Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

NHÓM QUYỀN LỢI

Bài viết này là nguyên văn của Ba Láp, trong mục comment phản hồi trên trang TTXVH Basamnews. Đọc rất hay và công phu, tôi copy về và để dễ theo dõi chỉ viết đủ những cụm từ mà tác giả Ba Láp đã viết tắt (cụm từ bôi mầu).
Xin phép tác giả và trân trọng cám ơn!
“Nhóm quyền lợi”
Ba Láp 
“Hiện tượng Đinh La Thăng” có lắm “hiện tượng”. Báo “lề phải” biết cái “vùng cấm” chỗ nào cho nên chỉ chạy theo các “hiện tượng”. Nhưng điều làm cho ĐLT (Đinh La Thăng) là một “vua cỏ” hay “vỏ cua” không phải là “hiện tượng” mà là những “nhóm quyền lợi” đứng đằng sau ông ấy (“nhóm quyền lợi” ở hậu trường): Mối liên hệ làm ăn của họ là gì? QD (Quốc doanh) + “đại gia”? thế lực KT? tham vọng và kế hoạch chính trị?

Bộ XD và bộ KHĐT (Kế hoạch đầu tư), những cơ quan nhà nước không có lý do tồn tại trong nền KTTT (Kinh tế thị trường) tự do, với những “nhóm quyền lợi” khổng lồ đứng đằng sau là thủ phạm chính gây ra tình trạng giao thông kẹt cứng hiện nay, do chiếm đất (xây sân golf!) bỏ bê nông thôn làm cho nhiều nông dân không có đường sống, lấy đất thành thị biến thành “đất vàng”, cấp phép XD công xưởng, văn phòng ở nơi đông dân… dẫn đến việc cả hàng triệu người lũ lượt bỏ nông thôn kéo về thành thị mà cơ sở hạ tầng không thể nào kham nổi, nước sạch còn chưa đủ huống hồ nói đến giao thông. TT 3D (Thủ tướng ba Dũng), bộ XD (Xây dựng) và bộ KHĐT (Kế hoạch đầu tư) đều “không nổ”, chỉ để DLT (Đinh La Thăng) “nổ”? Tạo ra “hiện tượng” để tạo ra một “ảo tưởng về đổi mới”? Không có câu trả lời nếu không có thông tin về “nhóm quyền lợi” ở hậu trường.

Gần đây dân TQ (Trung Quốc) “nghiện” microblogging (twitter like), nhiều “thông tin cung đình” rò rỉ qua mạng này đến nỗi TWĐCSTQ (Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc) phải họp để siết chặt mạng này.
Khái niệm “nhóm quyền lợi” bắt đầu đề cập khi ông Dũng lên làm TT vì đây là thời điểm các quan chức và gia đình của họ đã tích tụ của cải nên lối suy nghĩ, hành động, và quyết định của họ luôn chi phối bỡi các “nhóm quyền lợi”. Trong một XH mà “quyền lợi là tất cả”, không đi sâu vào phân tích tìm hiểu các “nhóm quyền lợi” thì quả là thiếu sót. Trong một môi trường chính trị không lành mạnh thì từ “nhóm quyền lợi” trở thành một từ dơ bẩn. Nhưng cần phải có một cái nhìn thực tế về “nhóm quyền lợi”:


1) Chỉ có những XH (Xã hội)  bần cùng không có của đáng để tham thì mới không có “nhóm quyền lợi”.

2) XH luôn chi phối bỡi quyền lợi, phân chia thành những “nhóm quyền lợi”, mỗi nhóm bao gồm nhiều giai tầng XH (Xã hội)  và ý thức chính trị khác nhau, biên giới và thành phần thay đổi khi quyền lợi của nhóm trong một vấn đề cụ thể thay đổi. Ví dụ các tổ chức bảo vệ môi trường có thể qui tụ nhiều thành phần, ý thức hệ chính trị khác nhau ngoại trừ giới chủ Cty (Công ty) gây ô nhiễm…

3) Cơ chế CTKT (Chính trị kinh tế) được duy trì bỡi các “nhóm quyền lợi” cho đến khi nào quyền lợi của mỗi nhóm vẫn được duy trì, nhưng cơ chế ấy có thể là sự lựa chọn tồi cho QG (Quốc gia). Một dạng “cân bằng Nash” (Nash Equilibrium DĐKT). Đây là một trong những lý do nhiều CĐ (Chế độ) độc tài không thể tự thay đổi. Ngay cả ở những nước dân chủ phát triển, sự thay đổi cơ chế trong một lĩnh vực (cải cách y tế ở Mỹ, phúc lợi XH ở Âu châu, cắt nợ công) rất khó khăn do các “nhóm quyền lợi” bị thiệt chống lại sự thay đổi mãnh liệt, có tổ chức và tài lực.

Vấn đề không phải ở chỗ “nhóm quyền lợi”, tự bản thân nó (per se), mà là sự thiếu vắng các “nhóm quyền lợi công” ở VN (Việt Nam) để làm đối trọng, do XH (Xã hội) dân sự đã bị triệt tiêu hay hoàn toàn bị chính trị hoá. Các “nhóm quyền lợi công” độc lập phải kể ra: Nhóm bảo vệ môi trường, nhóm bảo vệ người tiêu dùng, các hội đoàn XH (Xã hội) như công đoàn lao động độc lập…
Trong nhiều lĩnh vực, CSVN (Cộng sản Việt Nam) thường tổ chức các “phong trào đi lượm rác” nhưng không bao giờ đả động đến “những kẻ xả rác” cho họ nhiều mối lợi. Gần đây ở TQ có hai vụ biểu tình lớn thành công, tổ chức bỡi blogger và microblogger, đã đóng cửa hai cty gây ô nhiễm, chưa kể hàng loạt vụ nhỏ không lên báo lớn. Việt Nam có chuyện dài muôn thuở “kênh ba bò”, sông thị vải bị ô nhiễm nặng nề bỡi VEDAN, nhưng chỉ thấy ta thán chứ không thấy sự phản kháng mang tính tổ chức, chứng tỏ XH (Xã hội)  dân sự Việt Nam hoàn toàn tê liệt.
(Chế độ) này rất tầm thường, tầm thường hơn nhiều người vẫn tưởng, không còn tư tưởng chính trị. Họ đã vứt lý thuyết CS (Cộng sản) vào sọt rác từ lâu, chỉ giữ lại “chuyên chính vô sản” để bảo vệ những “nhóm quyền lợi” của họ. Thời này đánh vào lý thuyết CS (Cộng sản) chẳng khác nào đi đánh một bóng ma, một cái không có thật nhưng đã gây ra bao nỗi ám ảnh sợ hãi cho rất nhiều người. Đây là CĐ (Chế độ)  “nói dzậy chứ không phải dzậy” cho nên không thể đánh giá CĐ (Chế độ)  dựa vào những gì họ nói. Với sự khủng hoảng KT hiện nay, một cách “hạ cánh an toàn” mà họ phải tính tới là “giải tư” một số CTQD (Công ty quốc doanh) để cho tài sản lọt vào thành phần cocc (Con ông cháu cha) hay các “đại gia” có quyền lợi KT (Kinh tế) gắn bó chặt chẽ với đảng. Một tình trạng hôi của hậu CS (Cộng sản) xảy ra ở Nga.
Nếu chế độ này có “đổi màu”, nhưng VN vẫn không có các “nhóm quyền lợi công” độc lập, đủ mạnh và có tổ chức thì chất lượng cuộc sống của người dân vẫn không mấy cải thiện, không có dân chủ, chỉ thay thế CĐ (Chế độ) độc tài này với một chế độ độc tài khác mà thôi!

5 nhận xét:

  1. Nói chung các bác muốn cải cách gì, cách mạng gì phải có tấm lòng với tổ quốc một cách sâu sắc, có trình độ chuyên môn, can đảm, tài ngoại giao để ....phát triển kinh tế => chính trị.

    Còn nếu chỉ để nói thì ai chịu khó đọc báo, nghe đài thì cũng có thể nhận định được, chẳng qua ai có khả năng, tài viết lách thì viết để lôi cuốn độc giả mà thôi.

    --------------------

    Hôm nọ, có thằng bạn học cùng đại học với em, lâu lắm không gặp nhau, hầu như không đọc báo lề trái, đặc biệt không hề hay biết về chuyện biểu tình chống Tàu....ngồi nghe nó phân tích tình hình kinh tế, chính trị mà chắp tay bái phục.

    Trả lờiXóa
  2. @Thanhvdgt1,
    Góp ý chủ nhà thêm ở cột bên: Tiện ích Bài mới hoặc lưu trử để bạn blog dễ tìm bài đã đăng.

    Trả lờiXóa
  3. Tiền là tiên là phật. Từ chỗ có tiền, họ sẽ có quyền. Khi đã có quyền, có tiền rồi thì họ sẽ có tất cả.
    Một xã hội đã bị một số thành phần thối tha, biến chất thật đáng sợ Thành à.

    Trả lờiXóa
  4. @ CĐ
    Cám ơn chú ghé qua và cho chỉ đạo. Vẫn biết vậy nhưng thôi đăng cho đỡ buồn, buồn cho thân phận một kiếp làm người tự do!

    @ Phạm Minh Tâm
    Cám ơn Bác. Chúng ta hãy luôn sống thuận hòa thương yêu trong ngôi nhà Thiên Chúa!

    @ Anh Hung09
    Em vẫn còn gà qué với vụ Blog Bleo này lắm. Bác có ở Hà Nội hôm nào em xin diện kiến Bác để học thêm ít bài vở!

    @ Chị HB
    Đồng thuận cao với chị!

    Trả lờiXóa