ĐẠO LÝ BAO GIỜ CŨNG THẮNG - SỰ ĐOÀN KẾT NHẤT TRÍ CỦA NHÂN DÂN LÀ VÔ ĐỊCH
Đất chẳng phụ công người, vậy là bà con Nông Dân Văn Giang đã thu được gần 30 tấn thóc và rất nhiều nông sản khác nữa.
Xin mời các bạn chia vui với bà con!
(Ảnh do một số Blogger tự do chụp hôm nay 13/06/2013 trên cánh đồng Văn Giang)
Trả lờiXóaNghe hung tin Nhà báo Tự do Phạm Viết Đào vừa bị bắt
Hôm nay ghé qua thăm
Trang nhà cũng chẳng thấy !
Chủ gia trang đâu rồi ?
Đoán cùng đi với Nhất
Chuyện chẳng lành rồi đây !
Nghe hung tin chiều nay
Chúng bắt khẩn cấp anh
Thêm một Người tù đày !
Bao Tù nhân Lương tâm
Đẩy vào trong ngục tối
Cỗ máy cuồng điên rồi
Chắc gần tàn đến nơi !
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Paris, chiều 13/06/2013
Trả lờiXóaBỗng chốc Hoàng đế DƯƠNG nước TỀ như Đoàn Văn VƯƠN nước VỆ trắng tay nhưng chưa vào tù !
« Mọi người từng rất hoài nghi vì họ nghĩ rằng việc phục dựng Vạn Lý Trường Thành là công việc của chính quyền. Tôi từng rất kinh ngạc với thành công mình đã đạt được, song việc làm này còn được coi là một hành động yêu nước »
Bác nông dân Yang Yongfu
Nghe Lời kêu gọi Toàn dân tu bổ Vạn Lý Trường Thành
Bác nông dân DƯƠNG yêu Nước rút hết tiền tiết kiệm nhanh
Vay mượn gia tộc giúp đỡ chính quyền Trung Quốc
5 triệu Nhân dân tệ biến thành thắng cảnh môi trường xanh
Chưa hề nhận được bất cứ hỗ trợ nào từ phía chính quyền cả
Lại còn chỉ trích xây tường giả được vài trống canh
Mọi người bảo điên sau nhiều năm đổ mồ hôi sôi nước mắt
Giờ thành tường quách cao ngất tháp canh thành
Du khách đến đông vợ hiền tự hào ca ngợi chồng dự án
« Mọi người gọi nhà tôi là Hoàng đế DƯƠNG ! »
Nay đang gặp nhiều rắc rối với chính quyền chuyên chính
Luật mới xem bác DƯƠNG bất hợp pháp không tiếc thương
Nợ còn cả triệu Nhân dân tệ cho dự án tu bổ
Từng rơi nước mắt trong tháng ngày phục dựng Vạn Lý Trường Thành
Hành động yêu Nước nên bác không hối tiếc gì cả
Bỗng chốc Hoàng đế DƯƠNG trắng tay còn Tự do không như Đoàn Văn VƯƠN
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Rắc rối chuyện 'tư hữu hóa' Vạn Lý Trường Thành
Thứ Sáu, 07/06/2013
Năm 1999, khi các nhà chức trách thành phố Gia Dục Quan kêu gọi người dân tham gia vào việc tu bổ Vạn Lý Trường Thành, ông nông dân Yang Yongfu (52 tuổi) đã rút hết tiền tiết kiệm và vay mượn của người thân để giúp đỡ chính quyền. Tuy nhiên, sau nhiều năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để “tư hữu hóa” Trường Thành, giờ đây ông đang gặp nhiều rắc rối với việc này, sau khi Trung Quốc ban hành các quy định mới.
1. Tại đoạn cuối xa nhất của Vạn Lý Trường Thành, ông Yang Yongfu đi khập khiễng dọc theo phần tường mà ông đã chi 5 triệu NDT (800.000 USD) để tu sửa hàng trăm mét tường thuộc Vạn Lý Trường Thành ở Đông Bắc Trung Quốc, nhằm biến nó thành một điểm du lịch.
“Ban đầu, mọi người không hiểu tại sao tôi lại xúc tiến dự án này. Họ nói tôi điên” – ông Yang cho biết.
Vạn Lý Trường Thành dài hàng ngàn km, từ Sơn Hải Quan trên bờ biển phía Đông Trung Quốc tới Gia Dục Quan ở rìa sa mạc Gobi. Ở nhiều nơi, Vạn Lý Trường Thành bị đổ nát nặng nề, nhưng các chuyên gia vẫn ước tính tổng chiều dài của nó dao động từ 9.000km đến 21.000km.
Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và trong thời nhà Minh, nhiều phần tường vẫn tiếp tục được xây dựng, trong đó có cả phần tường mà ông Yang đã tu bổ.
Khi ông Yang bắt đầu dự án của mình hồi năm 2000, đoạn tường đó đã bị đổ nát nghiêm trọng. Giờ ông đã tu bổ được 790m tường thành, trải dài từ một pháo đài nhỏ tới một đồng bằng, đi lên một sườn đồi qua nhiều tháp canh. Được xây bằng gạch và trát đất xung quanh, bức tường của ông Yang cao trung bình 4,5m.
“Mọi người từng rất hoài nghi vì họ nghĩ rằng việc phục dựng tường thành là công việc của chính quyền. Tôi từng rất kinh ngạc với thành công mình đã đạt được, song việc làm này còn được coi là một hành động yêu nước” - ông Yang bày tỏ.
Ông còn xây một khu vực để đón khách du lịch. Nơi này có bãi đỗ xe ô tô và ao cá. Hằng ngày vợ ông, bà TÀO Huiping, ngồi đây bán vé ra vào cửa với giá 25 NDT/vé. “Hôm nay có khoảng 30 người đã tới đây” – bà Tao Huiping tự hào nói và ca ngợi dự án của chồng mình - “Mọi người gọi ông ấy là Hoàng đế DƯƠNG Yang”.
Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, Vạn Lý Trường Thành đã bị phá nhiều do nông dân lấy đá để xây dựng, chưa kể các công ty xây dựng đã cắt ngang Trường Thành để làm đường và đường ray xe lửa. Vạn Lý Trường Thành bị phá hoại nghiêm trọng nhất trong thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976).
2. Khi nền kinh tế Trung Quốc mạnh lên, Chính phủ nước này đã nỗ lực thực hiện các biện pháp tu bổ Vạn Lý Trường Thành. Song theo bộ luật năm 2006, chỉ có Chính phủ Trung Quốc mới được quản lý các di sản quốc gia và do đó dự án tu bổ Trường Thành của ông Yang bị coi là bất hợp pháp.
Hiện nay, ông Yang vẫn tiếp tục công việc kinh doanh của mình, tuy đã tiến hành nhiều cuộc thương thảo song ông và các nhà chức trách địa phương chưa tìm được giải pháp hợp lý để chuyển giao quyền quản lý đoạn tường mà ông đã tu bổ.
“Tôi chưa hề nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền và họ đã chỉ trích tôi là xây dựng tường giả. Điều này khiến tôi rất bực” – ông Yang cho biết.
Mặc dù đoạn tường do ông Yang tu bổ mỗi năm chỉ thu hút được 20.000 du khách, song ông vẫn có thể sống được dựa vào công việc kinh doanh ở đây. Ông Yang cho biết vẫn còn nợ 1 triệu NDT cho dự án tu bổ. “Tôi đã phải rơi nước mắt trong quá trình phục dựng Vạn Lý Trường Thành” – ông Yang nói song vẫn khẳng định ông chẳng “hối tiếc gì cả”.
Ông Ye Yong, phụ trách di sản văn hóa của thành phố Jiayuguan, giải thích dự án của ông Yang đã được chấp thuận trong bối cảnh đặc biệt. “Đó là thời điểm chính quyền không có đủ tiền để tu bổ hay bảo vệ di sản. Song với bộ luật và những quy định mới về việc bảo vệ các di sản văn hóa, các cá nhân không còn được tham gia các dự án tu bổ nữa” - ông nói.
Do đó, ông Yang sẽ không còn có thể được hưởng lợi nhuận từ dự án đầu tư của mình nếu như Chính phủ quyết định “tái quốc hữu hóa” đoạn tường này bằng một dự án bảo tồn chính thức.