Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

ĐỘNG HUYỀN KHÔNG - NGŨ HÀNH SƠN - TRƯỜNG SA

Ngũ Hành Sơn cách xa Đà Nẵng khoảng 7 km thuộc đông bắc làng Hòa Quế, quận Điện bàn tỉnh Quảng nam (từ năm 01-01-1997 Ngũ Hành Sơn được đổi tên thành một quận của thị xã Đà Nẵng là Quận Ngũ Hành Sơn rộng 36,5 Km2). Ngũ Hành Sơn màu sắc thay đổi theo thời gian sáng chiều, từ màu lục sang màu xám hay đen, đó là những nét đặc thù độc đáo.
Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Mỹ khê kéo dài đến bán đảo Tiên sa. Theo địa chất học, người ta cho là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều phù sa bồi đắp, nối liền với lục địa những núi này bị nước mưa và khí hậu tác dụng xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ dị, làm cho núi có những sắc thái đặc thù.
Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Ngũ Hành Sơn bao gồm 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn, Thổ Sơn.
Theo truyền thuyết vào đời nhà Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông trị vì từ (1460-1497) đã khám phá ra Ngũ Hành Sơn. Trên các cụm núi đó thờ thần linh, là lãnh địa Amaravati tức Cổ Lâm Ấp đất đai của Chiêm Thành, trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Theo tài liệu đại sư Huệ Đạo Minh đầu tiên tu ở núi Thủy Sơn trong hang động dựng tấm bia thứ nhất "Ngũ Uẩn Sơn". Ngày nay gọi là động Vân Thông năm Tân Tỵ (1640). Tấm bia thứ hai ở động Hoa Nghiêm năm Canh Thìn (1641)
Động Huyền Không đi qua cổng vòm có 3 chữ Huyền Không Quan, cửa hơi hẹp động tối, những bậc đi xuống sâu, giữ cửa động có tượng hình ông Thiện và ông Ác, như nhắc nhở con người phải thánh thiện, từ bi khi đến cõi sắc không của Phật. Vào trong hang có ánh sáng từ trên cao chiếu qua lỗ trống trên động, càng làm vẻ đẹp lung linh huyền bí, vòm Động cao nhủ thạch bám vào vách tạo nhiều nét đẹp thiên nhiên, và bàn tay con người tạo thêm nhiều hình đẹp như tượng Phật Quan Âm, được điêu khắc công phu trên bệ thờ, phiá bên phải là ngôi chùa nhỏ Trang Nghiêm Tự, bên cạnh có thạch nhũ nhỏ nước tí tách, dưới nền có khối đá điêu khắc tượng của người Chàm, khung cảnh hư ảo trong hang động tạo cho du khách như sống với thế giới vưà hư vừa thật, lấy tay vỗ lên trên đá nghe như tiếng trống bình bịch.
Động Huyền Không trên bàn thờ có tượng Thiên-Y-A-na- Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là "cắt huyết gà để thề" những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cổ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà.
Một số hình ảnh chụp động Huyền Không tháng 01 năm 2012.
Trường Sa đi đến Ngũ hành Sơn
Cửa vào động trong chiều tà


Từ bi vô lượng cứu quần sanh.

Động Huyền Không.

Lối thông lên Trời.






Ra về mà lòng bâng khuâng!

4 nhận xét:

  1. mình đi trước mà chả tìm thông tin được như Bạn, ảnh còn ko kịp rửa nữa cơ:(( triệu quang phục quá!

    Trả lờiXóa
  2. Ảnh đẹp quá!Chị đi Đà Nãng 2 làn rồi mà chả biết động này.Tiếc thật.

    Trả lờiXóa
  3. Ờ quê mình cũng ở Đà nẵng mà chưa đi động Huyền không bao giờ . Tiếc !

    Trả lờiXóa
  4. biết thế mình xin đi cùng roài :)

    Trả lờiXóa