Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Sự vội vàng của Thủ tướng Dũng hay những dấu hiệu đáng mừng?!

Thần dân Vương quốc Chuột
Những ngày qua, các thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nhau xảy đến dồn dập, mà tin gì cũng làm xã hội sốt xình xịch, và tôi sẽ gọi tên của hiện tượng đó là "Sự vội vàng của TT Dũng hay những dấu hiệu đáng mừng". Xin được phân tích:

1. Sự vội vàng của TT Dũng:


Việc bà (tôi gọi các nhân vật ở đây là ông hay bà không mang nghĩa tôn kính, chỉ là danh xưng giống đực - giống cái) Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Dũng đã, đang là thành viên cấp cao của một số Cty, tổ chức tài chính nhiều tiền nhiều của nay tiếp tục nhảy vào lĩnh vực ngân hàng (NH) liệu có phải là một động thái khôn ngoan, thể hiện tài làm kinh tế của một doanh nhân trẻ năng động (bà Phượng sinh năm 1980) hay đó chỉ là hành vi thấy đèn xanh thì đi. Xin sâu chuỗi các sự việc sau: Lãi xuất NH đang ở mức cực cao và hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp đều chảy vào túi các NH. Nhưng đây không phải vấn đề chính bởi NH Gia Định (nay là Bản Việt) không phải là NH lớn nên bà Phượng sẽ chưa cần phải bận tâm đến nguồn lợi nhuận này nếu như không có đèn xanh được bật lên. Tiếp đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, một cơn bão thông tin về việc các NH kinh doanh không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, và hàng loạt các cảnh báo của các chuyên gia tài chính. Những thông tin đó đã đánh động xã hội (XH) về một thực trạng tưởng như không lành mạnh trong hệ thống NH, làm XH tưởng rằng hệ thống NH sụp đổ đến nơi và chính quyền phải tìm cách cứu nó, và phải cứu. Thế là các biện pháp được dồn dập đưa ra mà không thể không chính đáng. Đầu tiên là cải tổ, hay nói đúng ngôn ngữ là tái cơ cấu, tức là yếu, không hiệu quả thì sáp nhập để to hơn, mạnh hơn. Nhưng có lẽ chỉ đông nhân viên, đông lãnh đạo, đông chi nhánh hơn chứ mạnh hơn hay không thì hậu xét, và không cần phân tích làm gì. Tất nhiên khi đó ban lãnh đạo NH to (do sáp nhập) phải có thành phần lãnh đạo của NH nhỏ, và có gì phải thắc mắc không khi thời điểm nào đó (tôi VD - nhanh thôi) bà Phượng có tên trong BLĐ của một trong số Vietcombank, Vietinbank ..., nhưng việc đó bàn sau vì từ việc ông Nghị suy ra thì bà Phượng lên thống đốc hoặc phó thống đốc NHNN cũng không còn bất ngờ nữa.
Tiếp động thái tái cơ cấu, cái này mới trực tiếp đến tiền, đó là chính quyền sẽ bơm vào hệ thống NH một lượng tiền cực lớn nhằm giữ cho hệ thống khỏi sụp đổ, đúng nghĩa là bù vào các khoản thất thoát, thua lỗ, nợ xấu. Cái này gần giống như đi đánh bạc mọi người đều mang tiền, duy nhất một ông không mang, đến đó vay tiền người khác chơi và tuyên bố tiền vay trong chiếu bạc không tính, thế thì ai chả muốn. Nhưng đây chưa thể nói là cái vội của ông Dũng, nhưng cũng có thể nói thế nếu xét riêng về tiền bạc, vì ông Dũng cũng đã thừa tiền xài, nay bắt thêm mớ tép cũng chả để làm gì.
Việc ông Nguyễn Thanh Nghị từ hiệu phó một trường ĐH không lớn lắm lên ngay thứ trưởng BXD mới thể hiện rõ sự vội vàng của ông Dũng. Làm ăn kinh tế như bà Phượng thì khác, ai có tiền thì có quyền, định hướng đúng thì giàu sang, nhưng đây là làm chính trị, làm quản lý nhà nước. Một người mới 35 tuổi, tôi không biết đầu óc siêu việt như thế nào, nhưng chưa từng kinh qua quản lý nhà nước vĩ mô bao giờ liệu có kham nổi công việc của một thứ trưởng không. Mà XH này từ xưa đến nay đã đi theo lối mòn "sống lâu lên lão làng", ông này nhảy một phát như thế làm sao thuộc cấp và dân tình phục được. Tôi nói vụ này ông Dũng rất vội vàng, mà đâu cần phải thế. Ông Dũng còn gần 5 năm nhiệm kỳ nữa, mà có thể ông còn làm đến lúc chết, vậy sao phải vội. Lẽ ra ông bố nên đưa ông con lên từ từ, có thế từ Viện trưởng Viện phó, Cục trưởng Cục phó gì đó làm vài bữa, thứ nhất là để ông con quen tác phong, thứ hai là để thiết lập vây cánh, sau nữa là để dân tình bớt sốc.
Nhưng tại sao ông Dũng phải vội vàng thế? Có thể suy luận đơn giản, đó là sự tổng hòa của nhiều nguyên nhân và lý do. Xin nêu dưới đây:


- Thứ nhất (và rất quan trọng):
Đó là tay đệ tử chân truyền của ông tư vấn thối, chắc lại suốt ngày rỉ tai "các cháu cũng trưởng thành rồi, chững chạc rồi, làm lãnh đạo cũng quen rồi, bác phải kế hoạch cho chúng" nào là "bác có thấy các ông khác bây giờ con cháu cũng mới tý tuổi mà đã làm quan to lắm không, bác không nhanh bọn trẻ kia nó có kinh nghiệm, nó có vây cánh chắc rồi thì khó tranh được với chúng nó", nào là "bác lo gì dân tình dị nghị, có nói chúng cũng chỉ được vài bữa, mà chả lẽ chúng nó biểu tình vì việc ấy, bọn đó không ngu thế đâu, nó sợ CA sắp chết nên cái gì chúng nó cũng phải có lý do chính đáng, phải như yêu nước thương dân chứ không lẽ đi biểu tình vì người ta làm chức to", nào là "thế giới thì làm gì, bác xem thằng un với thằng in đấy, lão phi đen với lão ra un đấy, ai làm gì được, ngay thằng Nga ngố, hai thằng mec và tin cứ thay nhau đến mấy chục năm, ai làm gì được" (tôi hình dung và trình bày kiểu thế cho dễ diễn đạt). Cứ thế mãi cũng thấy nó (tay tư vấn thối) nói đúng (nó không nói thằng Fi vì sợ phạm húy) có ngờ đâu là nó đang định xin ông cái gì. Gở mồm ông mà như thằng Fi thật thì nó cũng là thằng vô danh, việc gì nó muốn thì nó đã làm được rồi, khi đó nó cứ lặng lẽ mà lặn, nhưng ông thì lặn đi đâu?

- Thứ hai (cái này nghiêm trọng):
Ông Dũng đang lo cho tương lai tuổi già của ông không hạ cánh an toàn được (chứ tiền thì không xét). Ông muốn khi ông về già đã có con cái là thế mạnh bảo vệ ông. Tôi không dám đoán là ông có nhiều thế lực đối nghịch, nó chỉ chờ ông treo ấn là sẽ phăng teo, cho nên ông vội vàng đưa các con ông lên thật cao, thật nhanh để khi ông về cũng an tâm. Tôi cũng không dám đoán ông và các đồng chí của ông chia bè kéo cánh đến mức luôn chực chờ cơ hội phang nhau.

- Thứ ba (cái này buồn cười): 
Ông Dũng có vẻ không đủ sáng suốt để nhận ra bản chất XH Việt Nam, tuy (dân báo lề trái gọi) là độc tài nhưng là độc tài không triệt để, nó là độc tài nhóm. Mà ông thì lại muốn cha truyền con nối và gia đình trị. Có thể ông cảm thấy ngày nào đó ông làm TBT, con trai ông làm TT, con gái ông làm CTQH thì cũng là bình thường, có tài thì phải cáng đáng việc nước. Nhưng ông Dũng nhầm to, chừng nào các nhóm lợi ích phải chia sẻ lợi ích (lời của đồng chí của ông nói) cho gia đình ông thì họ không để ông yên đâu.

- Thứ tư (cái này không thể lý giải): 
Trong hoàn cảnh đất nước XH đang nháo nhào về tất cả, về nền kinh tế yếu kém, về sự toàn vẹn lãnh thổ, về khủng hoảng tài chính ngân hàng, lạm phát cao ngất, bữa ăn còn chỉ cơm với rau, nhà đất đóng băng, cổ phiếu xuống sắp tới zero, vỡ nợ vỡ hụi hàng ngàn tỷ, công an chính quyền thẳng tay đàn áp, vu khống bôi nhọ giết người, dân oan kêu khóc dậy đất trời, mới nhất là thằng kền kền elliot kiện đại tập đoàn Vinashin đòi nợ, mà ông lại ung dung đưa con trai ông mới tý tuổi lên làm thứ trưởng, chắc cũng sắp đưa con gái ông lên phó thống đốc NHNN hoặc gì đó to đùng. Hay là ông khinh người quá, ông chọc giận nhân dân, chọc giận XH và chọc giận luôn cả các "nhóm lợi ích" đã từng có ông. Hay ngày thăng chức cho con ông đã chọn sẵn rồi không thèm hoãn nữa? Tôi cũng nghe nói hôm nay ngày đẹp (cả lịch ta lịch tây) nhưng như thế là ông thái quá rồi. Cái này tôi không thể hiểu ông.


2. Những dấu hiệu đáng mừng:
Trước khi vào vấn đề này tôi sẽ nói trước: Không phải đáng mừng cho hệ thống NH được cứu thoát, cũng không mừng khi Đất nước có những công dân trẻ khỏe tài cao như những người con ông Dũng lãnh đạo, càng không mừng khi nhận ra cái sự vội vàng của ông Dũng. Cái mà tôi gọi là đáng mừng là những dấu hiệu cho thấy sẽ có những sự đổi thay trong nhận thức, trong hành động của XH. Những cái vừa xảy ra có lẽ sẽ mang tới những nhận thức mới mẻ cho những người chưa kịp đổi mới, cũng là một sự khẳng định cho những người đang trên đường đổi mới. Xin đi vào chi tiết:

- Thứ nhất: 
Tôi nhận thấy trong XH có nhiều tiếng nói phản kháng về mọi mặt của XH, có thể xuất phát từ muôn ngàn lý do khác nhau, nhưng nhìn chung đều từ những cá nhân đơn lẻ, có thể vì muốn gìn giữ Tổ quốc của cha ông để lại, có thể bị chính quyền địa phương trù dập, có thể từ những người dân mất đất sinh hoạt, đất canh tác biến họ thành những kẻ không nhà, không nghề nghiệp, không tương lai, có thể vì một bộ phận chính quyền hoặc người dân không tôn trọng tôn giáo, đức tin của người khác, và cả từ những người con mất cha, người vợ mất chồng bởi chính những người của chính quyền, những người sống bằng tiền của nhân dân và lẽ ra phải bảo vệ nhân dân. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng họ không và chưa là một thế lực có thể hủy hoại chế độ này, bởi vì họ chỉ là một nhúm người nhỏ bé không tổ chức. Xã hội này còn rất, rất nhiều người không quan tâm đến gì khác ngoài bản thân và gia đình mình, họ không có nhu cầu thay đổi điều gì cả. Hầu hết là những người cố gắng sống bình thường không so bì ghen tỵ. Nhưng giờ đây, khi nhu cầu sống tối thiểu đang bị đe dọa, sự vương giả về vật chất và tít cao về quyền thế của những người có tí chức quyền trong bộ máy chính quyền đã khiến họ (dân thường) phải ngước nhìn, và suy nghĩ. Chỉ cần họ suy nghĩ thôi đã được gọi là một tín hiệu đáng mừng.

- Thứ hai: 
Với lực lượng công an (CA) và quân đội (QĐ): dù hàng ngày tôi phải chứng kiến nhiều hành vi không thể chấp nhận được của lực lượng CA như đàn áp, khủng bố tinh thần nhân dân tuần hành hòa bình, đánh người, giết người vô lý, vòi vĩnh ăn hối lộ nhưng tôi hoàn toàn tin rằng đó không phải là số đông (tuy cũng không hề nhỏ). Tôi đã nghĩ và muốn nghĩ rằng lương tâm con người trong họ luôn còn nhiều, bởi vì ai cũng có nguồn cội và nòi giống, và những người đó khi sinh ra không phải để làm đồ tể, hành vi xấu xa của một ít người bọn họ chỉ là một chút thú tính mà ai cũng có, nhưng họ không kìm hãm được mà thôi. Rồi họ cũng kìm hãm được thôi khi những người thân của họ cũng bị chà đạp bởi chính những người đồng chí của họ, điều này đương nhiên sẽ xảy ra bởi số người bị chà đạp ngày càng nhiều. Với giới QĐ, hiện nay họ gần như đứng ngoài mọi va chạm giữa nhân dân với chính quyền, nhưng tiếng nói của QĐ thì ai cũng phải nghe. Tôi cho rằng QĐ được vận hành theo trục dọc và hạn chế được kiểu lãnh đạo gia đình trị, cũng như vai trò hay lợi ích của QĐ không thay đổi trong bất cứ hình thái XH nào, trừ kiểu vua chúa ngày xưa. QĐ hiện nay cũng rất cạnh tranh về kinh tế mà chính quyền thì sao? Kiểu định làm vua như ông Dũng hoàn toàn sẽ tiến tới xâm phạm lợi ích của giới tướng lĩnh, và họ có để yên không? Đó cũng coi là một tín hiệu đáng mừng.

- Thứ ba: 
Tầng lớp trí thức: người đang bon chen phấn đấu sẽ thấy sao khi liên tục có những lãnh đạo quản lý như ông Nghị, bà Phượng, ông Tuấn (con ông Mạnh) hay ông Xuân Anh và nhiều các ông khác. Họ bị đánh bật ra khỏi chỗ lẽ ra của họ, chỗ mà họ "dấm" mãi. Tất nhiên người này không ngồi thì người khác ngồi nhưng ở đời lên thì nhẹ nhàng mà xuống thì khó khăn. Thì đâm ra bất mãn, lại còn vây cánh kéo theo nhau nữa, có thể còn mất cả tiền oan. Và nữa, chính quyền đã quá mạnh tay mà không suy xét hậu quả. Vụ ông CHHV đã là một sai lầm, đã khơi ra tính tò mò trong nhân dân, người không biết gì thì tìm hiểu để biết, người biết rồi thì thấy bất bình. Nay lại thêm vụ Nguyễn Lân Thắng, là người Việt có học một chút, nhất là ở Bắc, ai mà không biết đến dòng dõi họ Nguyễn Lân. Một dòng họ danh gia vọng tộc, ai cũng GSTS, cũng ông nọ bà kia, họ có để yên không khi con cháu họ vô tội mà bị CA bắt vào đồn, không biết có làm gì nữa không mà bị ngất xỉu phải đi cấp cứu. Họ có không làm gì thì suy nghĩ về chính quyền cũng khác đi, rồi còn bạn bè đồng nghiệp, còn học sinh sinh viên của họ nữa. Tôi xin được tha thứ khi tôi cho rằng đây cũng là điều đáng mừng, tôi cầu chúc từ đáy lòng cho anh Thắng tai qua nạn khỏi.


Lời kết:
Là sự vội vàng thiếu cân nhắc, hay đã được viết thành chương thành hồi, tôi vẫn cho rằng ông Dũng đang chệch đường. Là tín hiệu đáng mừng về thái độ, hay là sự xuống cấp của XH, tôi vẫn cho rằng đã có những thay đổi.

Thần dân Vương quốc Chuột 11/11/11

7 nhận xét:

  1. Như một chuyên gia phân tích của Bộ chính trị !

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này đáng suy ngẫm lắm!

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay, nhưng phông chữ của bạn khó đọc quá. Chữ thì to nhưng hàng chũ thì quá mau rất khó đọc, chán ốm. sửa đi bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Em ấn tượng về bài viết này

    Trả lờiXóa