Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
|
Một góc của khu di tích, góc nhìn đầu tiên của du khách khi đến với Mỹ Sơn
|
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt - trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
|
Một góc khu di tích nhìn từ đền đá trung tâm (Nhìn về hướng tây) |
|
Một góc khu di tích nhìn từ đền đá trung tâm (Nhìn về hướng nam) |
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi - trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
|
Sinh thực khí nam (Linga) tại Mỹ Sơn. |
Tại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.
|
Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại ngôi đền đá trong khu di tích Mỹ Sơn.
(Nhìn từ trên xuống) |
|
Họa tiết trang trí trên thân phía bên ngoài một ngôi tháp xây bằng gạch |
|
Những cột đá còn lại quanh ngôi đền đá. |
|
Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại ngôi đền đá trong khu di tích Mỹ Sơn. |
|
Đền đá nhìn từ cánh cửa đổ nát vào trong nơi có (Yoni) và (Linga) |
|
Một tác phẩm điêu khắc trong khu bảo tồn Mỹ Sơn |
Bố cháu nghe ai thuyết minh mà viết SAI BÉT ! Mỹ Sơn, hay bất kỳ nhóm đền-tháp Champa nào đều chỉ là nơi thờ các vị thần Bà-la-môn giáo. KHÔNG PHẢI LÀ LĂNG MỘ, NƠI CHÔN CẤT gì hết.
Trả lờiXóa