Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

CÂU CHUYỆN KHOEN_ON 1

Đường lên với lớp học trên rẻo cao
Trong chuyến đi thăm điểm trường bản Huổi Cầy (Thuộc xã TaGia - Than Uyên) ngày 17/12/2011, tôi đã thực sự xúc động khi gặp cô giáo mầm non nơi đây. Cô giáo người Kinh, mới lấy chồng được 6 tháng, chồng cô cũng là giáo viên nhưng thầy dạy ở tít Tà Hừa (Thuộc xã TaGia - Than Uyên), cách chân núi nơi cô đang dạy học gần 50 cây số. Từ chân núi đi lên đến điểm trường cô dạy thì chỉ có hơn 10 cây số, nhưng phải di chuyển hơn 1 tiếng đồng hồ, xuyên qua những cánh rừng cô độc lúc nào cũng 1 bên là núi cao, 1 bên là vực sâu mới đến nơi cô giáo dạy học.

Một điểm trường lẫn trong đá núi
Cứ chiều thứ 6, hoặc trưa thứ 7, thầy lại chạy xe từ Tà Hừa lên trung tâm xã Ta Gia, rồi vượt núi lên Huổi Cầy thăm người vợ trẻ của mình. Lúc nghe câu chuyện, ko hiểu sao tôi cứ hình dung ra dáng đứng cô liêu của cô giáo, trước cổng trường, đau đáu nhìn về phía trước chờ mong 1 tiếng xe máy thân quen, chờ mong 1 bóng hình thân yêu. Vì cái gì mà các thầy, các cô dành trọn những tháng ngày thanh xuân, tràn ngập sức sống của mình để cắm bản, mang cái chữ đến cho các em? Vì cái gì, khi mà nơi đây điện thắp sáng ko có, Internet thì cũng hoàn toàn ko có, điện thoại thì phải dò đúng chỗ, treo máy điện thoại lên hứng sóng thì may ra mới liên lạc được với thế giới bên ngoài.

Cô giáo vùng cao
Thật sự ko biết nói gì hơn. Có cái gì lao hơn bằng sự hy sinh thầm lặng này, khi cả tuổi thanh xuân đã gửi lại với núi rừng.





Cám ơn Photo OF; người kể chuyện PHN và các bạn!

1 nhận xét:

  1. Thật ra sự hy sinh ấy như 1 điều tất yếu vì ở đó toàn là những người tốt lành cả. Vẫn có chính sách đóng góp bao nào năm thì được chuyển về vùng xuôi nhưng những người đã tình nguyện hoặc bị phân công lên đấy sau 1 thời gian gắn bó sẽ thấy mến thương em ạ. Chỉ rất ít 1 số muốn chuyển vùng thôi, còn lại hầu như họ tình nguyện ở lại nhất là khi họ đã có chồng/vợ ở cùng nhau trên đó.
    -----
    Vấn đề là ở các nhà hoạch định ra chính sách ấy. ntn đó để không có quá nhiều sự cách biệt giữa vùng miền.
    Nên cứ mưa đến đâu thì mát đến đó – cứ lặng lẽ làm điều thiện thì chính ta là người hưởng lợi nhiều nhất từ ơn phúc đó em ạ.

    Trả lờiXóa