Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Trao một ngàn niềm vui, cho các cháu học sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang


"Trao 1000 niềm vui, cho các cháu học sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn’’ – Chương trình thăm khám và tặng quà các cháu học sinh hai xã Sảng Tủng và Hố Quáng Phìn.
Chi hội Ford và những người bạn diễn đàn otofun.net đã thực hiện chuyến tiền trạm tại huyện vùng cao Đồng Văn, mảnh đất còn nhiều khó khăn nơi địa đầu của tổ quốc. Đồng Văn – Hà Giang - Một vùng cao nguyên đá hoang sơ, đầy quyến rũ, hấp dẫn với dân ‘Phượt’, với những người ưa thích khám phá, nhưng với đồng bào các dân tộc cư trú trên những dãy núi đá cao ngút ngàn này, cuộc sống từ bao đời nay không dễ dàng gì.
Hai xã được chọn khảo sát lần này là: Hố Quáng Phìn và Sảng Tủng. Cả hai xã, Hố Quáng Phìn và Sảng Tủng đều thuộc nhóm những xã đặc biệt khó khăn của huyện. Với trên 70% số hộ gia đình của 2 xã thuộc diện nghèo, một số hộ gia đình vẫn phải cứu đói bằng gạo. Đồng bào của 2 xã chủ yếu là người dân tộc Mông, và Dao (Sảng Tủng: 100% là đồng bào Mông, Hố Quáng Phìn hơn 90% là dân tộc Mông, còn lại là đồng bào người Dao).

Vì nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do thiếu đất canh tác và chăn thả, điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu không thuận lợi, địa hình núi đá hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, bị chia cắt nhiều nên đời sống của bà con ở cả 2 xã còn rất vất vả, việc học của các cháu học sinh ở hai xã Hố Quáng Phìn và Sảng Tủng cũng vì vậy mà gian nan không kém.

CÂU CHUYỆN KHOEN_ON 2

Em bé đó đây
Khi đến điểm trường Hua Đán (thuộc điểm trường Khoen On số 1), trong lúc phát quà cho các em học sinh mầm non, tôi rất chú ý đến 1 em bé trai trạc cỡ 5 tuổi, có 1 vết thương kỳ dị ngay sát trên lông mày (bên trái - xem hình). Nói là kỳ dị bởi tôi nhìn thấy rõ đó là 1 vết thương còn mới, nhưng lại mọc ra thứ lông màu vàng kỳ lạ. Hỏi cô giáo vì sao lại như vậy, thì được cô cho biết: Em chạy chơi ngoài suối, ko may vấp ngã, mặt đập vào cạnh đá nên bị rách 1 miếng to, bố mẹ em đã lấy da (còn nguyên lông) của 1 con khỉ để đắp vào vết thương cho em, chỉ sau vài ngày, vết thương đó đã liền lại với mảnh da khỉ, nên mới tạo ra 1 vẻ kỳ dị trên vết thương của em. Cô giáo nói, ở đây các em mà bị ngã, ko cần đưa vào viện khâu, cứ bắt con khỉ, cắt 1 mảnh da khỉ ghép ngay vào chỗ vết thương hở toác đó, là sau 1 thời gian vết thương sẽ liền lại, và tất nhiên, lông khỉ cũng sẽ rụng đi.

Trường Khoen On số 1 nhìn từ trên cao.
Tôi ko biết nói gì, chỉ biết khâm phục những em bé lẫm chẫm chạy ngoài sương, gió, trên những ngọn núi cao, bên những con suối nhỏ, bị ngã đau là chuyện thường ngày. Chẳng thể làm gì được cho các em, ngoài sự động viên tinh thần quá nhỏ bé. Chẳng thể làm được gì hơn!



Cám ơn Photo OF; người kể chuyện PHN và các bạn!

CÂU CHUYỆN KHOEN_ON 1

Đường lên với lớp học trên rẻo cao
Trong chuyến đi thăm điểm trường bản Huổi Cầy (Thuộc xã TaGia - Than Uyên) ngày 17/12/2011, tôi đã thực sự xúc động khi gặp cô giáo mầm non nơi đây. Cô giáo người Kinh, mới lấy chồng được 6 tháng, chồng cô cũng là giáo viên nhưng thầy dạy ở tít Tà Hừa (Thuộc xã TaGia - Than Uyên), cách chân núi nơi cô đang dạy học gần 50 cây số. Từ chân núi đi lên đến điểm trường cô dạy thì chỉ có hơn 10 cây số, nhưng phải di chuyển hơn 1 tiếng đồng hồ, xuyên qua những cánh rừng cô độc lúc nào cũng 1 bên là núi cao, 1 bên là vực sâu mới đến nơi cô giáo dạy học.

Một điểm trường lẫn trong đá núi
Cứ chiều thứ 6, hoặc trưa thứ 7, thầy lại chạy xe từ Tà Hừa lên trung tâm xã Ta Gia, rồi vượt núi lên Huổi Cầy thăm người vợ trẻ của mình. Lúc nghe câu chuyện, ko hiểu sao tôi cứ hình dung ra dáng đứng cô liêu của cô giáo, trước cổng trường, đau đáu nhìn về phía trước chờ mong 1 tiếng xe máy thân quen, chờ mong 1 bóng hình thân yêu. Vì cái gì mà các thầy, các cô dành trọn những tháng ngày thanh xuân, tràn ngập sức sống của mình để cắm bản, mang cái chữ đến cho các em? Vì cái gì, khi mà nơi đây điện thắp sáng ko có, Internet thì cũng hoàn toàn ko có, điện thoại thì phải dò đúng chỗ, treo máy điện thoại lên hứng sóng thì may ra mới liên lạc được với thế giới bên ngoài.

Cô giáo vùng cao
Thật sự ko biết nói gì hơn. Có cái gì lao hơn bằng sự hy sinh thầm lặng này, khi cả tuổi thanh xuân đã gửi lại với núi rừng.





Cám ơn Photo OF; người kể chuyện PHN và các bạn!

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Góp mớ tiền lẻ đỡ anh Kim Môn chủ nhà hàng Quốc Bảo

Mai Xuân Dũng

Bên Tàu có chuyện xưa về “Mười cân thịt” thế này: Dưới thời Khang Hy, có một cặp vợ chồng sống ở chân núi Xielu. Một hôm ông Giời bỗng nổi cơn dông bão sấm chớp, Thiên lôi quăng lưỡi tầm sét đánh chết anh chồng. Dân làng nghĩ anh ta là người tốt, hàng ngày nói năng như đài, Vậy mà tai bay vạ gió thảm thương, không thể hiểu ra sao. 

Nhưng từ đó chị vợ anh suốt ngày lẩm bẩm như ma làm: “Ông Trời quả báo rồi, chỉ vì 10 cân thịt”. Thì ra căn nguyên việc Giời đánh đã rõ khi chị vợ đáng thương kể lại sự tình.

“Mùa đông năm ngoái, chồng tôi chèo thuyền đi nộp thuế đất. Khi neo thuyền, anh chợt nhận thấy có một tảng thịt đang trong một chiếc thuyền không người ở gần đó. Mắt trước mắt sau, anh chồng lấy ngay tảng thịt, mang về. Móc lên được đúng 10 cân. Ít lâu sau hai vợ chồng phát hiện ra đó là số thịt của một nhà giầu làng trên có việc sai cô người ở đi chợ mua về nhưng xao nhãng bỏ quên. Khi trở lại, cô tìm không thấy tảng thịt đâu nữa. Bà chủ tức giận nghi cô hầu gian tham đem thịt bán đi nên đánh cô, vô tình trúng chỗ phạm, làm cô chết tại chỗ. 

Ông chủ nhà rất lo sợ khi biết những gì vợ mình đã làm. Bản thân bà chủ trở nên quẫn trí đến nỗi treo cổ tự tử. Và bây giờ chồng tôi bị sét đánh chết”. 

Khi muốn mưu mô cưỡng chiếm thứ không phải là của mình, có thể kẻ thủ lợi có ấn tượng là đã thắng lợi vẻ vang, nhưng trong thực tế nó báo trước điều chẳng lành cho kẻ tham lam và chỉ mang lại hậu quả khôn lường cho chính những kẻ mưu việc bất nhân.

Nhân chuyện xưa nói chuyện nay. Nghe đâu UBND huyện Thanh Trì Hà Nội mới ra quyết định “phạt vi phạm hành chính” nhà hàng Quốc Bảo ở thị trấn Văn Điển vì tội: không có giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm, không có giấy phép bán rượu, làm mất vệ sinh môi trường. Thử hỏi: Tại sao từ trước đến nay UB huyện Thanh trì chẳng cho cán bộ xuống cơ sở yêu cầu nhà hàng làm các thủ tục cần thiết mà tự nhiên sau vụ 7/3 huyện mới dở ngón đòn này?  

Ai cũng biết thừa đây lại là trò trả thù nhà hàng Quốc Bảo đã dám cho mấy vị biểu tình chống Trung Quốc bành trướng thuê địa điểm tổ chức mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 7/3/2012 vừa qua.

Thôi không sao anh Môn ạ. Ngợm tính không bằng Giời tính, những người đã dự tiệc liên hoan hôm đó chẳng để anh thiệt vì đã bị “ cướp không 10 cân thịt” đâu, họ sẽ phụ giúp gia đình anh trong lúc kinh tế khó khăn này. Hôm tới đây, đôi trăm người cộng với bà con hảo tâm khác nữa sẽ đến nhà hàng, mỗi người một mớ tiền lẻ phần nhiều là tiền xu, hai trăm, năm trăm đồng gọi là của ít lòng nhiều mong anh nhận cho tấm lòng.

Nhưng cũng nói ra để anh thông cảm, mỗi người sẽ xin anh một cái biên nhận viết tay để nhỡ có cán bộ nào “quan tâm” hỏi tới sẽ trình ra làm bằng là chúng tôi chỉ có bấy nhiêu thôi chứ có ăn cướp tiền của ai được đâu mà lắm.

No-U Đã đến Hindenburg - Germany

Tôi đã gửi tới một người bạn Việt Nam đang sống tại Hindenburg - Germany hai chiếc cốc No-U và chị ấy đã rất hạnh phúc mang khoe cùng bạn bè!
Cám ơn chị rất nhiều về điều này, chị đã nói cho nhiều người biết rằng: "Người Việt Nam yêu nước và loài người có lương tri trên trái đất này đều nói không với đường lưỡi bò (Đường chín đoạn) phi lý của Trung Quốc trên biển Đông!"

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Hãy cùng các em thơ lớp mần non Khoen On 1 chơi thú nhún các bạn nhé. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời các em biết chơi trò chơi này vậy! Hãy vui và hạnh phúc trong tình thương yêu các con nhé!


Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

KHÁM BỆNH - PHÁT THUỐC CHO CÁC BÉ KHOEN ON

Trong chuyến đi lên Khoen On - Lai Châu, đoàn từ thiện của chúng tôi đã có kế hoạch khám bệnh và phát thuốc cho tổng số 382 cháu bậc mần non và một số em học sinh tiểu học - THCS có sức khỏe yếu cũng như các bé sơ sinh chưa đến lớp.
Thành phần theo đoàn gồm 02 Bác sỹ và 01 Y tá. Được sự giúp đỡ của Huyện đoàn, phòng Y tế huyện Than Uyên đã điều động 03 Y tá cùng phối hợp với đoàn lần này để có thể thăm khám và phát thuốc được nhiều nhất có thể cho các em.
Tại điểm trường Khoen On số 1, các Bác sỹ, Y tá và các tình nguyện viên đã làm việc từ 7h30' đến 12h30'. Đã thăm khám được gần 200 lượt và phát quà phát thuốc cho các em.
Sau cùng, các Bác sỹ kết luận, các em thơ nơi này sức khỏe tương đối tốt, chỉ có một số trường hợp mắc phải vấn đề về đường hô hấp nhẹ. Cầu mong cho các em đủ sức khỏe để theo học con chữ trên miền khốn khó này!
Mời các bạn xem một số hình ảnh tôi ghi lại trong lúc thăm khám:

Ân cần

RÚT KINH NGHIỆM!



Tại Sông Tranh 2 , nước phun như thế này trong hành lang thoát nước. 
Ảnh: TT



Theo thiết kế nước thấm từ hồ qua đập phải được thu gom về rãnh thoát nước. 
Đồ họa: HỒNG LOAN


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị liên quan cần khẩn trương khắc phục triệt để hiện tượng này để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm!!!!

Ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nói: “Nếu cần, có thể hạ bớt mực nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 để xử lý căn cơ vết nứt, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân vùng hạ du”.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Một trăm năm hoa anh đào ở DC - Hiệu Minh Blog



Anh đào Tidal Basin. Ảnh: HM

Nếu thăm thủ đô Washington DC vào những ngày giữa tháng 3, du khách sẽ thấy nổi trội mầu trắng hồng của hoa anh đào giữa hàng trăm thứ hoa khác đang đua sắc xuân. Có loài hoa sớm nở tối tàn, có loài rực rỡ vài ngày để mùa sau phải trồng lại. Nhưng hoa anh đào nở theo mùa, lại có thể kéo dài hàng thế kỷ.
Kể từ ngày 27-3-1912, phu nhân tổng thống Hoa Kỳ Helen Taft và phu nhân đại sứ Nhật tại DC trồng hai cây anh đào Yoshino đầu tiên tại ven hồ Tidal Basin, thời gian đã tròn 100 năm. Hiện hai cây đó vẫn còn.
Thời đó, thủ đô Tokyo gửi tặng thủ đô DC món quà bao gồm 3000 cây anh đào như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc khi còn nồng ấm.
Thông thường, cây anh đào chỉ sống được khoảng 60 năm, tùy thuộc vào nơi trồng, do môi trường xung quanh. Thật lạ, hiện nay hơn 100 cây cổ thụ vẫn tươi tốt qua một thế kỷ.
Thật ra vào năm 1910, Nhật Bản đã gửi tặng 2000 cây, nhưng bộ Nông nghiệp Mỹ phát hiện số cây này mang mầm bệnh và sâu nên đã hủy hết.
Từ năm 1980, những người chăm sóc công viên đã miệt mài nhân giống, chiết cành từ 3000 cây gốc có từ thế kỷ trước, trồng rải rác thêm xung quanh Tidal Basin, một hồ nhân tạo cạnh sông Potomac. Sau đó được nhân rộng ra khắp National Mall và hai bờ sông, tạo nên khung cảnh mê hồn vào mùa cherry blossom.

VĨNH BIỆT TÁC GIẢ "Những huyết cầu Tổ quốc"

Vậy là Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Blogger Lão thầy bói già đã đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sống gửi - thác về, anh đã về nơi miền cực lạc.


Vĩnh biệt anh, xin được một lần đọc lại bài thơ


Những huyết cầu Tổ quốc
Xin lỗi con!
Khi hôm qua ôm con
Có một phút giây, ba chợt siết con vào lòng hơi mạnh
Ba làm con đau!
Bởi hôm qua
Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình - những huyết cầu Tổ quốc.
Máu lại tuôn...,xô dập, mảnh ván tàu...
Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu để Trường Sa, Hoàng Sa
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc
Con phải khắc tâm
Câu chuyện những bạch cầu: là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số
Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4.000 năm.
Mỗi con đường - mạch máu đất nước mình

NƠI ẤY KHOEN ON (P3)

Tôi xin kể lại với các bạn chuyến đi tới xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu trong hành trình đi đến với gần 1300 em thơ đang độ tuổi đến lớp từ mần non đến hết trung học cơ sở. Trung tâm xã nằm trên độ cao từ 700m đến 800m so với mực nước biển, các điểm trường lẻ thường trên cao độ 1.000m.
Xã Khoen On thuộc diện phải di dời sau khi nhà máy thủy điện Lai Châu hoàn thành, tôi đã đi qua những nền nhà cũ của người dân tộc chỉ còn lại chỏng chơ sỏi cuội, cây cối xác xơ hoang tàn như vậy!

Một nền nhà cũ.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

LÊN ĐIỂM TRƯỜNG BẢN

CôngNông 


Tác giả và tác phẩm!
Mình đi cùng cô giáo lên trên bản nhá?
Tôi nhìn cô giáo và nở nụ cười nhẹ nhàng bình thường, câu nói vô tư ấy buột ra khỏi miệng tôi nhanh và không kịp suy nghĩ. Đáp trả là một nụ cười tươi với ánh mắt hút hồn. 
Vâng! anh đi cùng em cũng được.
Giọng nói với chất giọng hơi khàn khàn của người ốm đã làm tôi cảm nhận tức thì được sự vô tư, mến khách của người giáo viên cấp 2 vùng cao này. Tôi nhảy xuống khỏi yên chiếc xe máy của một anh người Mông cũng ko kém phần mến khách khác đang bắt đầu chở tôi lên trên bản để ngồi lên đằng sau yên xe của cô giáo. Tôi có chút ngại ngùng và đề nghị cô giáo cho tôi cầm lái. Nhưng cô giáo luôn có nụ cười tươi rói này không đồng ý và nói: 
Kiểu như thế này
Đường khó đi lắm, anh không quen không đi được đâu! 

NƠI ẤY KHOEN ON (2)


Sau khi tặng quà và khám bệnh cho các em thơ tại điểm trường chính Khoen On 1, 13h30' ngày 24/03/2012 chúng tôi lại vượt tiếp 10km đường núi vô cùng hiểm trở để lên với Khoen On 2 để mang quà và các Bác sỹ thăm khám bệnh cho các em.

Một số hình ảnh đầu tiên về việc tặng quà nơi đây mời các bạn cùng chia sẻ.


Các em học sinh cùng giúp chuyển quà vào trường

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 18 CHIỀU 25/03

Vậy là lại đến một chiều chủ nhật để được vui vẻ bên lề sân cỏ của các cổ động viên, được cống hiến và phô diễn trên sân cỏ của các cầu thủ của CLB bóng đá No-U trên sân MIC. Trận này tôi vắng mặt vì đi thăm các em thơ dân tộc miền núi cao, xin mời mọi người mến mộ xem một số hình ảnh của trận đấu chiều nay qua một số hình ảnh của NLT và LD chụp trên sân.

Hôm nay nhiều cầu thủ và cổ động viên không ra sân được

NƠI ẤY KHOEN ON


Vậy là chúng tôi đã tới Khoen On!

Khởi hành từ HN lúc 17h ngày 23/03
Tới Than Uyên lúc 3h ngày 24/03 

Lúc này là 6h30 bắt đầu khởi hành lên Khoen On với quãng đường còn lại 35km