Ảnh thủy thủ đoàn Liên xô trên Tàu ngầm hạt nhân tấn công Victor III Rroject 671RTM thuộc Sư đoàn tàu ngầm số 38, Liên đội tàu chiến số 17, tại quân cảng Cam Ranh năm 1979. |
GỬI CÁC CON PHẦN 4: CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ TOÀN DIỆN XÔ-VIỆT
- Sau 30/4/1975 quan hệ Trung-Việt xấu đi nghiêm trọng (xem phần 3).
- Năm 1978 Trung Quốc cắt viện trợ cho Việt Nam. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra để nối lại viện trợ là VN phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên xô. Tháng 8/1978, Việt Nam có 4.000 cố vấn và chuyên gia Liên xô, đến giữa năm 1979 con số đã tăng lên từ 5.000-8.000. Tháng 9/1978, Liên xô bắt đầu cung cấp vũ khí mới, máy bay, tên lửa phòng không, xe tăng và vũ khí, đạn dược, cơ sở vật chất phục vụ quốc phòng… cho Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển, đây là nhằm giúp VN nâng cao năng lực phòng thủ trước tình trạng cuộc chiến ở biên giới tây nam.
- Ngày 03/11/1978, Việt Nam ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Liên xô, ngay sau đó, Nhân dân Nhật báo của TQ đăng các bài tố cáo Việt Nam tiến hành xâm phạm và khiêu khích trên biên giới với Trung Quốc
- Ngày 15/02/1979 là ngày đầu tiên hết hiệu lực 30 năm Hiệp ước Xô - Trung về Liên minh, hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau (14/02/1950), Trung Quốc bước ra khỏi sự ràng buộc của Hiệp định này.
- Ngay hôm sau, ngày 16, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng tiến hành một cuộc chiến tổng lực chống Liên xô. Dọc tuyến biên giới Xô - Trung đã tập trung khoảng 1,5 triệu quân. Đáp lại, phía Liên xô đã triển khai hơn 40 sư đoàn...
- Nhưng hôm sau, 17/02/1979 thay vì tấn công Liên xô, Đặng lại bất ngờ tấn công quân sự vào lãnh thổ VN trên toàn tuyến biên giới,
- Ngày 19/02/1979 Tuyên bố của Chính phủ Liên xô: “…Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên xô và Việt Nam. Liên bang Xô Viết kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
- Cùng ngày cầu hàng không được thiết lập từ Liên xô đến Việt Nam và một đội chuyên gia kỹ thuật và cố vấn quân sự của tất cả các quân binh chủng đứng đầu là đại tướng G.Obaturovym tới VN. Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy làm cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không – Không quân. Đại tướng G.Obaturovym làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam. Phi đoàn máy bay vận tải An-12 đã tiến hành không vận toàn bộ một Quân đoàn Việt từ Campuchia về Lạng Sơn.
- Hoạt động đặc biệt năng động là lực lượng chuyên gia thông tin liên lạc của đoàn cố vấn (biên chế 120 người từ năm 1978 và 68 người được đưa sang ngay khi cuộc xung đột nổ ra ngày 19/02/1079), một bộ phận thông tin liên lạc đi cùng với các cố vấn chiến trường, thực hiện nhiệm vụ ngay trong vùng chiến sự. Liên xô đồng thời cũng tiến hành những hoạt động nhằm chấm dứt chiến tranh tại Liên Hiệp Quốc, đại diện chính thức của Liên bang Xô Viết (kể cả Ucraina có ghế riêng) đưa ra yêu cầu đòi xét xử kẻ xâm lược.
- Ngày 22/02/1979, Tùy viên quân sự Liên xô tại Việt Nam cảnh cáo: “Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết, hữu nghị và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã ký với Việt Nam. Để gây áp lực và phân tán lực lượng của TQ, LX đã triển khai 44 sư đoàn trực chiến đấu trên vùng đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương với khả năng tấn công vào Mãn Châu - trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc. Một mục tiêu xa hơn cho "ngày tận thế" theo cách gọi của các chuyên gia là mục tiêu các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor. Các đơn vị tên lửa chiến thuật, các sư đoàn đang đóng quân dọc biên giới Xô – Trung đều được chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu số 1. Tập đoàn quân 250.000 lính với sự yểm trợ của không quân chiến thuật bắt đầu tập trung triển khai lực lượng dọc các tuyến biên giới Xô-Trung.
Những ý đồ tác chiến thật sự nghiêm túc được ông Eugene, lúc đó là đại đội trưởng đại đội 8 Trung đoàn lính thủy đánh bộ số 390 miêu tả: “tháng 2 và 3/1979, đã triển khai và biên chế trung đoàn 390 Lính thủy đánh bộ thuộc biên chế sư đoàn 55 Lính thủy đánh bộ trong trạng thái có chiến tranh, gắn liền với sự kiện tấn công Việt Nam”.
- Ngày 04/3/1979 Ban chấp hành TWĐCSVN ra lời kêu gọi; “Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc!”
- Biết không thể đối đầu quân lực Liên xô, ngày 05/3/1979, Bắc Kinh tuyên bố rút quân hoàn toàn khỏi biên giới Xô-Trung.
- Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Điểm 9 đã tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 01/1974 (khi đó do chính thể VNCH quản lý).
- Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố rút quân nhưng xung đột vũ trang vẫn tiếp diễn, Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60 km2 lãnh thổ biên giới có tranh chấp mà trước đó Việt Nam kiểm soát, trong đó có 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt- Trung, chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới nhằm làm bàn đạp cho các cuộc tấn công quân sự sau này. Xung đột vũ trang vẫn liên tục xảy ra sau đó trên tuyến biên giới giữa hai nước trong suốt thập niên 80… Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung mới chính thức được bình thường hóa với nhiều bất lợi cho VN (nhiều v/đ chưa được công khai).
Ngày nay, để chống ngoại xâm hay xây dựng quốc phòng và kinh tế… VN cũng không thể đơn thương độc mã. Nhưng hiện tại, VN không có một Hiệp ước nào với bạn hay đồng minh như đã từng có với Liên xô năm 1979. Sau này, nhiều người đã không đánh giá đúng thậm chí phủ nhận sự hỗ trợ rất hiệu quả của Liên xô, và chính VN, sau một số thỏa thuận biên giới song phương với TQ đã quay sang chính sách hữu hảo 4 tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét