Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Góp đôi lời với blog Hồ Hải

Bi đừng sợ! Đừng sợ khi mà xã hội nơi em đang sống quá xấu xa, bì ổi thối nát và mục rỗng, không định hướng không giáo dục, không công ăn việc làm, không của cải vật chất cho xã hội. Xã hội không có những chủ thể đích thực là những con người chân chính. Đừng sợ những cái đó, đừng sợ vì em sẽ có một con đường đi, đó là một nơi xa lắm bay qua bầu trời đến nơi thiên đường. Lối mở cho cuộc đời e là tiếng khóc thổn thức của người mẹ và một chuyến bay xa của em đến một miền đất hứa như tôi đây, người làm ra “cái này”. Để rồi đến một ngày em quay lại sổ toẹt vào cái nơi em sinh ra như tôi vậy. Hoặc không được như tôi thì cũng yên tâm bởi em sẽ có nơi quay về để chết!
Đó là thông điệp của bộ phim.
Khốn nạn bạc bẽo và thất đức, đó là điều tôi muốn gọi tên Phan đăng Di.
Tôi xin đưa ra những nhận định cụ thể hơn về các tuyến nhân vật trong này:
- Trẻ em không được đến trường, lang thang công xưởng bến sông, hỏi những điều cần biết trong cuộc sống thì rất ít được câu trả lời đúng đắn chân tình. Kể cả sự dạy đỗ bảo ban của cha mẹ cũng hiếm, mà chỉ có những dọa nẹt đòn roi. Và sao lại vô cảm với trẻ thơ như vậy khi phải buộc đổi thứ gì đó để được hoặc kiến thức hoặc cái gì đó “đổi lá phong và đổi quả táo”. Để đến nỗi đôi khi chúng không biết cách ăn vào mồm ra sao, cách cảm nhận giản đơn nhất của sinh tồn, chúng chối bỏ cả sự đẹp đẽ – ngọt ngào của sự sống. Chúng không được nói tiếng người mà chỉ là một chuỗi tạp âm “Hai đứa trẻ vầy quả dưa hấu bên bãi sông”
- Thanh thiếu niên, đang tuổi đi học thì không được học. Một cô giáo thì nghỉ để một cô đứng lớp thay. Ngay cả khi có người thầy cô đứng lớp trước các em, các em cũng bị chối bỏ. Nơi để vui chơi các em cũng phải chơi trên mảnh sân lầy lội, nhớp nhúa bên bãi sông. Có lẽ muốn nói “Đất bán hết rồi”.
- Trường học “có lẽ cố tình muốn nói một trường tương đối tốt ở Hà Nội, trên phố Cửa bắc là trường Phan đình Phùng” chỉ là một sân khấu của lễ hội hóa trang, để mỗi con người đến đây chối bỏ chính bản thân mình.
- Công nhân là một lớp người lôm côm, trần trụi, du đãng, bặm trợn. Và sản phẩm của xã hội chỉ là nước đá. Điều này cũng rất phản cảm.
- Đàn ông, ba người đàn ông đích thực, tạm cho là trụ cột của gia đình hay xã hội thu nhỏ thì chao ôi là xấu xa.
1/ Một ông già sống không mục đích, chẳng yêu thương, không nghề nghiệp “Cũng lạ là cả nhà này chẳng biết ông ấy làm gì”. Sắp chết không còn chỗ dung thân thì bò về.
2/ Một ông chồng cũng không biết nghề nghiệp, chỉ biết uống bia, đi gội đầu matxa, không tham vọng, không nhục tính, tất cả chỉ là bản năng sinh tồn của chữ “con”.
3/ Thêm ông chủ thầu xây dựng, sống theo đúng bản năng của phần “con”. Sao ông này bần tiện, xấu xí đến thế, khuôn mặt nhày nhụa mồ hôi, ăn uống nhồm nhoàm, làm tình đầy thú tính. Kèm theo vô số những hình ảnh đàn ông vô tích sự.
- Đàn bà, ba người đàn bà.
1/ Một bà già cũng không thương yêu, không ruột già, không gốc gác, cả đời làm bà vú.
2/ Một bà vợ, nhẫn nhịn. Người xem dễ bị đánh lừa là được xây dựng đủ phẩm hạnh tam tòng tứ đức, nhưng sự lừa đảo đó giả tạo hết mức. Không nghề nghiệp, không lẽ sống, không biết cách giáo dục con, không quan hệ xã hội, chỉ được đưa xuống như hạng mục đồ vật, như là cái máy tình dục khi phần con của chồng và của mình trỗi dạy chứ đâu có chút nào làm chủ được bản thân và mang thương yêu cảm hóa được con người, ngay cả chồng mình còn chẳng thể, để rồi có chồng cũng lại thủ dâm như thường.
3/ Một cô không chồng, được dạy cho một lần thế nào là tình dục thì sinh ngay thèm khát tột độ, đến mực hạ thấp cả nhân cách một cô giáo “Một nghề cứ cho là được coi là cao quý ở xã hội”. Thêm nữa “cái này” đã hạ thấp rất nhiều phẩm hạnh của người phụ nữ sống ở xã hội này.
- Và những cảnh làm tình, đương nhiên là có thể có trong cuộc sống những trường hợp tương tự hay phản cảm hơn giống như là một thứ bạo hành. Thiết nghĩ P.Đ Di hơi lạm dụng để lột tả hết thú tính của đàn ông, làm tình trong “cái này” chỉ là làm mà thôi.
Vậy đấy, P.Đ Di muốn nói lên rằng, nơi ấy, Hà Nội là tập hợp tất cả những cái xấu xa từ tư duy của con người đến tổ chức của xã hội. Điều quan trọng nhất là bản năng của mỗi con người cũng chẳng có gì đáng phải động lòng, vậy nên một gam màu u tối xuyên suốt, một mớ âm thanh nôn mửa – nhục dục được lặp lại nhiều lần. Các quán bia hơi vỉa hè xô bồ ồn ã, những ngõ tối được thắp sáng bằng đèn măng-sông đến quán café ôm hay tiệm gội đầu matxa. Mà thực tế, Hà Nội có quán bia ở phố Hàng Hương đó, họ bán quanh năm nhưng tin chắc rằng sẽ không có hạng khách như ông chồng này đến được đây. Và Hà Nội tìm trong phố cũ chắc chắn không có bất kỳ một hàng café rẻ tiền nào như cái nơi ông chủ thầu hẹn gặp cô gái không chồng, cái đó phải sang ngoại thành.
Sau khi xem xong nên khẳng định rằng đây chính là dòng trí tuệ thấp hèn đồng bóng dị hợm của kẻ làm ra sản phẩm này. Kẻ chắc là không phải mang trong mình dòng máu của một bà mẹ Việt Nam.
Đáng thương cho một kẻ rời xa thực tại, kẻ muốn nói rằng đàn ông ở nơi này có mà như không, còn sống mà như chết, đàn bà thì thành loại hạ đẳng, chỉ biết nhịn nhục. Không đén nỗi bi quan vậy đâu. Bi đừng sợ, nhưng cũng đừng trốn chạy. Hãy sống ở nơi đây, ở đây vẫn có nhiều cơ hội để thành một con người tốt mặc dù rất gian lao vất vả, mặc dù đầy rẫy bất công, nhưng hơn 80 triệu trái tim lẽ nào không đến lúc tìm được con đường hạnh phúc hơn. Mỗi người có một con đường, bi nên không chọn con đường bỏ chạy nhé.

1 nhận xét: