Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

BIẾT NÓI SAO?

Tháng 12 năm 2011 tôi có chuyến đi cùng đoàn thiện nguyện lên huyện Than Uyên - Lai Châu. Trên đường vào thăm và trao quà cho điểm trường Noong Quài thuộc trường tiểu học xã TaGia gặp hình ảnh này.

Em bé Noong Quài - Lai Châu. Ảnh PHN
Và tôi nghĩ, bọn trẻ ở đây sao khỏe vậy. Chúng đã quen với những rét mướt từ khi cất tiếng khóc chào đời. Để khi tôi bấm máy ghi lại là lúc nhiệt độ ngoài trời khoảng 10 độ C. Chúng tôi đợi đò một lát mà còn xuýt xoa vì rét, một cô trong đoàn còn phải đốt lửa sưởi. Xin các bạn đừng so sánh gì nhé, chỉ là chúng tôi không chịu nổi rét thôi.
Gần đây nhất, chúng tôi có chuyến đi thăm và tặng quà trên điểm trường Xéo Dì Hồ thuộc huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Hôm đó trời không rét, nhưng một thành viên trong đoàn chụp được tấm ảnh:

Em bé H'Mông 
Tối đó, về xem được sao thấy nhớ tuổi thơ của mình vậy. Cái thời đã cách đây hơn bốn chục năm thì hình ảnh này là chuyện thường tình, cái thời cả xã hội ăn còn chưa đủ no thì trẻ em cởi chuồng thì quá thường.
Tôi cũng chụp được hai bức hình sau:

Em bé đang chơi với một tấm tôn, chúng tôi đã làm em sợ chạy.

Thày hiệu phó trường tiểu học Xéo Dì Hồ phải dỗ dành em.
Tôi được thày hiệu phó trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ đưa đi thăm điểm trường cắm bản Củ Dể Xeng. Từ điểm trường chính tới đó khoảng 6km, đang đi thì gặp em bé người dân tộc này. Tôi đề nghị thày đứng lại để chụp ảnh. Thấy nao lòng quá, mặc dù trời nắng ấm nhưng trong tôi thấy lạnh lạnh.
Tôi hỏi thầy: Chắc em nhỏ này không có trong "biên chế" học sinh của thầy. Thầy nói đúng vậy anh ạ. Chợt nghĩ không biết lần trước tết em bé này có lên điểm trường để nhận được một chiếc quần ấm, mũ ấm mà các cô bác trong đoàn thiện nguyện lần đó đã chuẩn bị cho các con không có trong "biên chế" hay không?!
Tôi lại hỏi thầy: Thế nếu những người như bọn anh, làm từ thiện, muốn mang đủ quà cho cả các em bé không "Biên chế" này thì liên hệ qua cán bộ ủy ban xã họ có nắm hết không? (Để nếu có dịp tặng quà thì tính cả số lượng các con không "biên chế"). Thầy giáo nói: Hỏi xã cũng chẳng có được con số đâu, chỉ có bọn em ăn bản - ngủ bản - thức là chống gậy đi gọi học sinh - tỉnh táo là dạy học mới nắm được thôi anh ạ!
Một câu chuyện nhỏ mong những tấm lòng thiện tâm biết thêm.
Ngổn ngang lên núi rồi lại ngổn ngang xuống núi trong bao nỗi trăn trở! 
Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.

13 nhận xét:

  1. "Ngổn ngang lên núi rồi lại ngổn ngang xuống núi trong bao nỗi trăn trở!"
    -----
    Đó là tâm trạng của bất cứ người thiện nguyện nào đã lên tới những vũng khốn khó đó.
    hãy bình tĩnh từ những nơi tối hẹp nhất định sẽ tìm ra con đường sáng lạn thôi em ơi! Chúng ta hãy tin tưởng và đoàn kết là đựoc thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì cứ ngổn ngang và luôn bình tĩnh chị à, em đâu có phải một lần làm thiện nguyện!

      Xóa
  2. Những hình của anh đăng nhiều người có sở thích "xê dịch" đều nhận ra và từ đó tác động họ phải thay đổi suy nghĩ. Sự chênh lệch giữa miền xuôi và miền ngược đến mức đáng sợ!

    Những nhân sĩ - trí thức mạng, nhưng nhà đấu tranh dân chủ bằng bàn phím, bằng phỏng vấn đài báo nước ngoài nếu như họ không thực tế kinh qua những hình ảnh, câu chuyện đại loại như blog của blog thanhvdgt1 (cũng có một số trên Internet), của những dân oan, người cùng khổ, đồng bào dân tộc thiểu số thì họ chỉ là những người thuần túy lý thuyết, kinh viện,....mãi mãi chỉ là chém gió thôi.

    Thay vì hằng trăm nhân sĩ-trí thức mạng tập trung công lực kêu gọi trả tự do cho CHHV, tốn bao giấy mực bàn tán, phát tán mấy năm qua thì chính mỗi cá nhân họ làm giúp đỡ, tư vấn luật pháp cho những người dân nhất là nông dân còn có ý nghĩa thực tế hơn, có tác dụng hơn đối với số đông người lao động trong bối cảnh hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỗi người chọn cho mình một con đường - Họ thấy đúng đắn trên con đường họ chọn thì họ dấn thân mà em. Anh thì nghèo khó và lớn lên trong hoàn cảnh quê mùa từ tấm bé nên anh thấu hiểu và đồng cảm với nỗi khó khăn của những miền quê xa xôi hẻo lánh. Nơi đó có những nóc nhà cô liêu trong sương chiều - trong ngôi nhà đó có những con người đói rét đến cùng cực theo mình nghĩ thế. Và anh dấn thân, mặc dù anh chỉ là một thằng đang thất nghiệp. Nhưng không vì vậy mà anh chùn bước hay tham lam. Anh luôn là chính anh, để một ngày nào đó, có ai đó lâu rồi không gặp sẽ gặp lại và họ không phải chỉ mặt anh mà phải nói ra những ngôn từ họ không muốn nói về anh - thế thôi!
      Còn những suy nghĩ của em anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu được vậy thì có khi anh lại thất nghiệp ngay chính trong sự thiện tâm của mình!
      Anh luôn mong đến em những điều tốt lành - may mắn nhất đó Đức. Chúc em sức khỏe!
      Nếu có một ngày nào đó rảnh rang, anh muốn được cùng em một lần rong ruổi trên những cung đường khốn khó của vùng núi đói nghèo!

      Xóa
    2. Mỗi người đều có thể lựa chọn 1 công việc mà mình thích. Nhưng em đang có gia đình của mình nên cũng phải đồng thuận từ trong gia đình mình thì công việc mới trôi chảy. vì tất cả những việc làm tốt lành của mình cũng không mưu cầu gì ngoài cảm giác được sống trong sự bình an và hp từ chính gia đình bé nhỏ của mình.
      -----
      Người vợ biết chăm lo, động viên ủi an, tự hào về công việc của chồng/con cái tin tưởng học tập tấm gương của cha - Chị nghĩ em xứng đáng được hưởng niềm hp giản dị đó từ chính tổ ấm của mình - vấn đề là em sẽ kiên nhẫn, giải thích, sắp xếp việc gia đình và niềm đam mê của mình ntn thôi em mến thương ạ!

      Xóa
    3. Toi-dong hanh cung ANHlúc 14:42 28 tháng 2, 2012

      "Thay vì hằng trăm nhân sĩ-trí thức mạng tập trung công lực kêu gọi trả tự do cho CHHV, tốn bao giấy mực bàn tán...."
      Tiến sĩ CHHV vô tội ,Tổ quốc và nhân dân sẽ phá án cho anh .Và chúng tôi nguyện đồng hành cùng anh .

      Xóa
  3. Nói thật là không nên đưa đồ ủng hộ vào Ủy ban nhờ cán bộ xã đâu Thành ạ, nếu mình trân trọng những món đồ đó và mong muốn nó đến được những nơi thật sự cần nhất. Nói thế không phải 100% trường hợp là không đáng tin, nhưng bạn muốn bao nhiêu % số đồ mang lên đó đến được với dân nghèo?
    Thầy giáo nói đúng đấy.
    Nhóm Gánh hàng xén và Giỏ tính là mỗi lần lên đi vào những điểm bản nghèo thì gởi lại các thầy cô thêm một ít quần áo "ngoài biên chế" nhờ các thầy cô cho dân - dân họ biết cũng đến xin đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. maria Giáng Hiềnlúc 08:00 27 tháng 2, 2012

      Không đâu Lana! Mấy lần vừa rồi bọn chị tới tận nơi và phát hết số quần áo, giầy dép tới tận từng người một đấy.

      Còn 1 số ít mới gửi lại các thầy cô cắm bản. Chị biết món đồ đó mang lên đâu có dễ nên bọn chị không có tin ai đâu. Kể cả bể cũng thế: tới tận nơi xem xét xây trát tới đâu rồi mới đưa dần Lana mến yêu ạ!
      -----
      Cảm ơn sự quan tâm theo dõi và sự góp ý chân thành, hữu ích của em!

      Xóa
    2. Vâng thưa Lana. Không nên trông cậy nhiều vào một cơ quan hay những người đã đánh mất niềm tin. Ý tôi chỉ là nên tham khảo thêm danh sách các em bé chưa đủ tuổi đến lớp hoặc không đủ điều kiện đến lớp cho mỗi chương trình của chúng ta thôi mà.

      Xóa
  4. Năm ngoái bọn chị cũng đí làm từ thiện theo mô hình xóa nghèo cho hộ nghèo nhất bản ( thông tin hộ nghèo do cán bộ thôn bản đưa) .Đoàn thiện nguyện mang đủ thứ đồ dùng vật dụng lên trang bị cho một gia đình cộng thêm một số tiền mặt làm vốn .Tay bắt mặt mừng cảm động lắm , sau chuyến đi về ai cũng hỉ hả , nhưng sau mới biết đó không phải gia đình nghèo nhất mà là người nhà của cán bộ bản . Biết thế cả bọn méo mặt em ạ .
    KHó vào nhà em quá , hôm nay mới vào được đấy .

    Trả lờiXóa