Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

NHÀ TRÌNH TƯỜNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ

Người Hà Nhì là một trong 54 dân tộc Anh Em Việt Nam (Trung Quốc cũng có dân tộc Hà Nhì). Người Hà Nhì hiện đang sống tập trung ở hai tỉnh biên giới phía bắc nước ta, tại hai tỉnh Lao Cai và Lai Châu giáp biên giới Việt Trung.
Ngôn ngữ Hà Nhì là thuộc nhánh ngôn ngữ Di, ngữ hệ Tạng-Miến. Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái Latinh làm chữ viết. Nhưng giao tiếp họ vẫn giao tiếp bằng tiếng dân tộc, rất ít (người lớn) biết tiếng Việt. Vài chục năm nữa thì có thể sẽ biết tiếng việt nhiều, vì trẻ em bây giờ được học trong nhà trường XHCN.
Họ sống định cư thành các bản khoảng 50-60 hộ, làm ruộng lúa nước (bậc thang) và chăn nuôi trồng trọt tương đối văn minh. Họ dệt vải và may vá thủ công, đảm bảo được nhu cầu ăn mặc.
Nhà ở của người Hà Nhì có tính đặc biệt đặc thù. Tường trình đất dày 30-40 cm, rất ít và hầu như không có cửa sổ. Mái lợp gianh dày 30-40cm. Vậy nên trong nhà đản bảo được nhiệt độ trong hai mùa nóng lạnh.
Trong entry này tôi xin giới thiệu một bản của người dân tộc thiểu số Hà Nhì tại xã Y Tý - huyện Bát Xát - Lao Cai. Nơi đây chỉ cách biên giới Việt Trung vài km đường xe máy đi được, nơi mà con sông Hồng được bắt nguồn từ bên kia chảy vào đất Việt!

Một gia đình Hà Nhì đang sửa chữa lại sân và kè lại hàng rào xếp đá

Mẫu miền xuôi, chụp trên nền một bản của người Hà Nhì có tên Lao - Chải

Những ngôi nhà san sát, tường trình và có mái lợp vật liệu hiện đại

Mái tranh theo lối làm xưa cũ, là một khu chăn nuôi của một gia đình

Nhìn rất ấm áp, vì đặc trưng ở vùng khí hậu núi cao lạnh quanh năm.
Gia đình này tương đối quy củ, bếp - chuồng trại - nhà ở riêng biệt.

Ngõ vào với hai bên là vườn rau có rào tre nứa, dưới vẫn lối quây xếp đá.

Đàn ông ngồi phơi nắng và trữ rất nhiều củi đốt

Giàn su su trước cửa. Đặc biệt những ngôi nhà rất ít cửa sổ và cửa ra vào cũng nhỏ.

Một vườn rau được kè bằng đá xếp.

Khu vực bể nước. Hầu như gia đình nào cũng có những công trình kè theo lối xếp đá.

Lại một giàn su su bên trái nhà, rợp bóng cho ngõ vào

Bếp củi trong phòng ngủ và nơi ăn. Có lẽ phải bố trí vậy để chống lại cái rét.

Chuồng gà cũng trong nhà, đảm bảo gia cầm sống được qua mùa đông.

Đối diện nơi nuôi gia cầm là một giường ngủ - bên trái cửa vào.

Những căn nhà để bảo vệ cối giã gạo lợi dụng sức nước.

Tường trình đất. Móng xếp đá. Mái lợp tấm Bro-ximang.

Mẫu Hà........Nội bên tường nhà Hà Nhì

Một cối giã gạo

Lỗ thoáng. Có thể thấy tường trình đất rất dày.

Một căn bếp. Móng được xếp đá.

Tường trình đất rất dày (35cm) nên mùa hè mát và mùa đông rất ấm áp. Mái lợp tranh dày 30-40cm
Những ngôi nhà tường trình này, người chủ nhà thường làm rất lâu. Móng được kè bằng đá xếp có chất kết dính là đất được trộn nhuyễn. Đến phần tường, họ có các bộ khuôn (Cốp pha) bằng gỗ được neo - văng như đổ bêtông-ximăng vậy. Chỉ có điều cốt liệu chỉ là đất được chế tạo đủ độ ẩm và đầm lèn chặt. Mỗi bộ khuôn cho một lớp đầm chặt có cao độ khoảng 40cm, họ làm từng lớp từng lớp cho đến khi đủ chiều cao của bức tường nhà và hoàn toàn không có cốt thép. Có thể thấy, bốn bức tường phía ngoài rất chắc chắn, vững chãi và kỹ thuật, phẳng phiu, các góc tường - cửa đi - cửa sổ rất sắc nét chứng tỏ bàn tay người thợ rất điêu luyện và kiên trì.

Họ sàng sảy gạo như người Kinh.

Để giới thiệu thêm về văn hóa của người Hà Nhì, cũng xin đưa lên đây một vài hình ảnh thiếu nữ Hà Nhì trong một phiên chợ nhằm giúp hiểu sơ qua về trang phục của họ. Thú thực tôi cũng chỉ thu thập trong một chuyến đi từ thiện nên cũng không có nhiều điều để kể trên entry này, mong các bạn ghé qua thăm rộng lượng bỏ qua.

Áo được làm thủ công tương đối cầu kỳ.

Áo nhuộm chàm - Yếm màu sáng có các chi tiết bằng bạc gắn lên.

Địu con đi chơi chợ.

Vừa bán rau củ quả tranh thủ cô Tấm nhân buổi chợ

14 nhận xét:

  1. Những bức ảnh rất hay , có cảm giác mình được đi du lịch đến một vùng miền xa lạ .
    Hôm nay em chụp bằng máy khác à , máy bắt rõ nét và rất mọng , hay tay nghề điêu luyện quá rồi .

    Trả lờiXóa
  2. Rất cám ơn tác giả vì những tấm hình thật đẹp và thật quí giá! Hic, cho tôi xin save vào náy lâu lâu mở ra ngắm, bác nhé! Mà nếu có thể, xin bác giới thiệu chút ít về dân tộc Hà Nhì, và họ sống tập trung ở địa phương nào? Nếu tôi không nhớ lầm, thì hình như ở gần Vinh hay Nghệ An gì đó, phải không ạ?

    (He he, chị Phương Lan dùng chữ rất hay: "máy bắt rõ nét và rất mọng"!)

    Trả lờiXóa
  3. Woa!chùm ảnh rất ấn tượng Thành ạ.Gió chưa lên vùng cao bao giờ. Bà con cuộc sống còn hoang sơ quá, đó cũng là phong tục tập quán phù hợp nơi vùng cao mà. Hy vọng lãnh đạo nước ta cần quan tâm hơn nữa về kinh tế, y tế cho bà con nơi đó đỡ vất vả, nhưng cứ giữ nếp làng như thế,phù hợp với môi trường sống. Có lúc người Kinh chúng ta có quá nhiều áp lực bon chen trong sự mưu cầu nên thường xảy ra stres hơn đó.
    Mến chúc T nhiều niềm vui cuối tuần nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Hê hê tớ không nhầm thì ảnh chụp ở chợ Mường Hum hoặc Y Tý. Dưng mà mấy em đó là Dao đỏ chứ đâu phải Hà Nhì. Gái Hà Nhì tết tóc rồi vắt quanh đầu, cài lại bằng lược gỗ cơ.
    Chẹp, ảnh tạm được, gái đeo kính xinh nhở!

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bạn Thành những bức hình đặc sắc nhé!
    Bạn sướng thật!

    Trả lờiXóa
  6. Loạt phóng sự ảnh của bạn cho đi du lịch ké, hiểu thêm một phần văn hóa miền Tây Bắc,
    Không biết ở giữa bức tường nhà bằng đất ấy có lõi có cốt gì không mà thẳng băng và vững chãi như tường xây gạch.
    Còn ở bài trước, nhìn hình hai cái chợ cũ và mới, thấy buồn cho người dân. Hổng lẽ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vậy sao?

    Trả lờiXóa
  7. @ chị Lan
    Cám ơn chị, em vẫn chụp xấu xấu vậy mà. Chị luôn ghé qua để em mừng nha!

    @ Ha Le
    Vâng cám ơn bác, mọi thắc mắc của bác đã được giải quyết phần nào trên entry. Mọi tấm ảnh - bài đăng trên blog nhỏ này mời bác và tất cả mọi người sử dụng thoải mái khi cần thiết và yêu quý (Nếu có nhuận bút càng tốt - he he)

    @ Gió
    Ý kiến của Gió sẽ được chuyển tới các cấp lãnh đạo liên quan và có đủ thẩm quyền...
    Cũng chúc Gió cuối tuần thật nhiều niềm vui!

    @ Chính
    Cám ơn Bạn, tôi đã có đôi điều nói ở trên, có gì sơ xuất xin được lượng thứ!

    @ hl
    Cũng bình thường thôi mà bạn. Sướng khổ tại tâm bạn ạ!

    @ Đỗ
    Cám ơn Bác về những băn khoăn trên. Về câu chuyện chợ Đồng Văn, hôm em ở trên đó có hỏi bà con và nhận được câu trả lời: Có lẽ khu chợ cũ gần khu vực văn phòng Huyện ủy nên họ di rời (đó là 1 trong nhiều lý do). Nhưng hiện đã có nhiều ý kiến phản hồi của Nhân dân về sự bất cập của khu chợ mới nên có thể chợ sẽ được chuyển lại khu chợ cũ trong thời gian tới! Hy vọng...

    Trả lờiXóa
  8. một thoáng xưa hiện về... thương yêu/

    Trả lờiXóa
  9. Cảm ơn anh về những tấm hình, không biết đến lúc nào em mới lên được HG.

    Trả lờiXóa
  10. @ Cỏ May
    Có quyết tâm là đi đc mà!

    Trả lờiXóa
  11. Khôi hài thật. Người Hà Nhì ở Lào Cai. Thuộc Trung Hoa di cư xuống đã khá lâu...khoảng 70 đời. Tìm hiểu được về họ tức là tìm hiểu được một phần nhỏ văn hoá Trung Hoa đó bạn ơi. Mình cũng đang "Nghiên..." mà chưa cứu dược tẹo nào về đời sống âm nhạc cùa họ. Chắc phải lên đó sống một thời gian mất
    Địa chỉ: Xã Ý Tý - Huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai. Hẹn gặp trên đó đi........Hix

    Trả lờiXóa
  12. em la mot nguoi ha nhi o muong te_lai chau em thay trang phuc cua ho khong giong noi em o

    Trả lờiXóa
  13. @ xuanhung
    Sao bạn lại ní là khôi hài. Tôi nghĩ, nhũng ai đang sống và canh tác - làm việc lương thiện trên mảnh đất hình chữ S này đều là bà con Việt ta cả. Hơn nữa, tôi chỉ là một con người như bao con người Việt Nam, đi đây đó để mở mang kiến thức cho mình tôi đều thấy thươg yêu và cảm mến!

    @ Nặc danh 18:51 Ngày 09 tháng 12
    Tôi chưa được đến Lai Châu và vào bản Hà Nhì nơi đó nên tôi không thể có ý kiến gì. Tôi chỉ nói những gì tôi biết và nơi tôi đã đi qua. Cám ơn bạn đã ghé thăm và tôi sẽ cố gắng một lần qua Mường Tè - Lai Châu.

    Trả lờiXóa