Gần đây trên mạng có nhiều bài tranh luận lời qua tiếng lại sôi nổ quanh cái đề tài biểu tình, tuần hành, phản biện, trí thức v.v…
Hình như có người ví như trận bão trong cốc nước chè.
Về trí thức
Xã hội nào cũng có trí thức. Chỉ khác nhau là có xã hội coi trí thức như cục vàng nhưng lại có những xã hội coi trí thức như cục cứt.
Trong tầng lớp người tri thức cũng có dăm bẩy loại người. Như trong các tầng lớp người khác trong xã hội. Trí thức ngay thảng tử tế có, trí thức lươn lẹo khôn lỏi có, trí thức lưu manh cũng có. Lại có cả loại trí ngủ ... v.v… Anh thuộc loại nào nó lộ ra ngay, đố mà ăn gian, nhập nhèm lừa được thiên hạ.
Về phản biện
Thời buổi 2Đ này trừ những người vô cảm hoặc có vấn đề về bệnh não thì ai mà chẳng tham gia phản biện.
Cách phản biện của từng người và từng tầng lớp người khác nhau. Người này chê người kia phản biện không như mình nghĩ hay không giống gống cách phản biện của mình thì thực là hơi khó tính.
Quý ông bà ở ngoài biên giới lãnh thổ VN thì phản biện thoải mái hơn những người ở trong nươc (vì sao thì ai cũng biết quá rõ rồi)
Cũng vì vậy tôi thật lòng cảm thông với bài viết của một ông thứ trưởng nghỉ hưu vừa được post lên mạng mà không nỡ nghĩ rằng ông thuộc loại phản biện trung thành.
Có một chuyện vui vui. Mấy ngày Hà Nội sôi nổi biểu tình ủng hộ ông thủ tướng đòi đảo Trường Sa - Hoàng Sa, nhân một lần ra ngõ mua thuốc lá. Gặp cậu xe ôm vẫn thường hay mau miệng chào nịnh tôi: Chào xếp. Tôi hồ hởi hỏi cậu:
- Dân tình đang biểu tình ầm ầm quanh Hồ Gươm mấy hôm nay. Sao cậu không phóng xe ra đó góp một chân một tay?
Cậu xe ôm cười nhăn nhở :
- Mỗi ngày em phải nộp cho con mụ gấu mẹ vĩ đại ba trăm đồng tiền chợ. Thuế thân đấy xếp ạ.
- Ra đó góp một tiếng nói biểu tình đòi lại mấy hòn đảo cho tổ quốc. Tan biểu tình ối người xe ôm về nhà. Chú chở mệt nghỉ. Trúng to.
Cậu xe ôm lắc đầu:
- Em đếch dám đón khách ở quanh hồ Hoàn Kiếm đâu (hình như dân xe ôm cũng phân chia lãnh thổ săn khách như mấy ông bà sư tử phân chia lãnh thổ săn mồi trên ti vi Dít xờ cô ve ri).
- Chú bỏ một buổi đã làm sao. Đòi được đảo. Hút được dầu lên bán đi tiền như quân nguyên. Chú cũng có phần
Cậu xe ôm thật thà:
- Em chỉ sợ tiền đó lại chảy tuồn tuột vào túi mấy ông lớn chứ đâu đến phần thằng xe ôm kiết xác thấp cổ bé họng như em. Em kiếu.
Lại chợt nhớ đến một bậc cha chú lão thành cách mạng kể cho nghe năm 1945 Việt Minh nêu khẩu hiệu phá các kho thóc để cứu đói. Thế là dân tình cả nước đang chết đói ùa nhau đi biểu tình xông vào phá các kho thóc chia nhau, làm nên cuộc tổng khới nghĩa cách mạng tháng 8 long trời lở đất. Nếu nói dại chứ hồi đó khẩu hiệu VM là phá các kho thóc mang về nộp cho VM thì dám chắc 5 ngàn ông VM hồi ấy có mà đi biểu tình với nhau ... Dân họ không chơi ./.
Nguồn: trannhuong.com
Ngày xưa trí thức theo CS huặc là lãnh tụ CS là những người can đảm không sợ chết, không màng danh lợi nên đi tuyên truyền người ta mới theo.
Trả lờiXóaTỉ dụ như : Ông nội nhà em có 4 anh-em trai, 1 ông bị giặc Pháp bắn (liệt sỹ), 2 ông đi tù (trong đó ông nội em gần 10 năm), 1 ông trốn thoát. Cứ nhìn các vị CS đời đầu phần lớn toàn bị đi tù, huặc xử tử hết.
Mấy bác trí thức mới đi được mấy buổi biểu tình huặc gần đây trên mạng mới inh ỏi cái chuyện phản biển đã muốn dẫn dắt xã hội rồi. Muốn dẫn dắt xã hội thì các bác phải làm được việc gì có ích gấp cỡ 100 lần nhưng anh thanhvdgt1 huặc vọt hẳn lên kiểu như GS Ngô Bảo Châu thì người ta mới chú ý và tác động tới giới trẻ, thành phần trung gian (không phải trí nhưng không quá ngu) từ đó mới đến được số đông quần chúng là người lao động, công nhân-nông dân.
Còn nếu không được như GS Ngô Bảo Châu thì phải can đảm dấn thân thì giang hồ người ta mới nể. Nhưng ít nhiều cũng phải hiến ích cho xã hội nếu không chỉ là chém gió hết.
Nếu về số má cống hiến cho CS gia đình MR CHHV so với gia đình em có thể nói là muỗi có chăng cụ Cù Huy Cận nổi tiếng thôi. Nhưng chính em còn biết CS, hiểu CS như thế nào, còn biết sợ CS dù mình là thằng cũng không phải loại zát.
Nói riêng với anh thanhvdgt1 và fan bạn bè của anh : nếu có thay đổi mang tính bước ngoặt, đột phá về chính trị thì phải chờ đến thế hệ anh em mình tất nhiên không phải cụ thể là Anh và Em.
Theo anh nghĩ, đột phá về chính trị thì phải chờ đến thế hệ cháu gọi anh em mình bằng cụ cố em à!
Trả lờiXóa