Cuộc sống đầy rẫy những khó khăn vất vả. Để có một chuyến đi lên với các em nhỏ vùng cao Than Uyên - Lai Châu của những tấm lòng hảo tâm đã là một chuyện không dễ. Vậy mà, lên đến đây, nhìn thấy cuộc sống của các em thơ, mần non của đất nước quê hương. Khi nhìn thấy và chứng kiến tận mắt cuộc sống của các em thơ dân tộc thiểu số, mọi vất vả khó khăn hay buồn nản của chúng tôi tiêu tan hết thảy. Các em đã làm cho mỗi chúng ta không khỏi trăn trở nghĩ suy! Không chỉ trong những khoảnh khắc sống ở nơi đây, bên các em, mà những câu hỏi cứ đeo đẳng mãi trong tâm thức mỗi con người.
Những tấm ảnh sau là cảnh các em bé học sinh trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) phải xách nước giếng về lọc trong một chiếc xô tôn hay xô nhựa đúc để lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Nơi đây nguồn nước rất khó khăn. Chính nơi mà các em đi lấy nước về để rồi "Sử Lý" cũng là nguồn nước phải đi xin nhờ nhà dân.
Từng chai nước giếng. |
Từng chai, từng chai các em phải đi xin từ giếng về. |
Đổ vào đây, thiết bị lọc nước Made in: nơi chốn "Thiên đường" |
Rồi vui vẻ đợi chờ, nét mặt vô tư như Thiên thần. |
Mỗi ngày như mọi ngày, cuộc sống vẫn phải đi qua nơi này. |
Từng nhóm các em phải sinh hoạt trong nguồn nước như thế này, nhưng cũng chỉ có vài cái máy lọc nước của "thiên đường" như thế thôi. Hàng ngày, hàng tháng trong nhiều năm đã trôi qua vẫn vậy. Cụ thể năm học 2011 này, có 230 học sinh dân tộc nội trú, cùng với toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ CNV của trường trung học cơ sở nội trú Xã Tara (cấp 2) sinh hoạt học tập và giảng dạy trong điều kiện chỉ có một nguồn nước và máy lọc nước Made in "Thiên đường" vậy.
Và đây là phòng ngủ hàng ngày, hàng đêm của các em. Cùng những kiến thức được học trên lớp là những đói no của ngày thường. Rất gần gũi với thiên nhiên mưa - gió - rét - lạnh - nóng, cả trăng sao và các thiên thần nữa!
Ba căn phòng nội trú mới nhất. |
Phòng bán trú bên hông lớp học. |
Không lo thiếu ánh sáng trong mùa hè. |
Khó giữ nổi gió lùa trong mùa đông. |
Không có gì cần bí mật |
Toàn bộ 230 em học sinh dân tộc thiểu số phải sinh hoạt trong điều kiện thế đó. Cố lên các con nhé, Đảng và Nhà Nước đang hết sức nỗ lực để mang tri thức đến cho các em, để vùng núi tiến kịp miền xuôi. Còn chúng ta, những tấm lòng nhân hậu, hãy chung tay cho các con những điều vụn vặt của cuộc sống thường nhật.
Công trình phụ của các em cũng hồn nhiên như núi rừng Tây bắc vậy!
Phòng vệ sinh - tắm của các em đó! |
Lại nhớ bài tập làm văn hôm đầu tháng lan truyền trên FB của cậu bé học sinh lớp 11 trường Đống Đa - Hà Nội. Phân tích 2 câu thơ trong bài thơ "Thu Điếu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Bài văn của anh học trò Hà Nội bị giáo viên chấm không điểm. Trong đó có đoạn: "Nhà ông có cả một ao cá riêng cơ mà => chứng minh nhà ông "Nguyển Khuyến" giàu có bởi vì ngày nay có cái phòng vệ sinh to, lớn hình như quá xa xỉ."
Nhưng các em bé Tây Bắc cũng nhất trí với anh Thủ đô rằng, có cái phòng vệ sinh to, lớn là quá xa xỉ!
Hãy cùng chúng tôi tìm cách giúp các em. Ví dụ như một chiếc bồn nước Sơn Hà?!
Nguồn http://www.otofun.net/threads/280602-xin-xo-chua-bao-gio-em-xin-nhung-lan-nay-em-phai-xin-nhat-dinh-phai-xin-bang-duoc
Hãy cùng chúng tôi tìm cách giúp các em. Ví dụ như một chiếc bồn nước Sơn Hà?!
Nguồn http://www.otofun.net/threads/280602-xin-xo-chua-bao-gio-em-xin-nhung-lan-nay-em-phai-xin-nhat-dinh-phai-xin-bang-duoc
Hình ảnh đẹp và thân quen quá . Bài viết xúc động làm trái tim mình rung rinh
Trả lờiXóaChiếc bồn nước Sơn Hà thì không khó, nhưng phải có cơ chế nào để có nước vào bồn hàng ngày ha Thanhvd,
Trả lờiXóa(nghĩ).
@ Nặc danh 12h04 25/10
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé qua!
@ Lana
Vâng, chúng ta hãy cùng làm những điều tốt đẹp cho các em dù rất bé nhỏ!
Ta Gia chứ ko phải Tara bạn ạh.
Trả lờiXóa