Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Lúc đầu bài thơ không có tựa đề.

Chú Bộ đội cụ Hồ - Lê bá Dương
Ngay cái tựa Lời gọi bên sông cũng là một giai thoại. Lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề” như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đem bài thơ đi in, thấy thiếu cái tựa liền gọi điện hỏi tôi. Tôi giải thích đó chỉ là lời người bên sông... Không ngờ người biên tập cho in luôn tựa bài thơ là Lời gọi bên sông.


Sau chiến tranh, kể từ năm 1976, năm nào anh cũng có đôi ba lần về lại chiến trường xưa thắp hương, thả hoa cho đồng bào, đồng đội. 


Bài thơ được “viết” vào chiều ngày 27.7.1987. Chữ “viết” tôi để trong ngoặc kép vì cái cách làm thơ câu chữ chợt đến trong đầu, nhớ nhập tâm rồi sau này tiện lúc nào thì viết thành chữ vào nhật ký, sổ tay và bài thơ Lời gọi bên sông cũng có cùng cách viết như vậy. Hôm đó thả hoa cho đồng đội xong, tôi một mình ngồi lặng lẽ bên bờ sông Thạch Hãn, chợt thấy những chiếc thuyền đang ngược dòng lên chợ Quảng Trị. Nhìn những mái chèo đang hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lòng nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn còn gửi thân xác vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy, từng lời như từ lồng ngực tôi bật ra thành câu, thành chữ:


Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Tan chợ chiều xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.


Có một nhà báo là chỗ anh em thân tình, anh đã nhiều lần giới thiệu bài thơ Tiếng gọi bên sông trong các bài viết của anh, nhưng qua đó anh cũng tạo ra một dị bản:


Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.


 Lê Bá Dương

2 nhận xét:

  1. Bài thơ"lời người bên sông" thật hay em ạ , nói lên cái tình và sự tiếc nhớ người làm thơ đối với đồng đội đã hy sinh tại khúc sông này .
    Chị thích chính bản hơn dị bản . Chính bản là cảm xúc thực với sự tiếc nhớ đầy mến thương , có câu kết là lời nhắn nhủ với những người còn sống, hãy biết trân trọng sự hy sinh của người đã khuất , và đừng vì cuộc sống xô bồ bon chen mà làm những việc đi ngược lại đạo đức làm người , để vong hồn những người đã khuất có thể thảnh thơi an nghỉ :
    " Tan chợ chiều xuôi đò có vội
    Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong."
    Dị bản ở câu kết viết nghệ thuật ,mang tính chính trị ,tuyên truyền , gần như là sự hô hào. Mà theo chị chính trị là thứ khó đi vào lòng người, dễ đi vào lòng người là sự mộc mạc với cảm xúc chân thực .
    Đó là theo cảm nhận của chị , mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau em ạ .

    Trả lờiXóa
  2. @ Chị Lan
    Em muốn đưa lại lên đây dị bản để so sánh rằng bài thơ đã bị thay đổi thế nào và phục vụ cái gì.
    Thêm nữa, hôn rồi em đi TB cùng gia đình chị TL, ông xã chị ấy mang cái tên của dòng sông này, vậy là cả chuyến đi em cứ lẩm nhẩm trong lòng bài thơ ngắn mà lắng đọng lòng người.
    Lại nói về bản chính, phải như vậy mới phù hợp với hoàn cảnh ra đời của nó. Nguyên chữ Lên và Xuôi đó chị!

    Trả lờiXóa