Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

"...BÌNH THƯỜNG KHÔNG TÊN TUỔI..."

Để bắt dầu cho entry này, xin được trích mấy câu thơ trong bài thơ "Thơ vui về phái yếu" của nhà thơ Xuân Quỳnh:
"...
Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất
...
Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học... hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên
..."

I/. Trước khi có lời với các kụ mợ, em xin mời các kụ mợ cùng lướt qua 1 địa danh ít ai trong chúng ta từng đặt chân đến - Qua phóng sự dã chiến của 1 mợ ofer ạ:

Đến trường Trung học bán trú Tara, một trong những điểm trường sắp phải di chuyển do nơi đây sẽ bị tràn ngập nước khi nhà máy thủy điện hoàn thành.

Có nhiều sự lạ khiến em kinh ngạc.




Và đây, em đố cả nhà, đây là cái gì?

Nhìn có giống trò chơi của con trẻ ko các cụ ơi?

Vậy mà đây lại là bể lọc nước của hai trăm em học sinh bán trú của trường mầm non xã Tara, huyện Than Uyên, Lai Châu đấy ạ

Một bể lọc độc đáo mà em chưa bao giờ hình dung ra

Hàng ngày, các em mang từng chai nước xin ở 1 cái giếng của nhà dân gần đó lên bể lọc

rồi lại đứng hứng từng chai nước đã được lọc, để đun, nấu phục vụ cuộc sống của các em nơi mái trường nhỏ bé, liêu xiêu\

Sau giờ học, các em lại tranh thủ ra bể lọc đợi lấy nước.

Ánh mắt bình thản, khuôn mặt trầm tư, làm sao lại có thể có được trên những khuôn mặt trẻ thơ đến thế?


Phải chăng vì các em đã quen đợi chờ? Hay phải chăng vì các em đã quen với thiếu thốn? Nên ước mơ ko còn làm cho đôi mắt ánh lên những khát khao, và làm cho những đôi chân hiếu động ngoan ngoãn đứng yên, khiến cho buổi chiều hôm đó như trùng lại trong một nhịp sống chậm buồn man mác, như là nhịp sống của 1 thế kỷ trước chứ ko phải là nhịp sống của những ngày hôm nay.

Những hình ảnh như các kụ mợ đã thấy trên đây chỉ mới phản ánh 1 phần khó khăn, không, phải nói là rất khó khăn ở những ngôi trường nơi này. Không biết nói gì hơn nữa, xin thay lời các cháu, các thầy cô giáo nơi đây, cũng là thay lời 1 nhóm thành viên OF, mong nhận được sự ủng hộ của các ofer để giúp đỡ cho nhà trường, cho các cháu. Vì đại đa số các kụ, mợ hay vào ra box từ thiện chắc chắn đã quen với việc nhận được những lời kêu gọi thế này, em xin không dài dòng nữa ạ.
Nhóm từ thiện của mợ Phan huyền Nhi hiện đang kêu gọi ủng hộ 2 bình nước Inoc Sơn Hà, mỗi bình khoảng 3.000 lít, giúp cho nhà trường và các cháu có đủ nước sạch để sinh hoạt (hiện nhà trường cũng đã bằng cách nào đó mà xin được đường ống dẫn nước, máy bơm để đưa nước về.Nhưng bể lọc thì chưa có - nhà trường - thầy cô - phụ huynh...nghèo như nhau)
Mong nhận được sự ủng hộ của các kụ, các mợ. Hic.. nếu có kụ nào ủng hộ luôn cái bể thì nhất nhần nhật...  không thì ta gom dần vậy
(mợ PHN hiện đang có chút công cán nên nhờ e lập thớt này)
Dự kiến 2 bình lọc sẽ được chuyển đến nơi trong chuyến đi vào ngày 16, 17 và 18/12 (DL) ạ.
Sauken - otofun.net 



II/. Ta Gia là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Than Uyên - tỉnh Lai châu, Phía Đông giáp huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp xã Mường Kim, phía Nam giáp xã Khoen On. Địa bản trải dài theo Sông Nậm Mu, địa hình phức tạp, hiểm trở, nhiều sông suối chia cắt, các thôn bản đãcó đường giao thông liên thôn tuy nhiên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt về mùa mưa. Dân cư sống không tập trung, nhiều thôn bản nằm cách xa trung tâm xã như (Bản Hì, Bản Huổi Cầy, Bản Noong Quài, Bản Mì, Bản Mè…, toàn xã có 10 thôn bản; Với tổng diện tích tự nhiên là 9.564,6 ha, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó: Dân tộc Thái chiếm 75 %; dân tộc H'Mông chiếm 17 %; dân tộc Khơ Mú chiếm 8%.

Trường PTDTBT THCS xã Ta Gia được Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2011, trường hiện tại nhà trường có 325 học sinh vơi 217 học sinh ở bán trú. Khu nội trú của nhà trường được làm tại trung tâm xã và trong diện tích khuân viên của nhà trường, khu nhà ở cho học sinh hiện tại 18 phòng ở bán trú, 100% phòng ở là tạm do nhân dân tự làm. Hiện nay do thiếu phòng ở nên học sinh ở rất chật chội, điều kiện sinh hoạt và học tập của các cháu gặp rất nhiều khó khăn. Bình quân 10 học sinh trên một phòng không quá 18m2.
Trường PTDTBT THCS xã Ta Gia là trường duy nhất của xã Ta Gia đang thực hiện giáo dục bậc THCS cho toàn bộ học sinh của xã Ta Gia, để đến được trường và theo học các em học sinh phải xa gia đình và đến ở tại trường để theo học (do nhà các em ở xa trường, điều kiện đường rừng núi không cho phép các em có thể đi đến trường và đi về trong ngày). Học sinh của nhà trường 100% là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú và dân tộc H'Mông) sống dựa vào sản xuất nông nghiệp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đồ dùng phục vụ cho các em đến ở bán trú còn thiếu thốn, hoàn toàn do nhà nước đầu tư hoặc do các tổ chức từ thiện tặng các em để đáp ứng tối thiểu cho việc các em học sinh ăn ở bán trú.
Các trang thiết bị trong phòng ở các em đều tạm bợ chỗ ngủ dùng bằng phản, không có chỗ để các đồ dùng cá nhân, vách làm bằng lứa và được căng một lớp bạt để chắn gió, mưa, nắng, điều kiện khí hậu khắc nhiệt dẫn đến việc ăn ở cho các em học sinh gặp khó khăn vất vả. Trường ko có giếng nước do địa bàn ko có nguồn nước, do vậy hàng ngày các em học sinh phải xin nước ở các hộ dân xung quanh, đem về lọc bằng bể lọc tự tạo. Hiện nay nhà trường đã xin được mấy nghìn mét ống nước để dẫn nước từ núi về trường, tuy nhiên khó khăn lớn nhất là trường lại chưa có bể chứa nước. Do vậy điều kiện sinh hoạt của các em là hết sức khó khăn.
Phanhuyennhi - otofun.net 



III/. Kết quả sơ bộ của lời kêu gọi:

DANH SÁCH ỦNG HỘ TÀI CHÍNH
..........

27. Mavica: 300k *

28. Hilux14p: 300k
29. Never: 300k
30. Bạn Never: 200k
31. Nddu: 300k *

Tổng: 16.390k (Mười sáu triệu, ba trăm chín mươi nghìn đồng VN)
.....

DANH SÁCH ỦNG HỘ BẰNG HIỆN VẬT

1. Ford_Everest: 450 ca uống nước bằng nhựa + tranh treo tường (các con vật củ quả...) + bảng chữ cái treo tường
2. Gấu nhà Rybicka: quần áo mới của trẻ em mẫu giáo.
3. Phanhuyennhi: quần áo mới của trẻ em + vở oli cấp 1
4. Me3G: 2 túi to quần áo cũ còn tương đối mới
5. thecungduoc: 1 bể nước Inoc vuông còn khá mới chứa được khoảng 1 khối nước
6. oB_Bo: 2 tấm bạt 10x4m và 5x4m, mới dùng 1 lần (mua để cho F1 cắm trại)
7. Trung tâm nghiên cứu công nghệ và môi trường - NUSA: 1 hệ thông lọc nước SH (có thể uống luôn)
8. Daicatroc: 1 số bạt của hội Triton
9. Hainang: 500 hộp thuốc bổ cho trẻ em
10. Leviatang: 5 bảng học chữ cái + số = giấy có nẹp + móc treo tường; 1 bảng học chữ cái = gỗ; 1 bảng học số = gỗ; 10 cuốn vở học sinh ô ly
11. Quynhanh03: Dầu gội đầu túi nhỏ + 4 cái balo còn mới của F1
.....

IV/. Ghi chú:
* hilux14p: Cái bệ để 2 cái téc (Bình lọc nước) + máy lọc e tính là phải xây trước mấy hôm, để hôm các cụ mợ lên đặt vào và lắp đặt nguồn nước mới kịp sử dụng luôn cho khí thế. Không biết nguồn nước đã về sẵn chưa nhỉ? Để lắp 2 cái téc cần phải chuẩn bị côn cút , ren ngoài , băng cuốn, kìm to ...ở  xa mà thiếu đi mua khó lắm, thậm trí không có.

* Rybicka: Cảm ơn cụ đã nhắc nhở, mọi việc em đã nhờ ae ở phòng GD huyện cũng như Huyện Đoàn mua giúp bể trên ấy cũng như lắp đặt theo yêu cầu của bên (Nhà hảo tâm) cho hệ thống lọc.


Hai bình lọc nước Inox giá khoảng 20 triệu sẽ được chuyển đến và hoàn thiện cho các em bé TaGia  trong chuyến đi vào ngày 16, 17 và 18 tháng 12 năm 2011.

3 nhận xét:

  1. Bạn Thành ơi,
    300k là 3 triệu à bạn?

    Trả lờiXóa
  2. @ hl
    "...BÌNH THƯỜNG KHÔNG TÊN TUỔI..." thì làm sao có 3 triệu đâu bạn, là 300 nghìn đồng VN thôi. Tổng thu của 31 nick được mười sáu triệu, ba trăm chín mươi nghìn đồng VN bạn!

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn anh đã nhiệt tình ko mệt mỏi vì các cháu trên những đỉnh núi cao.

    Trả lờiXóa