Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

HIỂU ĐỜI - Sưu tầm

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.

Sau khi đọc "Ngửa mặt kêu Trời"

Cái nghèo chẳng dễ hiểu đâu
Xa sâu như tiếng đàn bầu trong khuya
Linh thiêng lời mẹ dăn dò
Kiếp người là một gánh lo hãi hùng…

LO SỢ - Vũ Hoàng Chương

Trên lớp sóng mây viền ánh sáng,
Con thuyền trăng bạc lững lờ trôi.
Đêm nay bánh lái trầm hương lỏng,
Không biết ai trêu tháo trộm rồi.
Đem giấu cả bơi chèo gỗ quế,
Để Hằng Nga sợ nép trong khoang;
Gió khuya lồng lộng từ muôn hướng,
Xô chiếc thuyền cong dọa mãi Nàng.
Biển mây sóng nổi càng to gấp.
Bọt trắng dâng lên qua mạn thuyền
Vũ trụ say nhìn trăng lảo đảo,
Chừng e sóng lật cướp người tiên.

Lời kỹ nữ(*) - Vũ Hoàng Chương

Lời kỹ nữ(*)
Vũ Hoàng Chương

Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa;
Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời;
Khách không ở, lòng em cô độc quá!
Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả,
Tay em đây mời khách ngả đầu say;
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây,
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử.
Chớ đạp hồn em!
Trăng về viễn xứ.
Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn.
Gió theo trăng từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn,
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng
Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng,
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành;
Vì mình em không được quấn chân anh,
Tóc không phải những dây tình vướng víu,
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo,
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt,
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi.
Người viễn du lòng bận nhớ xa khơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước.
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt.
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi.
Du khách đi.
Du khách đã đi rồi.
* Thơ Xuân Diệu trong tập “Gửi hương cho gió”(1945).

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Đắng lòng trường học vùng cao

(Dân trí) - Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm. Nơi ở cho học sinh nội trú là những túp lều lụp xụp còn khi nhắc đến cụm từ “nhà công vụ” thì giáo viên chỉ biết xót xa đắng lòng.


Đó là thực trạng trường lớp của xã Na Cô Sa, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đây là một trong những xã nghèo nhất cả nước khi mà 4 yếu tố để phát triển đời sống kinh tế xã hội là “điện, đường, trường, trạm” vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn.

Từ thành phố Điện Biên, để đến được Na Cô Sa cần phải vượt hơn 150km đường đèo đến ngã ba xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé. Từ ngã ba này cần phải tiếp tục đi khoảng 26km đường đất dốc, nguy hiểm. Nếu là những ngày khô ráo thì cần phải mất gần 2 giờ đồng hồ, còn nếu trời mưa thì mất khoảng 8 hoặc 9 tiếng thậm chí là không thể đi được vì đường quá trơn.

Đón chúng tôi tại ngã ba xã Quảng Lâm, anh Trần Ngọc Kiên - phó phòng GD-ĐT huyện Mường Nhé nhắc nhở: “Hiện nay ở Na Cô Sa vẫn chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại cũng chưa đến được nên nhà báo cần chuẩn bị mọi thứ cần thiết ở ngoài này trước khi chúng ta lên đường”.

Thầy Cường - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Lâm, người tình nguyện cùng với anh Kiên đưa chúng tôi đến Na Cô Sa tâm sự: “Trước năm 2009, Na Cô Sa là một điểm trường phụ của xã Quảng Lâm. Ngày đó đường xá chưa được như bây giờ, thầy cô muốn vào trong đó phải đi bộ dưới lòng suối từ sáng sớm đến chiều tà mới đến nơi. Từ khi tách ra thành lập xã thì được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn nhưng vẫn còn gian truân lắm”.
Cũng theo thầy Cường, thì vào những ngày mưa nếu đường không quá trơn để đi được xe máy thầy cô ở Na Cô Sa phải chế thêm cho lốp xe thiết bị chống trượt bằng cách buộc xích hoặc dây cao su vào lốp.
Trong chuyến công tác lần này, rất may mắn cho chúng tôi khi mà những ngày qua ở huyện Mường Nhé không có mưa nên đường vào Na Cô Sa thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chặng đường đến UBND xã Na Cô Sa chỉ khoảng 18km nhưng chúng tôi cũng phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ. Sau khi gửi xe tại đây tiếp tục vượt khó 6km đường mòn nhỏ chúng tôi mới đến được điểm trường chính của Na Cô Sa.

Chồng chất khó khăn

Đứng trên bãi đất trống dốc ngược xuống, thầy Cường chỉ tay về phía những khu nhà lụp xụp thông báo: “Chúng ta đến nơi rồi. Đây là cơ sở chung của cả trường tiểu học và THCS Na Cô Sa”. Nhìn hướng thầy Cường chỉ mà chúng tôi giật mình bởi mặc dù đi thực tế ở các tỉnh vùng cao tương đối nhiều nhưng đây là lần đầu tiên được chứng kiến một điểm trường chính có cơ sở vật chất nghèo nàn đến vậy. Toàn bộ khu vực trường đều là những ngôi nhà tranh tre, nứa lá sơ sài. Mặc dù còn cách trường một khoảng đất trống nhưng không khó để có thể nhìn thấy rõ những hoạt động của cô và trò trong lớp.


Toàn bộ khuôn viên trường tiểu học và THCS Na Cô Sa nhìn từ trên cao.

Trường học được bố trí thành 3 khu nhà. Mỗi khu nhà được chia ra thành các phòng học nhỏ. Ngăn cách giữa các phòng chỉ là một tấm vách mỏng được làm từ tre, nứa. Thứ sang nhất trong mỗi phòng học là bảng viết và những bộ bàn ghế kiên cố do các dự án rót về.

Rừng nến cầu nguyện - Phan the Hai

Đốm lửa nhỏ thiêu cháy đồng cỏ lớn. Những gì đã và đang diễn ra ở Bắc Phi và Trung đông đã chứng minh cho nhận định đó. Biết đâu, nhờ ơn Tiệc, Cù Huy Hà Vũ trở thành một đốm lửa ở xứ Thiên đường. Tại sao không!

P.T.H.

Về sự sợ hãi

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.

Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.

Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

GS Ngô Bảo Châu

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam

Trả lời:
TUYÊN BỐ CỦA MARK TONER, QUYỀN PHÓ PHÁT NGÔN VIÊN

Việt Nam: Việc kết án nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ

Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ”. Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.

Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm!

Góp đôi lời với blog Hồ Hải

Bi đừng sợ! Đừng sợ khi mà xã hội nơi em đang sống quá xấu xa, bì ổi thối nát và mục rỗng, không định hướng không giáo dục, không công ăn việc làm, không của cải vật chất cho xã hội. Xã hội không có những chủ thể đích thực là những con người chân chính. Đừng sợ những cái đó, đừng sợ vì em sẽ có một con đường đi, đó là một nơi xa lắm bay qua bầu trời đến nơi thiên đường. Lối mở cho cuộc đời e là tiếng khóc thổn thức của người mẹ và một chuyến bay xa của em đến một miền đất hứa như tôi đây, người làm ra “cái này”. Để rồi đến một ngày em quay lại sổ toẹt vào cái nơi em sinh ra như tôi vậy. Hoặc không được như tôi thì cũng yên tâm bởi em sẽ có nơi quay về để chết!
Đó là thông điệp của bộ phim.
Khốn nạn bạc bẽo và thất đức, đó là điều tôi muốn gọi tên Phan đăng Di.
Tôi xin đưa ra những nhận định cụ thể hơn về các tuyến nhân vật trong này:
- Trẻ em không được đến trường, lang thang công xưởng bến sông, hỏi những điều cần biết trong cuộc sống thì rất ít được câu trả lời đúng đắn chân tình. Kể cả sự dạy đỗ bảo ban của cha mẹ cũng hiếm, mà chỉ có những dọa nẹt đòn roi. Và sao lại vô cảm với trẻ thơ như vậy khi phải buộc đổi thứ gì đó để được hoặc kiến thức hoặc cái gì đó “đổi lá phong và đổi quả táo”. Để đến nỗi đôi khi chúng không biết cách ăn vào mồm ra sao, cách cảm nhận giản đơn nhất của sinh tồn, chúng chối bỏ cả sự đẹp đẽ – ngọt ngào của sự sống. Chúng không được nói tiếng người mà chỉ là một chuỗi tạp âm “Hai đứa trẻ vầy quả dưa hấu bên bãi sông”
- Thanh thiếu niên, đang tuổi đi học thì không được học. Một cô giáo thì nghỉ để một cô đứng lớp thay. Ngay cả khi có người thầy cô đứng lớp trước các em, các em cũng bị chối bỏ. Nơi để vui chơi các em cũng phải chơi trên mảnh sân lầy lội, nhớp nhúa bên bãi sông. Có lẽ muốn nói “Đất bán hết rồi”.
- Trường học “có lẽ cố tình muốn nói một trường tương đối tốt ở Hà Nội, trên phố Cửa bắc là trường Phan đình Phùng” chỉ là một sân khấu của lễ hội hóa trang, để mỗi con người đến đây chối bỏ chính bản thân mình.
- Công nhân là một lớp người lôm côm, trần trụi, du đãng, bặm trợn. Và sản phẩm của xã hội chỉ là nước đá. Điều này cũng rất phản cảm.
- Đàn ông, ba người đàn ông đích thực, tạm cho là trụ cột của gia đình hay xã hội thu nhỏ thì chao ôi là xấu xa.
1/ Một ông già sống không mục đích, chẳng yêu thương, không nghề nghiệp “Cũng lạ là cả nhà này chẳng biết ông ấy làm gì”. Sắp chết không còn chỗ dung thân thì bò về.
2/ Một ông chồng cũng không biết nghề nghiệp, chỉ biết uống bia, đi gội đầu matxa, không tham vọng, không nhục tính, tất cả chỉ là bản năng sinh tồn của chữ “con”.
3/ Thêm ông chủ thầu xây dựng, sống theo đúng bản năng của phần “con”. Sao ông này bần tiện, xấu xí đến thế, khuôn mặt nhày nhụa mồ hôi, ăn uống nhồm nhoàm, làm tình đầy thú tính. Kèm theo vô số những hình ảnh đàn ông vô tích sự.
- Đàn bà, ba người đàn bà.
1/ Một bà già cũng không thương yêu, không ruột già, không gốc gác, cả đời làm bà vú.
2/ Một bà vợ, nhẫn nhịn. Người xem dễ bị đánh lừa là được xây dựng đủ phẩm hạnh tam tòng tứ đức, nhưng sự lừa đảo đó giả tạo hết mức. Không nghề nghiệp, không lẽ sống, không biết cách giáo dục con, không quan hệ xã hội, chỉ được đưa xuống như hạng mục đồ vật, như là cái máy tình dục khi phần con của chồng và của mình trỗi dạy chứ đâu có chút nào làm chủ được bản thân và mang thương yêu cảm hóa được con người, ngay cả chồng mình còn chẳng thể, để rồi có chồng cũng lại thủ dâm như thường.
3/ Một cô không chồng, được dạy cho một lần thế nào là tình dục thì sinh ngay thèm khát tột độ, đến mực hạ thấp cả nhân cách một cô giáo “Một nghề cứ cho là được coi là cao quý ở xã hội”. Thêm nữa “cái này” đã hạ thấp rất nhiều phẩm hạnh của người phụ nữ sống ở xã hội này.
- Và những cảnh làm tình, đương nhiên là có thể có trong cuộc sống những trường hợp tương tự hay phản cảm hơn giống như là một thứ bạo hành. Thiết nghĩ P.Đ Di hơi lạm dụng để lột tả hết thú tính của đàn ông, làm tình trong “cái này” chỉ là làm mà thôi.
Vậy đấy, P.Đ Di muốn nói lên rằng, nơi ấy, Hà Nội là tập hợp tất cả những cái xấu xa từ tư duy của con người đến tổ chức của xã hội. Điều quan trọng nhất là bản năng của mỗi con người cũng chẳng có gì đáng phải động lòng, vậy nên một gam màu u tối xuyên suốt, một mớ âm thanh nôn mửa – nhục dục được lặp lại nhiều lần. Các quán bia hơi vỉa hè xô bồ ồn ã, những ngõ tối được thắp sáng bằng đèn măng-sông đến quán café ôm hay tiệm gội đầu matxa. Mà thực tế, Hà Nội có quán bia ở phố Hàng Hương đó, họ bán quanh năm nhưng tin chắc rằng sẽ không có hạng khách như ông chồng này đến được đây. Và Hà Nội tìm trong phố cũ chắc chắn không có bất kỳ một hàng café rẻ tiền nào như cái nơi ông chủ thầu hẹn gặp cô gái không chồng, cái đó phải sang ngoại thành.
Sau khi xem xong nên khẳng định rằng đây chính là dòng trí tuệ thấp hèn đồng bóng dị hợm của kẻ làm ra sản phẩm này. Kẻ chắc là không phải mang trong mình dòng máu của một bà mẹ Việt Nam.
Đáng thương cho một kẻ rời xa thực tại, kẻ muốn nói rằng đàn ông ở nơi này có mà như không, còn sống mà như chết, đàn bà thì thành loại hạ đẳng, chỉ biết nhịn nhục. Không đén nỗi bi quan vậy đâu. Bi đừng sợ, nhưng cũng đừng trốn chạy. Hãy sống ở nơi đây, ở đây vẫn có nhiều cơ hội để thành một con người tốt mặc dù rất gian lao vất vả, mặc dù đầy rẫy bất công, nhưng hơn 80 triệu trái tim lẽ nào không đến lúc tìm được con đường hạnh phúc hơn. Mỗi người có một con đường, bi nên không chọn con đường bỏ chạy nhé.

Tưởng niệm nạn nhân sóng thần tại ĐSQ Nhật Bản

Làm phó chủ tịch nước sướng thật

Suốt ngày tiếp khách, tiệc tùng.  Khách tây thì bắt tay bắt chân, ôm hôn thắm thiết. Khách ta thì xoa đầu kẻ trẻ, vỗ vai kẻ già.
Nếu có được một điều ước, ta ước làm PCT nước!