Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

LỐI NHỎ CỦA NHỮNG NGƯỜI NHỎ

THÙY LINH - Nguồn: buudoan.com


Rồng rắn lên mây... Hihi...

Trước khi lên miền núi để thực hịên những chuyến đi thiện nguyện, tụi mình bao giờ cũng hỏi trước: Đường xá thế nào? Xe ô tô có vào được đến nơi không? Những xe gì có thể đi được…v.v…v.v…Vì sẽ rất khổ cho cả người ở xa đến và chủ nhà đón khách nếu xe chở đồ lên mà không vào được tận nơi thì “kính chả bõ phiền”… Đã có chuyến đi khổ chủ (mà là các thầy cô giáo hoặc dân bản) phải cơ khổ đi xe máy ra đón tụi mình vào trường, nhất là khi trời mưa, sương mù…Còn đi bộ thì không tính, coi như được ngắm núi non hùng vĩ đẹp kinh hoàng của vùng Tây bắc Tổ quốc. Những con đường như thế nhiều vô kể, ở khắp nơi vùng non cao. Mấy chục năm xây dựng và phát triển vẫn những con đường ấy gắn bó với đời sống người dân vùng núi, chả mấy thay đổi. Chắc nơi này dân không biết Bộ Giao thông vận tải là cái gì, để làm gì? Giờ sắp có phí lục lộ đánh vào đầu các phương tiện giao thông, kể cả xe máy thì chắc dân sẽ biết Bộ ấy làm gì và họ sẽ được “hưởng” cái gì…
Này nhé…
Mất 1,5 giờ mới vượt được con đường rêu phong này để vào bản Lũng Cà - Con đường này hàng ngày dân vẫn đi và gùi đồ xuống chợ bán


Xe máy này có phải trả phí?



Đường khô dễ đi nhất rồi đấy...


Những con đường đất đỏ Tây Nguyên...Mùa mưa, người dân phải lội bùn hơn 40km như thế này để từ Măng Buk ra quốc lộ...


...Có lúc người phải vác xe lên vai để lội bộ...


...Ô tô phải để ở đây để vào Măng Buk vì không thể...





Đường bào bản Pa Cheo...Tay lái lụa H'Mông mới dám đi con đường sương khói này... Mù, trơn, trượt, hiểm...


Hàng ngày các cô giáo vẫn đi con đường này để vào bản dạy học...Họ có phải trả phí giao thông? Còn xe hay hư hỏng vì đường xấu thì ai trả cho họ?




Đường vào bản và lớp cắm bản ở Sin Cơ - Dân phải lấy xích lắp vào bánh xe máy để đi con đường này. Mình chưa hình dung họ đi thế nào? Nhưng các cô giáo bảo họ đi rất giỏi...


Một buổi tối, xe Inova không thể vượt cái dốc trơn trượt này để về Y Tý nên tụi mình được làm khách qua đêm của các cô giáo mầm non Sàng Ma Sáo.


Đọan dễ đi nhất khi vào lớp cắm bản Kin Sáng Hồ và Nậm Pẻn I, II


Các cô giáo nhìn xem đám khách vượt cung đường dốc kia thế nào? Nhưng hóa ra chưa phải đọan khó đi. Cô nàng đi cùng đoàn ngồi xe máy do một thầy giáo chở đi mà còn bị...say nôn nao vì đường sóc...(Sàng Ma Sáo)



Cầu liên hợp tre nứa lắt lẻo...Mùa lũ sẽ chia cắt bản, trường học với bên ngoài (Sàng Ma Sáo)


Trường ở phía xa kia kìa...

Leo dốc lên trường... Các thầy cô vẫn chạy xe ở con đường này để theo nghề dạy học. Họ bị thu phí không nhỉ?


Từ chân dốc leo lên trường ở đỉnh núi hơn 1km (Sin Cơ). Ở đây chả cần ai chỉ đạo thì dân chúng đều lựa chọn phương tiện "căng hải".

Những con đường nho nhỏ, dành cho những con người nhỏ bé, số phận bé bỏng trong một đất nước rộng lớn, nhiều quan chức lớn, ra nhiều chính sách vĩ đại thương dân, vì dân, cho dân...

5 nhận xét:

  1. Nhìn những bức ảnh này lại càng cảm phục tinh thần và tấm lòng nhân hậu của chủ blog và mọi người trong đoàn tình nguyện.
    Đó là những tấm lòng vàng, vô cùng quí giá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị rất nhiều về những sẻ chia - đồng cảm với bọn em. Mỗi chúng ta, mỗi người đều có một hoàn cảnh điều kiện, không thể ai giống ai, nhất là khi mà xã hội ngày càng đi xuống chí ít là về kinh tế. Vậy nên trân quý lắm thay những lời động viên an ủi và lòng tin cũng như sức lan tỏa của cộng đồng!
      Cám ơn chị Hiền Giang!

      Xóa
  2. có lên đến tận nơi mới thấy hết nỗi khổ của các thầy cô cắm bản, nghị lực và ý chí của các thầy cô đáng để mọi người suy nghĩ

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Tổng hòa của những bất hợp lý chị gái à. Thôi thì hãy cố làm những điều baes nhỏ nhất trong sự nỗ lực có thể của cá nhân mình để mang lại điều tốt lành nào đó cho các em thơ - cho người dân tộc thiểu số!
      Cám ơn chị đã sẻ chia!

      Xóa