đây này. Lúc tường trình tôi bảo là tôi bị đạp, các anh muốn viết là va chạm gì đấy nhưng tôi là tôi bị đạp. Bản thân tôi là đã đứng xa cách đoàn biểu tình tới 30 met rồi, tôi cảnh giác tại vì lần trước tôi đã bị bắt rồi, tôi không muốn bị bắt, không phải là tôi sợ nhưng tôi cũng chả muốn an ninh chú ý đến tôi nên tôi đã đứng rất xa rồi, họ còn chỉ đạo bắt tôi. Tôi đang đi trên vỉa hè.
Hôm nay tôi nói thẳng ra vì sự việc đã ra như thế. Báo Hà Nội Mới đăng như thế này là một đòn rất phũ phàng với tôi. Mai mốt những bài báo này là báo in, báo giấy rồi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của tôi họ có thể không đọc báo trên mạng, blog nhưng họ báo ấy thì chết tôi rồi.
Tôi làm sao thanh minh được? Báo chính thống mà. Thanh minh cũng chả làm gì cả, mà tôi cũng không cần thanh minh nữa. Tôi chỉ quan tâm là những người đi biểu tình với tôi họ vẫn còn tin tôi, đó là điều đáng mừng đối với tôi. Tôi trân trọng cái đấy. Đó là những người thực việc thực. Gia đình, bạn bè, anh em, họ tin tôi là được. Những người bạn đi biểu tình, tôi không bao giờ phản bội họ.
Tôi đã đi biểu tình và tổng cộng bị bắt 3 lần rồi, chả lẽ tôi lại đi bán đứng họ, thế là tôi tự sỉ nhục tôi. Bán đứng những người đi biểu tình à? Không bao giờ! Tôi có bị làm sao thì cũng không bao giờ phản bội họ.
Khánh An: Vâng, cám ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho đài. Kính chúc anh mọi sự an lành và mong là…
Nguyễn Chí Đức: Tôi nghĩ là không an lành đâu. Sau sự kiện này là không an lành với tôi nhưng nói chung là tôi cũng không sợ nữa vì tôi quá phẫn nộ đi. Báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng mà họ “chơi” đồng chí của mình.
Tôi là nạn nhân mà bây giờ họ dựng đứng tôi hóa ra tôi là người dối trá, trả lời phỏng vấn báo này báo nọ là dối trá, bây giờ là dối trá rồi sau này họ bảo tôi vu khống thì chết dở tôi. Đã đến nước này rồi thì tôi cũng chả cần nữa, tôi không quan tâm.
Khánh An: Dạ vâng, cám ơn anh rất nhiều.
Tôi biết Chí Đức, em là một người kín đáo và kiên nghị, em đã không kiềm chế được nữa khi mà "Ly nước đã tràn"
Khánh An, phóng viên RFA
2011-08-02
Chiều ngày 2/8, Công an thành phố Hà Nội có thông báo chính thức về kết luận điều tra, xác minh về việc lực lượng an ninh giải quyết việc tập trung của người biểu tình tại Hà Nội vào hôm 17/7.
Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội.
Riêng trong vụ video clip quay lại cảnh anh Nguyễn Chí Đức bị một nhân viên an ninh đạp vào mặt, công an Hà Nội cho biết anh Đức đã khẳng định trong bản tường trình rằng không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt.
Công an TP. Hà Nội kết luận “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”.
Theo đó, công an thành phố Hà Nội kết luận không có việc công an trấn áp, đàn áp thô bạo hay bắt giữ người biểu tình.
Buồn, phẫn nộ
Sau khi các thông tin trên được đăng tải trên báo Hà Nội Mới, anh Nguyễn Chí Đức, tỏ ra rất buồn và phẫn nộ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Khánh An, anh cho biết:
Nguyễn Chí Đức: Nội dung họ bảo tôi khẳng định không bị đánh là sai. Thực sự tôi đã nói là tôi bị đạp nhưng tôi không xác định ai là người đạp vào mặt tôi. Lúc ấy ở cạnh xe buýt, mình không biết ai đạp cả, bị đạp xong mình rất tá hỏa. Tôi đã nói thế rồi. Nhưng điều này mới quan trọng, lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng".
Bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”. Nhưng sau sự việc này thì tôi quá buồn. Tôi chả còn gì để mất cả. Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc nhưng mà bây giờ họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh.
Các bạn nên nhớ báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng ủy Hà Nội chứ không phải là một tờ báo bình thuờng, báo
Báo Hanoimoi ngày 02 tháng 8, 2011 đăng tin về sự việc anh Nguyễn chí Đức. RFA Screen capgiải trí, báo Dân Trí hay VnExpress, những báo đấy đối với tôi không quan trọng nhưng báo Hà Nội Mới, chính nghĩa nó khác hẳn. Tôi rất buồn.
Tôi nói chuyện với một anh công an thành phố, tôi nói với anh là “Các anh làm thế là các anh đẩy em vào đường cùng rồi. Nó làm mất danh dự của em. Cú đạp đối với em không có ý nghĩa gì cả, nhưng các anh làm thế là coi như tất cả họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan họ đọc bài báo đấy thì họ nghĩ em là cái gì? Trong khi đó, sự thật vẫn là sự thật”.
Tôi đang rất phẫn nộ, rất buồn. Bố mẹ tôi đã rất phẫn nộ. Lúc đầu tôi giấu sự việc ấy để không cho ai biết. Bố mẹ tôi không biết, tại vì tôi biết bố mẹ tôi xem cái (video clip) đấy là rất phẫn nộ nên tôi giấu. Nhưng có 4 người công an, trong đó có công an phường, công an thành phố, đến nhà tôi thì bố mẹ tôi lúc đầu còn trách móc tôi là tại sao lớn rồi còn đi biểu tình, tại sao ra đấy làm gì cho người ta bắt bớ cho nó khổ mà chả giải quyết được gì cả.
Nhưng sau khi bố mẹ tôi xem phóng sự đấy, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và bố tôi nói luôn: “Đây là quân phát xít!”. Tôi rất buồn. Chính bố mẹ tôi muốn kiện nhưng tôi đã giảm nhẹ sự việc, tôi không muốn sự việc đi quá xa, nhưng bây giờ họ đẩy tôi vào thế đường cùng rồi, tại vì báo Hà Nội mới là cơ quan ngôn luận của đảng, thành ủy Hà Nội.
Tôi là một đảng viên. Như vậy, họ đẩy đồng chí của họ ra khỏi tổ chức rồi. Tôi đã là nạn nhân mà bây giờ họ làm như thế thì tôi rất buồn.
Khánh An: Vâng, thưa anh Đức, theo thông tin kết luận điều tra có nhắc đến sự việc anh từ chối đi khám sức khỏe và không đề nghị gì vì không bị thương tích. Việc này là như thế nào?
Nguyễn Chí Đức: Hôm đi làm việc với công an thành phố và với cả lãnh đạo cơ quan tôi nữa thì tôi bảo là tôi bị đạp, còn họ viết nội dung gì thì tôi không biết. Lúc đấy tôi cũng muốn cho xong việc đi. Còn sự việc đi khám bệnh thì thực sự tôi không muốn đi khám vì đó là ban đêm, đi với công an thành phố rồi nhỡ đâu họ làm gì đấy tôi thì sao, tức là tôi phản đối dữ dội là tôi không đi khám.
Một hai hôm sau, cơ quan tôi họ làm cái lệnh điều xuất đi khám thì tôi đi khám thôi. Lúc đầu tôi cũng chống đối tại vì tôi sợ đi khám chỗ này chỗ khác nhỡ đâu có chuyện gì mà họ sắp xếp trước thì sao. Cho nên tôi bảo với người được giao nhiệm vụ mời tôi đi khám là đi khám ở một bệnh viện ngẫu nhiên.
Tôi chọn một bệnh viện ngẫu nhiên là bệnh viện E, tức là không có sự sắp xếp gì cả. Đưa bệnh viện E, họ bảo “Bệnh viện E là bệnh viện gì thế?” vì đáng nhẽ làm ở bệnh viện của công ty. Nhưng tôi bảo “Không, nếu đi bệnh viện của công ty thì tôi không đi khám.
Tôi sẵn sàng bị đuổi việc chứ tôi không đi khám ở bệnh viện”, tại vì tôi phòng trường hợp nhỡ có gì bất trắc xảy ra với tôi thì sao. Tôi đi một mình rất nguy hiểm nên tôi bảo là phải đèo tôi đi vì tôi sợ có vấn đề gì xảy ra. Một người trong cơ quan đèo tôi đi và chọn một bệnh viện ngẫu nhiên để khám sức khỏe, tức là chụp hình đấy.
Gián tiếp phá hoại Đảng
Khánh An: Vâng, như vậy anh có định là sẽ làm gì đối với thông tin đưa ra trên báo chí không?
Nguyễn Chí Đức: Thực ra tôi chỉ làm một người bình thường, ngay cả trong cơ quan tôi cũng chỉ là một công dân bình thường và tôi cũng xác định thế thôi. Mình không muốn mơ mộng vì ở hoàn cảnh thế này, một đất nước như thế này ở mặt bằng thế giới, mình cũng chỉ là người bình thường thôi. Nhưng họ dùng cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, thành ủy Hà Nội họ chơi tôi.
Thực sự bây giờ tôi không biết làm gì cả. Ngày mai tôi sẽ lên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với giám đốc như thế nào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng.
Nên nhớ rằng bố mẹ tôi là người Nghệ An, họ hàng tôi là Nghệ An, rất nhiều người theo đảng rồi, từ thời Việt Minh năm 1930, tức là trước khi Hồ Chí Minh về nước, ông nội tôi, anh em ruột của ông nội tôi và rất nhiều đồng chí khác đã theo đảng, theo Việt Minh và họ đã chết trước khi Hồ Chí Minh về nước, nhưng mà họ không có gì phải buồn phiền đó là vì lý tưởng cao đẹp.
Nhưng bây giờ, hệ thống chính trị kết hợp với công an làm như thế này thì tôi rất buồn. Họ đã chính thức đẩy tôi. Nếu mà họ tiếp tục đẩy tôi vào đường cùng thì tôi cũng chả còn gì để mất cả tại vì họ đã dùng báo chính thống để họ “chơi” đồng chí của họ. Thực sự là họ đã “chơi” một đồng chí của họ chứ không phải là “chơi” một công dân nữa.
Khánh An: Thưa anh, có thông tin cho rằng anh công an tên Minh, người đã đạp vào mặt anh, đã bị tạm đình chỉ công tác…
Nguyễn Chí Đức: Thực sự tôi không quan tâm tên Minh là ai, tôi không quan tâm đến bất kỳ lãnh đạo công an thành phố là ai vì sau sự việc đấy, tôi vẫn muốn tôi chỉ là người bình thường thôi. Nói thật là tôi bất đắc dĩ phải nổi tiếng.
Có rất nhiều người đến thăm, công an rồi tự nhiên cơ quan đoàn thể họ cứ gặp tôi là họ nói. Hàng xóm họ biết tôi, họ quý mến tôi thì họ hỏi chuyện kiểu khác, nhưng công an thành phố họ gặp tôi là với một thái độ khác, mặc dù họ rất mềm mỏng, ôn tồn nhưng mà tôi hiểu là họ muốn biết thái độ của tôi.
Ngay cả sáng nay cũng có người hỏi tôi là có ra chỗ Cù Huy Hà Vũ không, nhưng tôi chả quan tâm vụ đấy. Chỉ đến chiều tôi đi làm thì tôi có gặp một số anh em vì bị cấm đường, trên đường về đi làm thì phải qua đấy, thấy bị cấm đường thì nhân tiện có mấy người bạn cùng đi biểu tình với tôi đang ở đấy thì gặp thôi.
Khánh An: Anh nói rằng sau sự kiện báo Hà Nội Mới đăng thông tin lên thì nó đã làm cho anh rất buồn, rất bức xúc. Như vậy sự kiện này có làm thay đổi nhận định của anh không?
Nguyễn Chí Đức: Tôi có một nhận định là chính công an nhân dân là người gián tiếp phá hoại Đảng Cộng Sản, chứ không phải là những người biểu tình, tại vì họ đổi trắng thành đen. Họ làm sự việc thành ra bây giờ dựng đứng tôi rồi đây này. Lúc tường trình tôi bảo là tôi bị đạp, các anh muốn viết là va chạm gì đấy nhưng tôi là tôi bị đạp. Bản thân tôi là đã đứng xa cách đoàn biểu tình tới 30 met rồi, tôi cảnh giác tại vì lần trước tôi đã bị bắt rồi, tôi không muốn bị bắt, không phải là tôi sợ nhưng tôi cũng chả muốn an ninh chú ý đến tôi nên tôi đã đứng rất xa rồi, họ còn chỉ đạo bắt tôi. Tôi đang đi trên vỉa hè.
Hôm nay tôi nói thẳng ra vì sự việc đã ra như thế. Báo Hà Nội Mới đăng như thế này là một đòn rất phũ phàng với tôi. Mai mốt những bài báo này là báo in, báo giấy rồi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của tôi họ có thể không đọc báo trên mạng, blog nhưng họ báo ấy thì chết tôi rồi.
Tôi làm sao thanh minh được? Báo chính thống mà. Thanh minh cũng chả làm gì cả, mà tôi cũng không cần thanh minh nữa. Tôi chỉ quan tâm là những người đi biểu tình với tôi họ vẫn còn tin tôi, đó là điều đáng mừng đối với tôi. Tôi trân trọng cái đấy. Đó là những người thực việc thực. Gia đình, bạn bè, anh em, họ tin tôi là được. Những người bạn đi biểu tình, tôi không bao giờ phản bội họ.
Tôi đã đi biểu tình và tổng cộng bị bắt 3 lần rồi, chả lẽ tôi lại đi bán đứng họ, thế là tôi tự sỉ nhục tôi. Bán đứng những người đi biểu tình à? Không bao giờ! Tôi có bị làm sao thì cũng không bao giờ phản bội họ.
Khánh An: Vâng, cám ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho đài. Kính chúc anh mọi sự an lành và mong là…
Nguyễn Chí Đức: Tôi nghĩ là không an lành đâu. Sau sự kiện này là không an lành với tôi nhưng nói chung là tôi cũng không sợ nữa vì tôi quá phẫn nộ đi. Báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảng mà họ “chơi” đồng chí của mình.
Tôi là nạn nhân mà bây giờ họ dựng đứng tôi hóa ra tôi là người dối trá, trả lời phỏng vấn báo này báo nọ là dối trá, bây giờ là dối trá rồi sau này họ bảo tôi vu khống thì chết dở tôi. Đã đến nước này rồi thì tôi cũng chả cần nữa, tôi không quan tâm.
Khánh An: Dạ vâng, cám ơn anh rất nhiều.
BÀI VIẾT CỦA HUY ĐỨC - Ba khâu đột phá của Thủ tướng
Nguồn Nguyễn Quang Lập Blog.
Một bài viết đáng đọc và nên đọc lại hai lần!
Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.
Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.
Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.
Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.
Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.
Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.
Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.
Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.
Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.
Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.
Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.
Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó. Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.
Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.
Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.
Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.
Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.
Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.
Viết đến đây thì nhận được tin tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chính trị của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.,.
Một bài viết đáng đọc và nên đọc lại hai lần!
Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ.
Định xếp trang báo lại coi như nó chẳng liên can gì tới mình, nhưng anh bạn café cùng bàn thở dài, “sợ đến cuối nhiệm kỳ, tô phở tăng giá lên mấy trăm”! Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng… Như tôi đã từng phân tích, do những chính sách về tài chính, ngân hàng của ông mà khủng khoảng kinh tế của Việt Nam xảy ra từ tháng 3-2008 trong khi, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nếu có ảnh hưởng cũng chỉ có thể lan tới Việt Nam sớm nhất là tháng 12-2008.
Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…?”. Thấy ông chưa thực sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những kẻ, cho dù thuộc hàng chăn trâu cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân lên. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc”. Tất nhiên, để được lịch sử ghi nhận công lao thì khó hơn chia phần trăm và nhận bao thơ.
Trong cái chính thể do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nguyễn Tấn Dũng là vị Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất. Thời ông Phạm Văn Đồng, danh sách nội các thường chỉ được bên ông Lê Đức Thọ chuyển sang không lâu trước khi ông đọc trước Quốc hội. Ông Đồng là người trọng chữ nghĩa, nên ông thường yêu cầu bên ông Thọ cho ông thời gian để sửa những câu trong tờ trình bị viết sai chính tả, ngữ pháp. Ông Đồng thừa nhận ông Võ Văn Kiệt là vị Thủ tướng làm được nhiều việc nhất.
Thời ông Kiệt, tuy không có “tam quyền phân lập” nhưng lại có “tam nhân phân quyền”. Ông Kiệt cũng chịu chế ước rất nhiều bởi những người đồng nhiệm như Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Khi ông Kiệt đang đẩy nhanh tiến độ công trình đường điện 500 kv, tư lệnh công trình của ông, Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải, bị xử tù 3 năm. Năm 1995, ông Kiệt viết thư yêu cầu cải cách chính trị, liền sau đó, ông Nguyễn Trung, trợ lý của ông, người chấp bút “thư gửi Bộ Chính trị” đã bị áp lực tới mức phải ra đi, còn ông Hà Sỹ Phu, người tàng trữ một bản sao bức thư, thì bị bắt.
Trong tình hình ấy, Chính phủ ông Kiệt vẫn hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xây dựng được những bộ luật làm nền tảng pháp lý cho nền kinh tế thị trường vận hành. Và, đặc biệt, dù bị cản trở rất nhiều, vẫn đưa Việt Nam gia nhập ASEAN, thiết lập quan hệ với EU và với những quốc gia một thời bị coi là kẻ thù như Đại Hàn, như Mỹ… Người kế vị ông, ông Phan Văn Khải nói: “Về bản lĩnh chính trị, tôi không thể nào so sánh với đồng chí Võ Văn Kiệt”.
Khi ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng, người ta sốt ruột bởi nhịp độ cải cách chậm đi so với người tiền nhiệm. Nhưng, như ông Kiệt nhận xét: “Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà kinh tế hàng đầu của đất nước”. Ông Khải không có những tuyên bố làm nức lòng dân bởi ông không phải là một nhà chính trị. Nhưng nhờ là một nhà kỹ trị, ngay từ khi làm phó cho ông Kiệt, ông Khải đã tham gia hình thành chính sách như một kiến trúc sư.
Gần như toàn bộ các thiết chế pháp lý mà nền kinh tế đang vận hành đều được hình thành dưới thời ông Kiệt và được tiếp tục hoàn thiện hơn dưới thời ông Khải. Đặc biệt, chính phủ ông Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép mẹ, giấy phép con. Chính quyền của Thủ tướng Phan Văn Khải cũng hoàn thành những vòng đàm phán gay go nhất trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, để lại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một nền kinh tế đang tăng trưởng trên 8%, lạm phát chỉ hơn 6% và một Việt Nam có vị thế khá cao trên trường quốc tế.
Thật khó để gạch ra vài đầu dòng để nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước.
Chính trị là “nghệ thuật của những điều có thể”. Có rất nhiều điều chúng ta muốn làm cho đất nước nhưng chúng ta không có quyền. Có rất nhiều điều có thể ông Dũng cũng muốn làm, nhưng thế và lực cũng không cho phép. Với năng lực của cá nhân Thủ tướng và đội ngũ cố vấn hiện thời, Chính phủ chưa nên ban hành chính sách gì mới. Việc đầu tiên, trong phạm vi quyền Hiến định của mình, Chính phủ nên sắp xếp lại các cơ quan chính phủ theo hướng tách bạch chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.
Năm 2006, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một trạng thái tinh thần lãng mạn, đã lập ra một nhóm nghiên cứu giúp ông Nguyễn Thiện Nhân cải cách giáo dục. Khi đó, tôi đề nghị, ông Nhân thay vì đưa ra chính sách, trước hết phải sắp xếp lại bộ máy của Bộ Giáo dục theo hướng: lập các vụ, chỉ tham mưu chính sách cho bộ trưởng; lập các cục, chỉ thi hành hành chính công vụ. Không thể đòi hỏi các vụ của ông giảm bớt các thủ tục và thôi can thiệp vào công việc của các nhà trường khi chính họ là người hưởng lợi từ việc duy trì những thủ tục không cần thiết ấy. Nhưng, thay vì thao tác như một bộ trưởng ông Nhân đã làm phong trào “hai không” như một cán bộ đoàn.Khi đã tách bạch hai chức năng này thì chỉ rất ít bộ còn các cục vì chức năng hành chính công vụ sẽ được giao cho địa phương. Bộ trưởng chỉ làm vai trò chủ yếu là hành pháp chính trị. Mỗi bộ có thể sẽ có một ông thứ trưởng chuyên nghiệp, một nhà kỹ trị đúng nghĩa, trông coi phần hành chánh công vụ thuộc ngành mình và chỉ ra tay khi có một cấp nào đó hiểu sai chính sách và chỉ hướng dẫn lại để các địa phương hiểu đúng về thủ tục và chính sách.
Tách bạch như vậy, chính phủ chỉ còn quan tâm tới việc hình thành những hành lang pháp lý sao cho người dân dễ thở, kinh tế phát triển: sáp nhập Thủ đô thì không nghĩ đến các dự án đất đai của đàn em; bãi bỏ thi cử thì không sợ mất khoản phần trăm từ việc in ấn đề thi… Những người chạy chức bộ trưởng sẽ không dám bỏ tiền triệu ra vì mai mốt không thể bán giấy phép mà thu hồi vốn. Và, Hà Nội đất chật sẽ không còn tấp nập xe cộ vào những khi lễ, tết vì chẳng ai còn có nhu cầu biếu quà.
Việc thứ hai, nhân sửa đổi Hiến pháp, nên áp dụng chế độ đa sở hữu đối với đất đai. Đây là một vấn đề mà khi soạn thảo Hiến pháp 1992, Chính phủ Võ Văn Kiệt đã muốn làm nhưng điều kiện chính trị chưa chín muồi như bây giờ. Chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân chỉ mới được đưa vào Hiến pháp 1980 trong một hoàn cảnh mà ngay chính những người soạn thảo cũng không hiểu hết hệ lụy của nó. Khi trình dự thảo hiến pháp 1980, Chủ tịch Ủy Ban sửa đổi Hiến pháp Trường Chinh đề nghị áp dụng 5 hình thức sở hữu đối với đất đai. Nhưng, khi họp Trung ương, Tổng Bí thư Lê Duẩn có một bài phát biểu riêng về việc lấy tư tưởng “làm chủ tập thể” làm trung tâm. Sau khi phân tích “đạo lý của việc áp dụng phương thức sở hữu toàn dân đối với đất đai”, ông Lê Duẩn cho rằng tinh thần của Hiến pháp 1980 phải dựa trên ba yếu tố: làm chủ tập thể, chuyên chính vô sản và sở hữu toàn dân. Cả chuyên chính vô sản và làm chủ tập thể đã gãy và cái kiềng ba chân ấy chỉ còn cái chân sở hữu toàn dân cà nhắc.
Không chỉ lỗi thời về mặt lý luận, việc không tách bạch các hình thức sở hữu đất công, đất tư đã dẫn đến sự lúng túng trong việc ban hành các chính sách liên quan đến thuế và thu tiền sử dụng đất. Việc các chính quyền địa phương bị thao túng bởi các doanh nghiệp, tiếp tay cho họ cướp đất, đang là mầm mống của những vụ gây bất ổn về chính trị. Có lẽ chính quyền cũng nên biết xấu hổ khi người dân ở các vùng đất chống Mỹ như Bến Tre, Long An… giờ đây khi bị mất đất thay vì cậy đến chính quyền mà họ đã đổ máu để lập nên đã phải khăn gói đến cầu xin trợ giúp trước các cơ quan ngoại giao của Mỹ.
Có một việc mà cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải đều chưa làm được là cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tiến tới dẹp bỏ kinh tế quốc doanh. Nhu cầu để quốc doanh “chết” xuất hiện từ cuối năm 1989 khi Chính phủ Đỗ Mười chống lạm phát thành công bằng cách áp dụng lãi suất tín dụng theo nguyên tắc kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh. Chính sách này đã làm cho nền kinh tế mạnh lên nhưng đồng thời đã đặt các doanh nghiệp quốc doanh trước nguy cơ phá sản. Ông Mười bị Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phê phán đã định quay lại chính sách bao cấp nhưng, trước sự can gián của những nhà cố vấn dũng cảm như Đào Xuân Sâm, Trần Đức Nguyên, Lê Đức Thúy, Nguyễn Văn Nam… ông đã chỉ lùi một bước: ném cái phao tín dụng để cứu quốc doanh. Kinh tế quốc doanh vì thế đã tiếp tục được bú bầu sữa từ độc quyền khai thác tài nguyên, độc quyền các thương quyền, đến được ưu đãi hơn về tín dụng.
Việt Nam, xét về bản chất, không còn là một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình: Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo.
Năm 2005, năm trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu; Trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất.
Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như “Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo”, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được.
Viết đến đây thì nhận được tin tòa y án đối với Cù Huy Hà Vũ. Như vậy, không chỉ những người giúp việc viết diễn văn, các cố vấn chính trị của Thủ tướng cũng vẫn mang những tư duy cũ. Tiểu khí vẫn bị đánh thức. Thay vì, sau những nỗ lực sinh tử để thâu tóm quyền hành, bậc anh hùng phải bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách mở lòng đại xá. Hy vọng, sau khi Quốc hội phê chuẩn nội các, Thủ tướng sẽ có những người giúp việc hiểu được vai trò lịch sử của ông hơn.,.
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011
KHÚC KHÔNG ĐỀ
Từ sớm, Hà Nội mưa rả rích, 11h00 cơn mưa to ào ào đổ tới.
Lòng người quanh khu vực Tòa án nhân dân tối cao thì không cần trời mưa họ đã ướt lệ lâu rồi. Rất nhiều người đã đến đây, không cần thống kê chắc ai cũng hiểu rằng trong mỗi người đến đây, họ đều mang trong trái tim mình tình người và tình yêu công lý.
Bên cạnh những dân thường lương thiện ấy, một lực lượng đông gấp nhiều lần đó là An ninh - Công an - Trật tự. Hà Nội chắc chưa đủ quân số đảm bảo an ninh bảo vệ phiên tòa hôm nay, còn rất nhiều xe đặc chủng của các địa phương khác được điều động.
Những người thân của bị cáo, bị xô đẩy, họ phải ngồi nơi vỉa hè, ngã tư. Nhưng vô tình, chính vì sự xua đuổi đó, đã làm cho biết bao người còn thờ ơ hay cam chịu biết rằng trong kia, phòng xử án đang xét sử Cù Huy Hà Vũ.
Những bông hoa, thay lời cho tình yêu con người, tình yêu cuộc sống!
Vậy là, tôi một khách qua đường, đã phải trăn trở để được hiểu thêm rằng tại sao chúng ta lại phải thương yêu đồng bào đến vậy, khi mà còn bao nhiêu điều oan ức trong cuộc sống này. Tôi cũng tự hỏi tại sao họ lại phải đàn áp vậy cho một phiên tòa?
Chỉ cần một hình ảnh này thôi, chúng ta sẽ hiểu khái niệm "Phiên tòa công khai" sử Cù Huy Hà Vũ là công khai như thế nào?!
Cơm mưa đã ngớt rồi, quan tòa chưa tuyên cáo, một buổi chiều hy vọng. Cùng nguyện cầu cho công lý và sự thật được sáng soi. Cầu cho những mảnh đời oan khuất được trả lại công bằng.
Cầu cho anh được đoàn tụ!
Lòng người quanh khu vực Tòa án nhân dân tối cao thì không cần trời mưa họ đã ướt lệ lâu rồi. Rất nhiều người đã đến đây, không cần thống kê chắc ai cũng hiểu rằng trong mỗi người đến đây, họ đều mang trong trái tim mình tình người và tình yêu công lý.
Bên cạnh những dân thường lương thiện ấy, một lực lượng đông gấp nhiều lần đó là An ninh - Công an - Trật tự. Hà Nội chắc chưa đủ quân số đảm bảo an ninh bảo vệ phiên tòa hôm nay, còn rất nhiều xe đặc chủng của các địa phương khác được điều động.
Những người thân của bị cáo, bị xô đẩy, họ phải ngồi nơi vỉa hè, ngã tư. Nhưng vô tình, chính vì sự xua đuổi đó, đã làm cho biết bao người còn thờ ơ hay cam chịu biết rằng trong kia, phòng xử án đang xét sử Cù Huy Hà Vũ.
Những bông hoa, thay lời cho tình yêu con người, tình yêu cuộc sống!
Vậy là, tôi một khách qua đường, đã phải trăn trở để được hiểu thêm rằng tại sao chúng ta lại phải thương yêu đồng bào đến vậy, khi mà còn bao nhiêu điều oan ức trong cuộc sống này. Tôi cũng tự hỏi tại sao họ lại phải đàn áp vậy cho một phiên tòa?
Chỉ cần một hình ảnh này thôi, chúng ta sẽ hiểu khái niệm "Phiên tòa công khai" sử Cù Huy Hà Vũ là công khai như thế nào?!
Cơm mưa đã ngớt rồi, quan tòa chưa tuyên cáo, một buổi chiều hy vọng. Cùng nguyện cầu cho công lý và sự thật được sáng soi. Cầu cho những mảnh đời oan khuất được trả lại công bằng.
Cầu cho anh được đoàn tụ!
ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG
Lời xưa!
Chánh sứ khí phách của Đại Việt ta cách đây ngót 400 năm, Thám Hoa Giang Văn Minh, trong chuyến đi sứ, khi vua nhà Minh (Chu Do Kiểm) đã thử ra cho Giang Văn Minh một vế đối như sau:
Cột đồng nay rêu đã bám xanh!
(Đồng trụ chí kim đài dĩ lục)
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ!
(Đằng giang tự cổ huyết do hồng!)
Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Nay
Tháng 6 mùa hè năm Tân Mão, dân Việt lại xuống đường nhắc nhở Tàu ô nhớ lại sử xưa mà đừng lăm le thôn tính biển đông của Đại Việt.
Lời bình!
Chữ Trí: nghĩa là tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn, cách ứng xử văn hoá lớn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn…
Chữ Dũng: nghĩa là dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ sứ thần. Lịch sử còn ghi lại biết bao tên tuổi dũng khí: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, các sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh...
Trí - Dũng dân Đại Việt muôn đời thịnh!
Chánh sứ khí phách của Đại Việt ta cách đây ngót 400 năm, Thám Hoa Giang Văn Minh, trong chuyến đi sứ, khi vua nhà Minh (Chu Do Kiểm) đã thử ra cho Giang Văn Minh một vế đối như sau:
Cột đồng nay rêu đã bám xanh!
(Đồng trụ chí kim đài dĩ lục)
Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:
Sông Đằng từ lâu máu vẫn đỏ!
(Đằng giang tự cổ huyết do hồng!)
Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Nay
Tháng 6 mùa hè năm Tân Mão, dân Việt lại xuống đường nhắc nhở Tàu ô nhớ lại sử xưa mà đừng lăm le thôn tính biển đông của Đại Việt.
Lời bình!
Chữ Trí: nghĩa là tài năng văn hoá sâu rộng tiêu biểu cho nền văn hiến của quốc gia. Lịch sử còn ghi lại lý lẽ đấu tranh của trạng nguyên Lê Văn Thịnh, tài ứng đối của trung nguyên Mạc Đĩnh Chi, tài biện luận của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hãng, Hồ Phi Tích, Nguyễn Công Nhuận học vấn uyên bác, lịch lãm Lê Quý Đôn, cách ứng xử văn hoá lớn của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Đoàn Nguyên Tuấn…
Chữ Dũng: nghĩa là dũng khí, can đảm, bất khuất, không sợ chết trước mặt đối phương, không sợ gian khổ khi đi làm nhiệm vụ sứ thần. Lịch sử còn ghi lại biết bao tên tuổi dũng khí: Kiều Văn Ứng vâng lệnh Lý Thường Kiệt sang trại giặc bàn với Quách Quỳ, các sứ thần đời Trần đi sứ quân Nguyên trong 3 lần chiến tranh là coi như đi vào cái chết nhưng tất cả đều vâng mệnh vua. Đỗ Khắc Chung xung phong vào trại Ô Mã Nhi xin hoãn binh...
Trí - Dũng dân Đại Việt muôn đời thịnh!
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011
Chết...... Cười với cụ TranNhuong
CHÂN DUNG NHÀ THƠ TRẦN NHƯƠNG
Đào Quang Thép
Chống Mỹ ông ở Trường Sơn
Ngự trong hang đá, sướng hơn nhà lầu
Lính ăn măng nứa, măng vầu
Ông xài đồ hộp, chè Tầu, lương khô
Hết vẽ tranh lại làm thơ
Bao nhiêu người mẫu mộng mơ ông xài
Về hưu ông mở website
Ông tung lên mạng những bài giật gân
Blogger đủ thành phần
Người mẫu cũ mới chen chân lách vào
Món ngon hải vị sơn hào
Thương ông trên bảo… dưới nào có nghe !
Tranh Trần Nhương
70 NĂM TRE VẪN…CỨNG, DÀI
Vũ Hiển
Tặng Trần Lão gia
Bẩy mươi vẫn “ cứng ”, vẫn… dài
Cây tre trăm đốt khó ai sánh bằng
Giữa đời cứ đứng thẳng băng
Khi cứng, lúc dẻo ai bằng… Trần Nhương
Lá xanh che rợp nẻo đường
Gai sắc xé toạc những phường tà ma
Thân tre vẫn óng nuột nà
Lên lên xuỗng xuống vào ra… suốt ngày!
Khối E… khoái cụm Tre này
Cứng - Dài - Dai - Dẻo sánh tày… chi chi ???...
HP. 23-3-2010
KHÚC ĐƯA TIỄN HÀ TÂY - Phan Việt Long
Ngày này cách đây 3 năm đúng ngày 1-7 tháng Ngâu, lại có nhật thực, lại có cơn mưa kì lạ. Trên con đường số 6 đoạn phân ranh giới Hà Nội - Hà Tây vào giờ Tý họ hạ gục tấm biển phân chia ranh giới. Và thế là một vùng văn hóa xứ Đoài đã thành thiên cổ. Để tưởng nhớ Hà Tây, mời bà con đọc bài văn tế rất hay này để chúng ta cùng nhớ về Hà Tây yêu quý...
Hỡi ơi!
Thế cục xoay vần càn khôn dời đổi, bước thịnh suy dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam Bắc Tây Đông, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao phen sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ thế với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo giạt mây tan, một Quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ tỉnh xưa!
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía bắc, thánh Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một rẻo Tây Nam, mây nước miên man, Hương Tích mở một trời Phật pháp.
Dòng Đà giang độc lưu lên phương Bắc, sông Tích hiền luôn chảy xuống miền nam.
Dòng Đáy trong kết bạn với Nhuệ giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yên mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón ba tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ tròn mọng căng muôn điều ước.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thành hiền, nhận liền anh chùa Trăm gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai xây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đông Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất chốn cửu trùng.
Tiếng đàn bay giữa đại lộ mênh mông, nhịp phách tiên nâng hồn người lên cội.
Dòng Nhị Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi tự nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.
Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Sáo diều ai tha thiết giữa từng không, hay khúc hát quần tiên ngày khánh hội
Đất Đường Lâm bàn tay ai đắp đổi, đá ong thay ngôi vị của hai vua.
Dòng sữa nào nuôi dưỡng tự ngàn xưa , phủ Thường Tín sinh 63 tiến sĩ,
Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thuở vẫn anh linh
Thiên địa tinh minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái.
Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông
Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo miền Chợ Cháy.
Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông.
Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu hương sắc về khung thêu Quất Động.
Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong.
Muôn thần linh Nam Bắc Tây Đông, thợ Sơn Đồng gọi về từ gỗ đá.
Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dài bay hương sắc Việt Nam.
Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành điệu huyền vĩnh cửu.
Mộc Chàng Sơn đem phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng.
Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt gom từ Phùng Xá.
Con ốc nào mang trời mây biển cả, thổi hồn vào đồ khảm làng chuyên.
Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhân cho muôn loài muông thú.
Giang sơn quyến rũ
Nhân vật tài hoa
Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ đô mang thân làm cửa ngõ.
Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường Sơn in dấu đất quê hương.
Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn nắm tay nhau hát bài ca vệ quốc.
Bỏ lại sau mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ quốc quang vinh.
Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, sá chi thân vùi sâu ba thước đất.
Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do.
Hòa bình ư, lại hát khúc đưa đò, lái thuyền đời vào giữa dòng đổi mới.
Đất ông cha ông đã bao lần đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang.
Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát.
Dù thôn hương không còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường.
Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương
Luôn đấy ắp dù vơi đầy sức sống.
Than ôi!
Núi vẫn cao, trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây !
Đông còn đây, Đoài vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội.
Cô gái quê dịu hiền nơi bến đợi đã sang sông xao xuyến một chuyến đò.
Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người họa hay phúc.
Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay ké ghế ngồi chơi.
Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản.
Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu còn không khi biến ngõ thành nhà.
Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng.
Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo.
Ai bảo rằng kể cả chẳng reo neo, khi chứng kiến người giầu kia cũng khóc.
Nhưng thôi thôi!
Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công.
Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ đô không nhờ cậy.
Sông Hồng dữ có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh.
Chùa Một Cột như một đóa sen hồng được hái về từ Phật đài Hương Tích
Dáng ai đi trong ngàn năm thanh lịch , tà áo nào không phải lụa Hà Đông.
Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa Lạc.
Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng.
Tới Thủ đô có thủy bộ đôi bên dắt hồn vào bao miền hương sắc
Đáo giang tùy khúc, luôn nhớ câu Hữu xạ tự nhiên hương.
Nhất phẩm thiên lương từng ghi dạ Phúc đức tòng tại mẫu.
Đem thân về cùng Thủ đô yêu dấu cũng tự hào hộ đối môn đăng
Bỏ lại sau một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt.
Hà Tây ơi ! Đưa người về một miền kí ức, nghe vẫn còn Bóng chiếc thoi đưa
Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ sông Tích, sông Đà giăng lụa
Nguyễn Khắc Hiếu như còn ngồi đâu đó, gom Tản Đà sông núi thành tên.
Ức Trai xưa vẫn sừng sững uy nghiêm, cõi tâm thượng như sao Khuê buổi sớm.
Cánh hạc trắng bay vào miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây.
Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ.
Tiễn người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình đời bát ngát một trời thương.
Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, dựng tượng đài trong trập trùng bể nhớ.
Dù ở đâu giữa đất trời muôn thuở.
Xin Người về chứng giám Hà Tây ơi !
Thượng hưởng!
- Nguồn Trannhuong.com -
Hỡi ơi!
Thế cục xoay vần càn khôn dời đổi, bước thịnh suy dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam Bắc Tây Đông, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.
Đã từng trải bao phen sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ thế với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo giạt mây tan, một Quyết định tiễn về miền ký ức.
Nhớ tỉnh xưa!
Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía bắc, thánh Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một rẻo Tây Nam, mây nước miên man, Hương Tích mở một trời Phật pháp.
Dòng Đà giang độc lưu lên phương Bắc, sông Tích hiền luôn chảy xuống miền nam.
Dòng Đáy trong kết bạn với Nhuệ giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.
Suối Yên mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón ba tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ tròn mọng căng muôn điều ước.
Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thành hiền, nhận liền anh chùa Trăm gian linh ứng.
Trúc Lâm môn bàn tay ai xây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.
Đền Đông Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất chốn cửu trùng.
Tiếng đàn bay giữa đại lộ mênh mông, nhịp phách tiên nâng hồn người lên cội.
Dòng Nhị Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi tự nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.
Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Sáo diều ai tha thiết giữa từng không, hay khúc hát quần tiên ngày khánh hội
Đất Đường Lâm bàn tay ai đắp đổi, đá ong thay ngôi vị của hai vua.
Dòng sữa nào nuôi dưỡng tự ngàn xưa , phủ Thường Tín sinh 63 tiến sĩ,
Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thuở vẫn anh linh
Thiên địa tinh minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái.
Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông
Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo miền Chợ Cháy.
Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông.
Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu hương sắc về khung thêu Quất Động.
Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong.
Muôn thần linh Nam Bắc Tây Đông, thợ Sơn Đồng gọi về từ gỗ đá.
Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dài bay hương sắc Việt Nam.
Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành điệu huyền vĩnh cửu.
Mộc Chàng Sơn đem phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng.
Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt gom từ Phùng Xá.
Con ốc nào mang trời mây biển cả, thổi hồn vào đồ khảm làng chuyên.
Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhân cho muôn loài muông thú.
Giang sơn quyến rũ
Nhân vật tài hoa
Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ đô mang thân làm cửa ngõ.
Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường Sơn in dấu đất quê hương.
Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn nắm tay nhau hát bài ca vệ quốc.
Bỏ lại sau mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ quốc quang vinh.
Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, sá chi thân vùi sâu ba thước đất.
Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do.
Hòa bình ư, lại hát khúc đưa đò, lái thuyền đời vào giữa dòng đổi mới.
Đất ông cha ông đã bao lần đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang.
Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát.
Dù thôn hương không còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường.
Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương
Luôn đấy ắp dù vơi đầy sức sống.
Than ôi!
Núi vẫn cao, trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây !
Đông còn đây, Đoài vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội.
Cô gái quê dịu hiền nơi bến đợi đã sang sông xao xuyến một chuyến đò.
Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người họa hay phúc.
Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay ké ghế ngồi chơi.
Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản.
Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu còn không khi biến ngõ thành nhà.
Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng.
Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo.
Ai bảo rằng kể cả chẳng reo neo, khi chứng kiến người giầu kia cũng khóc.
Nhưng thôi thôi!
Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công.
Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ đô không nhờ cậy.
Sông Hồng dữ có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh.
Chùa Một Cột như một đóa sen hồng được hái về từ Phật đài Hương Tích
Dáng ai đi trong ngàn năm thanh lịch , tà áo nào không phải lụa Hà Đông.
Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa Lạc.
Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng.
Tới Thủ đô có thủy bộ đôi bên dắt hồn vào bao miền hương sắc
Đáo giang tùy khúc, luôn nhớ câu Hữu xạ tự nhiên hương.
Nhất phẩm thiên lương từng ghi dạ Phúc đức tòng tại mẫu.
Đem thân về cùng Thủ đô yêu dấu cũng tự hào hộ đối môn đăng
Bỏ lại sau một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt.
Hà Tây ơi ! Đưa người về một miền kí ức, nghe vẫn còn Bóng chiếc thoi đưa
Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ sông Tích, sông Đà giăng lụa
Nguyễn Khắc Hiếu như còn ngồi đâu đó, gom Tản Đà sông núi thành tên.
Ức Trai xưa vẫn sừng sững uy nghiêm, cõi tâm thượng như sao Khuê buổi sớm.
Cánh hạc trắng bay vào miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây.
Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ.
Tiễn người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình đời bát ngát một trời thương.
Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, dựng tượng đài trong trập trùng bể nhớ.
Dù ở đâu giữa đất trời muôn thuở.
Xin Người về chứng giám Hà Tây ơi !
Thượng hưởng!
- Nguồn Trannhuong.com -
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và ảnh đẹp!
Trả lời pv báo Tuổi trẻ, khi nói về tình trạng có hàng ngàn điểm không môn lịch sử ở kì thi đại học vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích:
“Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã viết:
“Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.
“Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã viết:
“Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
CHIỀU CHỦ NHẬT THẮM ĐẮM TÌNH NGƯỜI 31.07
Chiều nay, tại 36 phố Điện Biên Phủ, trong một không gian cà phê ấm áp, mặc dù mưa giong bão rả rích, nhưng nơi đây đã hội tụ bao nhiêu con người thân thương, bao tấm lòng hừng hực khí phách yêu nước. Không có ai giống ai, không lời hiệu triệu, nhưng tất cả gặp nhau tại một điểm chung, là lòng yêu nước đang bùng cháy nơi con tim họ.
Một nghệ sỹ già, ông, chỉ cuộc đời ông thôi đã là một câu chuyện sống động hùng hồn mà ai nghe - biết cũng phải thán phục và kính trọng. Bản thân ông là người gốc Tràng An hào hoa - thanh lịch, khi ông đang tuổi xuân xanh ông là một người chống tham nhũng tiêu biểu. Nhưng cuộc đời ai đo hết chữ ngờ, từ người chống điều xấu, ông đã bị bắt bị làm đến trắng tay bởi thời của "nén bạc ném toác tờ giấy". Ông hiện nay ở thuê ở phố chợ Gạo, một thân già cô đơn. Nhưng ông đã nhiều lần bắt nhịp cho các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông trong tháng 6 và tháng 7 năm 2011 này.
Từ bắt nhịp cho Nguyễn Văn Phương đọc tuyên cáo yêu nước hào hùng trước cửa nhà hát lớn ngày 03/07/2011. Đến hôm nay, ông lại đến hòa cùng tiếng nhạc lời ca với bạn bè yêu nước tại nơi đây.
Cháu gái ơi, hãy sống thật hạnh phúc và trẻ trung trong tình yêu cuộc sống, ông sẽ kéo đàn cho cuộc đời thêm đẹp!
Và hai ông cháu say sưa trong bài hát lên đàng!
Các bạn hãy cứ bàn về biểu tình và yêu nước, hãy ngập tràn trong hạnh phúc được sẻ chia tình yêu của mình, tôi đang đặt từng nốt nhạc cho lời yêu nước đó ngân vang, bay xa và vĩnh cửu!
Chia tay rồi, bùi ngùi ghê, cứ làm như là ra chiến tuyến vậy. Chí Tuyến - Kim Tiến - Cháu HS cấp 3 không nhớ tên - Mềnh!
Lại còn được chép lời mấy bài hát của Bác Tạ Trí Hải "thay lời", mời ai quan tâm học thuộc để hôm nào có điều kiện hát cùng bà con xuống đường.
Lên Đàng – Lưu hữu Phước
Cải lời: Tạ trí Hải – Nghệ sĩ Violin tự do.
Nào dân Nam ơi cùng nhau xông lên chống Tàu chiếm Việt Nam ta.
Nước Việt ngàn đời Bắc kinh lăm le xâm chiếm, đồng hóa dân Việt.
Hoàng sa – Trường sa giờ đây Bắc kinh xâm lược chiếm làm của riêng.
Toàn dân Nam phẫn nộ.
Toàn dân Nam xuống đường
Cùng liên kết chống Tàu.
Tiến quân ca
Cải lời: Tạ trí Hải – Nghệ sĩ Violin tự do. “Xin cố nhạc sỹ Văn cao lượng thứ”
Đoàn quân tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân thù lê thê trên đường Việt Nam.
Cờ đỏ thắm rách nát như rê váy, đứa nào sang không chết cũng phù chân.
Ngàn năm cha ông ta chống quân Tàu với oai hùng lịch sử.
Lý thường Kiệt, Trần hưng Đạo, Quang Trung, Bà Trưng vang lẫy lừng.
Một nghệ sỹ già, ông, chỉ cuộc đời ông thôi đã là một câu chuyện sống động hùng hồn mà ai nghe - biết cũng phải thán phục và kính trọng. Bản thân ông là người gốc Tràng An hào hoa - thanh lịch, khi ông đang tuổi xuân xanh ông là một người chống tham nhũng tiêu biểu. Nhưng cuộc đời ai đo hết chữ ngờ, từ người chống điều xấu, ông đã bị bắt bị làm đến trắng tay bởi thời của "nén bạc ném toác tờ giấy". Ông hiện nay ở thuê ở phố chợ Gạo, một thân già cô đơn. Nhưng ông đã nhiều lần bắt nhịp cho các cuộc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông trong tháng 6 và tháng 7 năm 2011 này.
Từ bắt nhịp cho Nguyễn Văn Phương đọc tuyên cáo yêu nước hào hùng trước cửa nhà hát lớn ngày 03/07/2011. Đến hôm nay, ông lại đến hòa cùng tiếng nhạc lời ca với bạn bè yêu nước tại nơi đây.
Cháu gái ơi, hãy sống thật hạnh phúc và trẻ trung trong tình yêu cuộc sống, ông sẽ kéo đàn cho cuộc đời thêm đẹp!
Và hai ông cháu say sưa trong bài hát lên đàng!
Các bạn hãy cứ bàn về biểu tình và yêu nước, hãy ngập tràn trong hạnh phúc được sẻ chia tình yêu của mình, tôi đang đặt từng nốt nhạc cho lời yêu nước đó ngân vang, bay xa và vĩnh cửu!
Chia tay rồi, bùi ngùi ghê, cứ làm như là ra chiến tuyến vậy. Chí Tuyến - Kim Tiến - Cháu HS cấp 3 không nhớ tên - Mềnh!
Lại còn được chép lời mấy bài hát của Bác Tạ Trí Hải "thay lời", mời ai quan tâm học thuộc để hôm nào có điều kiện hát cùng bà con xuống đường.
Lên Đàng – Lưu hữu Phước
Cải lời: Tạ trí Hải – Nghệ sĩ Violin tự do.
Nào dân Nam ơi cùng nhau xông lên chống Tàu chiếm Việt Nam ta.
Nước Việt ngàn đời Bắc kinh lăm le xâm chiếm, đồng hóa dân Việt.
Hoàng sa – Trường sa giờ đây Bắc kinh xâm lược chiếm làm của riêng.
Toàn dân Nam phẫn nộ.
Toàn dân Nam xuống đường
Cùng liên kết chống Tàu.
Tiến quân ca
Cải lời: Tạ trí Hải – Nghệ sĩ Violin tự do. “Xin cố nhạc sỹ Văn cao lượng thứ”
Đoàn quân tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân thù lê thê trên đường Việt Nam.
Cờ đỏ thắm rách nát như rê váy, đứa nào sang không chết cũng phù chân.
Ngàn năm cha ông ta chống quân Tàu với oai hùng lịch sử.
Lý thường Kiệt, Trần hưng Đạo, Quang Trung, Bà Trưng vang lẫy lừng.
ÔNG SÁU DÂN - VÕ VĂN KIỆT
"Mỗi người có cách hành động và thể hiện lòng yêu nước khác nhau, tùy theo hoàn cảnh và chỗ đứng của mỗi người trong xã hội!"
"Tổ quốc không phải của riêng người cộng sản, cũng không phải của riêng tôn phái nào, mà là cội nguồn cảm thông và gắn bó chặt chẽ đại đoàn kết dân tộc!"
NHỮNG VÌ SAO (1) - ALPHONSE DAUDET
Trong thời gian tôi chăn cừu trên miền núi Luberon (2), có khi suốt mấy tuần lễ liên tiếp tôi không trông thấy một bóng người, chỉ một mình tôi thui thủi trên cánh đồng cỏ với con chó Labri và đàn cừu của tôi. Thỉnh thoảng có vị tu sĩ sống ẩn dật ở núi Ure đi ngang qua đây để tìm kiếm dược thảo hoặc là tôi trông thấy bộ mặt lọ lem dính đầy bụi than của người thợ phu mỏ xứ Piémont, nhưng họ là những người chất phác, khuôn mặt lầm lì vì quen sống lâu ngày trong cảnh cô đơn, không còn hứng thú trò chuyện và chẳng biết gì về những chuyện trong làng ngoài tỉnh mà người ta đang bàn tán ở dưới đó. Vì thế, cứ khoảng mười lăm ngày, khi tôi nghe tiếng lục lạc từ con đường mòn dưới núi đi lên của con la ở nông trại mang lương thực nửa tháng cho tôi, rồi tôi thấy xuất hiện dần dần trên sườn dốc bộ mặt tươi vui của thằng bé miarro (thằng nhỏ giúp việc ở trại) hay chiếc khăn trùm màu hung đỏ của thím già Norade, là tôi cảm thấy trong lòng thật sung sướng vô cùng. Tôi yêu cầu họ kể cho nghe những chuyện xảy ra ở dưới đồng bằng, những buổi lễ rửa tội, những đám cưới hỏi… Nhưng điều mà tôi chú ý và thích nghe hơn cả là biết tin tức về cô con gái cưng của ông bà chủ trại, vị tiểu thư Stéphanette, thiếu nữ xinh đẹp nhất trong toàn vùng. Cố làm ra vẻ như không mấy quan tâm, tôi hỏi thăm xem nàng có hay đi dự nhiều dạ tiệc không, có nhiều chàng trai ngấp nghé tán tỉnh không. Và nếu có ai hỏi tôi muốn biết những chuyện ấy có ích lợi gì cho cái thân phận nghèo hèn của một tên chăn cừu miền núi như tôi, thì tôi sẽ trả lời rằng tôi đang tuổi hai mươi và đối với tôi nàng Stéphanette là người thiếu nữ đẹp nhất trần gian.
Thế rồi, một hôm chủ nhật nọ, tôi cũng chờ đợi chuyến tiếp tế lương thực cho nửa tháng, nhưng sao lần này nó tới muộn quá. Từ buổi sáng, tôi nghĩ bụng : “Có lẽ vì lễ lớn ở nhà thờ đây thôi.” Rồi đến trưa, một trận mưa giông lớn đổ xuống, tôi lại cho rằng vì đường trơn ướt lầy lội, con la chưa thể lên đường được. Mãi cho đến khoảng ba giờ chiều, trời quang mây tạnh, sườn núi lấp lánh nước mưa và ánh sáng mặt trời, tôi bỗng nghe được giữa tiếng nước nhỏ giọt róc rách trên cành lá và tiếng suối reo do nước lũ dâng trào, tiếng lục lạc leng keng của con la, nghe thật là vui tươi rộn ràng chẳng khác gì tiếng chuông nhà thờ đổ hồi trong ngày lễ Phục sinh cả. Nhưng không phải thằng nhỏ ở nông trại, cũng chẳng phải thím già Norade ngồi trên lưng lừa như mọi khi. Mà là… xin bạn thử đoán xem ai ? Chính là vị tiểu thư trại nhà, bạn ạ ! Đúng vậy, vị tiểu thư Stéphanette đích thân đến. Nàng ngồi ngay ngắn trên mình la giữa những chiếc giỏ mây, đôi má ửng hồng vì khí trời của núi và làn gió mát sau trận mưa giông vừa qua.
Thằng nhỏ bị bệnh, còn thím già Norade thì xin nghỉ phép về thăm con. Nàng Stéphanette xinh đẹp vừa từ trên mình la tụt xuống vừa nói cho tôi biết như vậy. Nàng còn nói thêm vì lạc đường cho nên đã đến trễ. Nhưng trông nàng ăn mặc đẹp đẽ như thế kia, trên đầu kết băng hoa và vận chiếc váy lộng lẫy có thêu đăng ten, tôi thấy cô nàng có vẻ như đã nấn ná ham vui trong một cuộc khiêu vũ nào đó hơn là đã dò dẫm tìm đường trong các bụi rậm. Ôi, người đâu mà xinh đẹp lạ thường ! Tôi say đắm nhìn nàng mà không muốn rời mắt. Thật tình mà nói tôi chưa bao giờ có dịp được nhìn ngắm nàng ở gần như thế. Về mùa đông, sau khi đã lùa đàn cừu xuống đồng bằng, tôi về nông trại để dùng cơm tối, thỉnh thoảng tôi thấy nàng đi thoăn thoắt ngang qua phòng ăn của chúng tôi, nhưng chẳng mấy khi nàng nói chuyện với kẻ ăn người ở, luôn luôn trang điểm đẹp đẽ và có vẻ hơi kiêu kỳ một chút… Thế mà bây giờ tôi lại diễm phúc có nàng đứng ngay trước mặt tôi, và chỉ có mình tôi thôi, như vậy thì bảo làm sao tôi không bối rối cho được ?
Sau khi lấy hết lương thực từ trong các giỏ ra, cô nàng bắt đầu tò mò đưa mắt nhìn chung quanh. Nàng vén nhẹ chiếc váy đẹp cho khỏi lấm, bước vào phía bên trong lán, muốn xem chỗ tôi ngủ, chiếc ổ rơm với tấm áo da cừu, cái áo choàng rộng treo trên vách, chiếc gậy, cây súng đá… Tất cả những thứ ấy có vẻ làm cho nàng ngạc nhiên thích thú.
- Thì ra anh ngủ ở đây à, anh mục đồng tội nghiệp của tôi ! Sống một mình như thế này thì chắc là buồn lắm nhỉ ? Hàng ngày anh làm gì ? Anh nghĩ gì ?
Tôi rất muốn trả lời : “Nghĩ đến cô, cô chủ ạ.” Phải nói như thế mới trung thực với lòng mình, nhưng vì bối rối quá nên tôi không nghĩ ra được một lời nói nào. Tôi tin chắc rằng nàng cũng nhận thấy sự bối rối của tôi, nhưng cô nàng tinh nghịch lại lấy đó làm thích thú và cố tình trêu chọc để làm cho tôi càng thêm bối rối :
- Mục đồng ơi, thế cô bạn gái thân thiết của anh có thỉnh thoảng lên đây thăm anh không ? Cô ấy chắc hẳn là con dê cái có bộ lông vàng hay nàng tiên Estérelle chỉ quen nhảy nhót trên các đỉnh núi thôi nhỉ?
Trong lúc nói chuyện với tôi, chính cô nàng mới có dáng điệu giống như nàng tiên Estérelle, với nụ cười duyên dáng, đầu hơi ngả ra đàng sau và vẻ vội vàng muốn ra về, làm cho cuộc thăm viếng ngắn ngủi của nàng không khác nào một sự xuất hiện bất ngờ.
- Thôi, chào tạm biệt mục đồng nhé.
- Xin chào tạm biệt cô chủ.
Thế là nàng đi mất, mang theo những chiếc giỏ không.
Khi nàng đã khuất dạng sau con đường dốc nhỏ, tôi tưởng chừng như những viên sỏi lăn lóc dưới móng chân la đang rơi từng viên một vào lòng tôi. Tôi còn nghe thấy trong lòng tiếng sỏi rơi như thế mãi cho đến lúc chiều tàn, không dám cử động, chỉ sợ làm tan vỡ giấc mơ đẹp của tôi. Chiều tối xuống dần, khi thung lũng bắt đầu ngả màu xanh lam và đàn súc vật kêu be be chen lấn nhau về chuồng, tôi bỗng nghe thấy tiếng ai gọi tôi từ phía dưới sườn núi, rồi tôi thấy vị tiểu thư của chúng ta xuất hiện, nhưng không còn vui tươi như lúc ban chiều mà run lập cập vì ướt, lạnh và sợ hãi. Có vẻ như là, khi xuống phía lưng chừng sườn núi, nàng đã gặp con suối Sorgue bị nước lũ tràn ngập sau trận mưa giông, và vì nàng muốn lội qua cho bằng được nên suýt bị chết đuối. Nghiệt một nỗi, đêm hôm tối tăm, vào giờ này không mong gì về nông trại được nữa, vì đi đường tắt thì nàng không thể một mình tìm ra lối về, còn tôi thì không thể bỏ đàn cừu mà đi được. Ý nghĩ phải ngủ lại qua đêm trên núi làm nàng rất băn khoăn, nét lo âu hiện rõ vì sợ ở nhà bố mẹ lo lắng. Tôi cố lựa lời để nói cho nàng yên tâm :
- Trời tháng bảy, đêm ngắn thôi, cô chủ à… Không sao đâu, cô nên chịu khó một chút cho qua đêm thôi.
Tôi vội vàng nhóm một ngọn lửa lớn để nàng hơ chân và hong khô bộ áo bị ướt sũng khi lội qua suối. Rồi tôi mang sữa tươi và pho mát đến cho nàng, nhưng cô bé đáng thương chẳng thiết gì đến chuyện sưởi ấm hay ăn uống gì cả. Nhìn thấy nàng nước mắt lưng tròng, tôi cũng muốn khóc theo với nàng.
Rồi màn đêm cũng xuống hẳn. Chỉ còn một chút ít vầng dương còn vương lại trên đỉnh núi cao và một làn hơi ánh sáng mong manh ở phía mặt trời lặn. Tôi muốn để nữ chủ nhân của tôi vào nằm nghỉ bên trong lán. Sau khi trải một tấm da cừu đẹp và mới tinh xuống lớp ổ rơm mới, tôi chúc nàng ngủ ngon, rồi bước ra ngồi ngoài hiên cửa… Xin có trời chứng giám cho tôi, mặc dầu ngọn lửa tình hừng hực bốc cháy trong lòng nhưng tôi không hề có một ý tưởng xấu xa nào, trong lòng tự cảm thấy rất hãnh diện khi nghĩ đến ở góc lán bên kia, ngay cạnh đàn cừu đang tò mò nhìn nàng ngủ, có cô con gái của ông bà chủ tôi – như một con cừu non quý báu nhất và trắng ngần nhất – đang nằm ngủ và được giao phó cho tôi canh gác. Chưa bao giờ tôi được nhìn ngắm bầu trời sâu thăm thẳm và các vì tinh tú rực sáng lấp lánh như đêm nay…
Bỗng tấm chấn song xịch mở và nàng Stéphanette xinh đẹp xuất hiện bước ra. Nàng không tài nào ngủ được vì đàn cừu cựa quậy khiến rơm rạ kêu sột soạt hoặc là chúng kêu be be trong lúc đang ngủ mê. Nàng thích ra ngồi cạnh đống lửa hơn. Thấy vậy, tôi liền khoác tấm da cừu của tôi lên vai nàng, khêu to ngọn lửa, rồi hai chúng tôi ngồi bên cạnh nhau, im lặng không nói năng gì.
Nếu bạn đã từng ngủ qua đêm ngoài trời dưới trăng sao, chắc bạn cũng thừa biết rằng trong khi chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí đang bừng sống dậy trong thanh vắng và tĩnh mịch. Lúc ấy tiếng suối reo nghe như rõ hơn, những ao hồ thấy có những đốm lửa li ti nhen nhúm lên. Những thần linh của núi rừng đi lại tự do, và trong không gian có những tiếng sột soạt, những tiếng động rất khẻ, tưởng chừng như ta có thể nghe được một cành cây đang chuyển mình vươn dài ra và cỏ cây đang mọc thêm ra. Ban ngày là đời sống của các sinh vật, còn ban đêm là đời sống của các thực vật và sự vật. Nếu chưa quen với những tiếng động ban đêm, có khi làm cho ta sợ hãi… Thế nên vị tiểu thư của chúng ta, cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động dù là rất nhỏ, nàng cũng đã run sợ và lại nép sát vào người tôi. Có một lần, từ phía mặt ao hồ lấp lánh dưới kia, bỗng vọng lên một tiếng hú kéo dài não nuột, ngân vang uốn lượn về phía chúng tôi. Cũng vừa lúc đó một ngôi sao băng rực sáng xẹt qua trên đầu chúng tôi và bay về cùng một hướng, tựa như là tiếng than van mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồng ánh sáng vậy.
- Cái gì thế ? nàng Stéphanette khe khẽ hỏi tôi.
- Thưa cô, đó là một linh hồn vừa được lên thiên đàng. Nói xong tôi làm dấu thánh giá.
Nàng cũng làm dấu như tôi và ngửa cổ nhìn lên trời như thế một hồi lâu, vẻ mặt trầm ngâm. Rồi nàng quay lại hỏi tôi :
- Này mục đồng, có phải các anh đều là phù thủy cả không ?
- Thưa cô, không phải đâu ạ ! Nhưng vì ở đây chúng tôi sống gần trăng sao hơn những người dưới đồng bằng nên biết rõ hơn những sự việc xảy ra ở trên trời.
Nàng vẫn đưa mắt ngước lên nhìn bầu trời, đầu dựa vào lòng bàn tay, vai khoác tấm da cừu, trông cô nàng giống như một mục đồng của nhà trời vậy.
- Ồ, nhiều sao quá ! Thật là tuyệt vời ! Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này. Mục đồng ơi, thế anh có biết tên của những vì sao không ?
- Biết chứ ạ, thưa cô chủ. Đây này, ngay trên đầu chúng ta, kìa là Con đường của thánh Jacques (la Voie lactée, dải Ngân Hà) (3). Nó chạy thẳng một mạch từ nước Pháp sang nước Tây Ban Nha, do chính thánh Jacques de Galice (4) đã vạch ra để chỉ đường cho Charlemagne dũng cảm tiến quân đánh giặc Sarrasins (5). Xa hơn chút nữa là Chiếc xe chở linh hồn (la Grande Ourse, sao Bắc Đẩu) với bốn trục xe sáng ngời. Ba ngôi sao đi phía trước là Ba con vật (les Trois Bêtes) kéo xe, và ngôi sao nhỏ nhất ở ngay sát ngôi sao thứ ba là Người đánh xe (le Charretier). Cô có thấy chung quanh có một chùm sao rơi rụng như mưa sa không ? Đấy là những linh hồn mà Thượng Đế không muốn chúng ở cạnh Ngài… Rồi ở phía dưới một chút là sao Bừa cào (le Râteau), còn gọi là Ba ông vua (Orion, sao Sâm). Đó là chiếc đồng hồ của mục đồng chúng tôi để biết được giờ giấc. Chỉ cần nhìn chúng là tôi biết bây giờ đã quá nửa đêm rồi. Phía dưới một chút nữa, vẫn theo hướng Nam, là ngôi sao Jean de Milan (6) sáng ngời, ngọn đuốc của các vì tinh tú (Sirius). Về ngôi sao đó, mục đồng chúng tôi thường kể chuyện như sau : vào một đêm nọ, Jean de Milan cùng Ba ông vua và sao Rua (la Poussinière, la Pléiade) (7) được mời đến dự lễ cưới của một ngôi sao bạn. Theo lời người ta kể, sao Rua vội vã đi trước, theo con đường ở phía trên. Cô nhìn xem kìa, ngôi sao ấy ở chỗ cao tít tận cuối trời kia. Ba ông vua đi đường tắt phía dưới nên đuổi kịp, riêng anh chàng Jean de Milan vì lười biếng ngủ quên nên bị bỏ lại đằng sau. Anh ta bực mình liền quăng ngay chiếc gậy để cản đường họ. Bởi thế nên người ta còn gọi chòm sao Ba ông vua là Chiếc gậy của Jean de Milan… Nhưng cô chủ ạ, ngôi sao đẹp nhất trong tất cả những vì sao lại là ngôi sao của chúng tôi, đó là sao Mục đồng (Étoile du Berger), nó soi đường cho chúng tôi lùa đàn súc vật ra bãi lúc bình minh và xua chúng về chuồng lúc hoàng hôn. Chúng tôi còn gọi ngôi sao ấy là Maguelonne, nàng Maguelonne xinh đẹp chạy theo chàng Pierre de Provence (Saturne, Thổ Tinh) và cứ bảy năm một lần lại kết hôn với chàng.
- Thế vậy hả ? Lại có chuyện các vì sao cưới hỏi nhau nữa cơ à ?
- Có chứ ạ, thưa cô chủ.
Những ánh sáng kỳ ảo phát ra tinh vân Lagoon được hình thành từ hai ngôi sao trong vũ trụ. Hình ảnh này được ghi lại bởi kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA và được công bố vào ngày 14/9 vừa qua. |
Và trong khi tôi đang cố giải thích cho nàng thế nào là những hôn lễ của các vì sao, thì tôi cảm thấy như có vật gì tươi mát và mịn màng đè nhẹ lên vai tôi. Thì ra đầu nàng, nặng trĩu vì buồn ngủ, đã tựa vào vai tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng ten và mái tóc gợn sóng của nàng. Nàng ngồi yên không nhúc nhích, đầu tựa vào vai tôi như thế cho đến khi những vì sao bắt đầu lu mờ dần và nhoà đi trong những tia sáng đầu tiên của buổi ban mai. Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, trong đáy lòng hơi xao xuyến một chút, nhưng vẫn giữ được sự thanh khiết của tâm hồn vì đêm sao sáng như thế kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp. Chung quanh chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình thầm lặng, ngoan ngoãn như một đàn cừu vĩ đại, và đôi lúc tôi có cảm tưởng như một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, sáng ngời nhất, vì lạc mất đường đã đến tựa đầu vào vai tôi và ngủ giấc yên lành…
(1) - Dịch từ nguyên tác Pháp ngữ “Les Étoiles” (Récit d'un berger provençal), trích từ tác phẩm “Lettres de mon moulin” (Thư viết từ chiếc cối xay của tôi) của Alphonse Daudet (1840-1897).
(2) - Luberon : một vùng miền núi không cao, ở gần dãy núi Alpes thuộc nước Pháp.
(3) - Chemin de saint Jacques : dải Ngân Hà (la Voie lactée).
(4) - Galice : tên một thành phố của Tây Ban Nha.
(5) - Sarrasins : tên gọi quân A rập, thời trung cổ, đã xâm lược châu Âu và châu Phi.
(6) - Jean de Milan : sao Sirius (Thiên Lang).
(7) - La Poussinière (còn gọi là La Pléiade, Kim Ngưu) : tên một chòm sao nhỏ ở bắc bán cầu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)