Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

KỶ NIỆM LAO CHẢI

Từ lâu lắm rồi, kể từ biết mộng mơ tôi đã ao ước. Ước ao được đi đến Nghĩa Lộ một lần để được ngủ đêm ở nơi ấy rồi nghe tiếng róc rách của những nguồn nước chảy suốt đêm ngày từ khe núi xuống thị trấn miền núi này.
Rồi mẹ tôi kể, Nghĩa Lộ -Mường Lò đẹp lắm, có nhà thờ rất đẹp, có câu hát mời của các cô gái Thái trong trang phục dân tộc ngày hội, áo chẽn trắng, hàng khuy bạc trên thắt lưng thổ cẩm xanh lục, váy dài thướt tha, cầm tay các chàng trai nhảy xung quanh đống lửa.

"Đêm Mường Lò, trăng lên dần, chiêng trống bập bùng,
Vào đây anh, cầm tay em, múa xòe cùng em, xòe cùng em...
Đừng để em cô đơn một mình..."

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi

VIỆT PHƯƠNG
Năm xưa ta nói rất nhiều “cực kỳ” và “hết sức”

Tội nghiệp nhất là ta nói chân thành rất mực

Chưa biết rằng “trời” còn xanh hơn “trời xanh”
Ta thiếu sự trầm lắng đúc nên bởi nhiệt tình.
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi, chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường.
Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ
Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ 

ĐÌNH LÀNG MỄ

Một số hình trạm Rồng trong di tích lịch sử văn hóa Đình làng Mễ - Phú Xuyên - Hà Tây (cũ) tôi ghi lại trong dịp xuân mới Nhâm Thìn xin được đưa lên entry này. Thay lời chúc một mùa du xuân lễ hội với nhiều lý thú, chúc các bạn thu hoạch thêm nhiều hiểu biết về lịch sử - văn hóa của cha ông ta đã để lại.
Theo lời cụ Từ trông coi đình làng và nơi đây cũng là nơi thờ Thành Hoàng Làng thì, ngôi đình này tới nay đã phải di dời và cất dựng lại nhiều lần bởi chiến tranh - thiên tai và chính bàn tay con người tàn phá. Nhưng thực sự khâm phục "tôi chỉ là người ngoại đạo" khi được tận mắt nhìn thấy những hình trạm khắc công phu và tinh xảo trên các cột gỗ - vì kèo cũ tại nơi đây.
Mời các bạn cùng xem một vài hình ảnh tôi ghi lại. Các bạn nếu có điều kiện hoặc cần nghiên cứu về môn nghệ thuật tinh hoa này hãy ghé qua đình làng Mễ.
Nhìn bề ngoài cũng như bao ngôi đình trên quê hương Việt Nam.

CHÁY HẾT MÌNH

Thế là hết ba ngày tết, lọ hoa Ly cũng đã cháy hết mình. Những nụ đào giờ còn lại lưa thưa, bông ho rực rớ hôm nào nay đã đậu quả. Một năm đầy công việc nhọc nhằn lại tới, tương lai vẫn là tương lai...


Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Ngày 03 tết - Thăm đất hai vua.

Đường Lâm - Sơn Tây là một ngôi làng nhỏ cách trung tâm Hà Nội 45km. Là một ngôi làng mà lúc nào cũng vậy, từ xưa tới nay luôn là điển hình của mô hình xã hội chủ nghĩa nên người dân nơi đây thực tế rất nghèo. Vài năm gần đây, du khách gần xa biết tới Đường Lâm nhiều hơn qua các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các chương trình du lịch làng cổ Đường Lâm.
Tôi biết Đường Lâm qua TS hán nôm NXD là chính. Xin kể về Đường Lâm như sau: Đường Lâm đất có 2 vua: Phùng Hưng, Ngô Quyền. 1 Phó thủ tướng: Phan Kế Toại. 1 bà chúa: Bà Chúa Mía - vợ chúa Trịnh Tráng, 1 trưởng đoàn Ngoại giao VN: Giang Văn Minh. 1 nhà khảo cứu: Kiều Oánh Mậu. Và Đường Lâm có một quần thể di tích kiến trúc cổ, gồm đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ… Trong quần thể kiến trúc đó, nổi bật hơn cả là Đình Mông phụ.
Tôi sẽ có cơ duyên để viết về Đường Lâm sau.
Đầu xuân năm mới Nhâm Thìn, gia đình tôi du xuân về thăm nhà TS hán Nôm NXD - cũng là để thắp lên ban thờ tổ tiên nén nhang tỏ lòng tôn kính.
Nhân thể cũng được bạn NXD đưa đi thăm làng cổ Đường Lâm.
Có một điều tôi kể hôm nay đó là hình trạm trên kèo gỗ trong đình Mông Phụ, hình trạm rồng gồm có một con rồng già và chín rồng con. Rồng già một tay cầm bút một tay cầm sách, trên trang sách mở có ghi 4 chữ ‎"lão long huấn tử". Xin các bạn xem tạm bức hình dưới đây, hôm nay chưa có nhân duyên nên cái máy ảnh cũng quên ở nhà, hình chụp bằng điện thoại.

 ‎"lão long huấn tử"
Bên hàng cây di sản Việt Nam - 18 cây Duối xưa kia Ngô Quyền buộc Voi
Xin hẹn các bạn một dịp khác sẽ phải quay lại nơi đây - làng cổ Đường Lâm - Ấp hai Vua!

Một vài hình ảnh thăm Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Một góc của khu di tích, góc nhìn đầu tiên của du khách khi đến với Mỹ Sơn

CON RỒNG ĐÁ KỲ LẠ Ở CHI NHỊ

Nhà văn Nguyên Ngọc

Năm 1993, trước ngôi nghè Chi Nhị, nơi thờ thái sư Lê Văn Thịnh triều Lý, ở thôn Bảo Tháp, làng Thị Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, Bắc Ninh, cách cổng nghè chừng vài chục mét, chắc là do mưa gió (thậm chí mới đó mà đã thành truyền thuyết: qua một đêm mưa to gió lớn chưa từng có …) bà con lối xóm bổng thấy nhô lên một mõm đá, moi ra đôi chút thì đoán có thể là bộ phận của một khối hay một tượng đá lớn. Người ta đã rất cẩn thận đào đất chung quanh, thậm chí không dùng đến cuốc xẻng, chỉ lấy tay moi từng chút một. Cuối cùng, lộ ra một tượng rồng khổng lồ. Có lẽ là pho tượng rồng kỳ lạ nhất, chưa từng thấy kiểu tượng rồng nào giống thế, đẹp nhất, không chỉ ở nước ta. Làng liền cho đốn tre, lấy toàn cật tre già tết thành thừng to như cổ tay, 18 trai tráng lực lưỡng khiêng làm 9 đòn, hè lớn một tiếng mới nhấc được khối đá khổng lồ lên khỏi mặt đất, nhưng bà con bảo, thật lạ, sau đó lại thấy nhẹ bâng, cứ thế trân trọng và thong thả rước “Ngài” vào nghè, và lập miếu thờ. Tượng rồng vừa phát lộ ắt liên quan trực tiếp đến vị thành hoàng được thờ trong chính nghè này, thái sư Lê Văn Thịnh.

Cái bánh vẽ

Ngô Quang Hưng

Năm 2009, Salman Khan bỏ không làm nhà phân tích tài chính ở một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Wall Street. Anh về nhà xuống hầm giảng bài, thu băng, và upload lên Youtube. Các bài giảng của anh đều về các đề tài sơ cấp: lượng giác, lịch sử, đại số, … Vài nghìn clips (và chục nghìn giờ lao động) sau đó, và Khan Academy hiện nay đã có tài trợ từ nhiều tổ chức: Google, quỹ Gates, vân vân. Các video clips của tổ chức phi lợi nhuận này đang len lỏi hàng đêm vào tầng hầm của nhiều triệu trẻ em các nước — phát triển hay thế giới thứ ba.
Sebastian Thrun là một giáo sư Khoa Học Máy Tính cực kỳ nổi tiếng của đại học Stanford, chuyên về Robotics. Năm 2005, cái xe không người lái của nhóm nghiên cứu của anh thắng giải “Thách thức lớn của DARPA“.  Năm 2010, anh dẫn đầu nhóm của Google cho xe không người lái chạy trong thành phố. Năm ngoái Sebastian đồng giảng dạy lớp Trí Tuệ Nhân Tạo mở của Stanford (với Peter Norvig, giám đốc nghiên cứu của Google), hoàn toàn miễn phí trên mạng cho … 160 nghìn học viên trên toàn thế giới. Ai muốn đăng ký cũng được. Trải nghiệm này đã thay đổi Sebastian. Số học viên từ Lithuania nhiều hơn số sinh viên Stanford lấy lớp này. Có những học viên từ Afganistan, phải đi qua vùng đạn lửa để có vài giờ kết nối Internet để làm và nộp bài tập. Khi hoàn tất, có 248 học viên được điểm tuyệt đối. Không có bất kỳ ai trong 248 học viên này là … sinh viên Stanford, trường đại học số 1 thế giới! Sebastian vừa bỏ tenure ở Stanford, thành lập Udacity, một trường đại học miễn phí trên mạng. Mục tiêu của anh là lớp đầu tiên sẽ có nửa triệu học viên. Tôi không biết nên mô tả cho bạn đọc việc lấy tenure ngành Khoa Học Máy Tính ở Stanford khó như thế nào. Khoa máy tính ở đó là một phần khối óc của thung lũng Silicon.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

TẤM LÒNG NGƯỜI VIỆT XA QUÊ NGÀY TẾT

guihuongchogio.vnweblogs
- Em ở xa có nhớ Tết Việt không?
- Hồi mới sang cũng nhớ quay nhớ quắt anh ạ.
Hồi mới sang, mình luộc gà, thổi xôi, nấu chè. Mâm ngũ quả có dưa hấu, chuối, cam, phật thủ. Căn hộ cao tầng, thiết bị báo cháy kêu như còi xe cảnh sát, ngay cả khi mình lỡ tay quá lửa mẻ lạc rang. Phút sang canh không thắp nhang, không bật sâm-banh. Các con sợ mẹ nghèo, không dám nhận cả tiền mừng tuổi.
Hồi mới sang, đêm giao thừa nghe cô ca sĩ hát “Hà nội ơi, một trái tim hồng”, mấy chị em rưng rưng nước mắt. Điện thoại đường dài nghẽn mạch. Cùng một building, nhà nọ sang nhà kia chúc tết cũng tha thướt áo dài.
***

- Em ở xa có nhớ Tết Việt không?
- Ăn tết “giả vờ” mãi thành quen anh ạ.
Tết “giả vờ” vì không có cành đào, chậu quất. Không có cảnh chen chân vào chùa xin lộc. Sứ quán tổ chức cho “đồng bào xa Tổ quốc” đón tết trước cả tuần. Bạn bè nâng ly chúc tụng, rồi lại đợi phút sang canh, í ới gọi nhau: “Chúc mừng năm mới”. Nhà ba người chẳng ai ưa đồ nếp, đĩa xôi đồ lên hấp xuống. Góc bánh chưng rán vàng cháy cạnh ngẩn ngơ.
Tết “giả vờ”, không gói giò đông vì mẹ con cùng ăn kiêng. Tết “giả vờ” đĩa hành nén được thay bằng củ kiệu. Tết “giả vờ” vẫn phải “đi cày”, phút giao thừa phía bờ đông, ngồi nhai cơm trước màn hình máy tính. Ăn mãi tết “giả vờ” bây giờ tưởng thật. Ngày hai ba đã thôi không còn mua hài cho ông Công ông Táo. Mùng bốn, mùng năm cũng khỏi hóa vàng. Lễ diễu hành đón năm mới nhằm đúng ngày chủ nhật.
***

- Em ở xa có nhớ Tết Việt không?
- Hoài niệm cứ mênh mông, chẳng biết bắt đầu từ đâu anh ạ.
Tết ở Việt Nam bắt đầu từ tháng chạp. Cửa hàng thợ máy chất ngất đầy vải vóc. Đồng nghiệp bảo nhau, địa chỉ tin cậy đặt mua miến dong, đặt bánh chưng, đặt làm giò chả… Đầu tháng giỗ bên nội, cuối tháng giỗ bên ngoại. Tất bật như thoi trên những chuyến xe. Chiều ba mươi, đưa các con về nhà ông bà nội làm cơm tất niên. Ông mổ gà, đồ xôi, nấu chè cho tất cả các “gia đình bé con” mang về cúng sang canh “cho tụi bây đỡ vất vả”. Quà biếu nhau phải đem đến từ trước tết. Xe máy phóng như bay, bấm chuông, trao túi quà, tất bật hẹn “ra giêng”. Ừ, chỉ vài tiếng đồn hồ nữa sẽ “ra giêng”. Mỗi phút chiều ba mươi quý hơn cả giờ đồng hồ “tháng dài ngày rộng”.
Tết ở mình là gặp nhau uống rượu. Tết là cúng cơm đủ ba mâm đăt lên bàn thờ mời các cụ mỗi ngày. Tết là “chạy xô” chúc tết nhau như kiểu “điểm danh”. Tết vui. Tết mệt nhoài. Tết… tiền đi ra khỏi cửa.
***

- Em ở xa có nhớ Tết Việt không?
“Đêm giao thừa không chờ đón pháo bông
Không ra phố lang thang - không lên chùa hái lộc
Bữa cơm tất niên nghe lòng mình chùng xuống
Khói hương cay, day dứt phía quê nhà.”

ĐẦU NĂM THĂM NHÀ VĂN "Hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế"

Đến nhà chị cũng đã muộn, chị lấy đồ ăn và mở rượu. Mừng tuổi con gái bao lỳ xì đỏ tươi. Mềnh được ưu tiên riêng một chai vang còn anh chị và bà xã mềnh riêng một chai vang ngọt.
Chị bảo may quá, các em và cháu đến hôm nay ngày 01 tết không thì mai lại không gặp vì chị lại đi Lai Châu trên con đường thiện nguyện. Chị chỉ những gói lớn gói bé đã để sẵm một chỗ, đó là bánh kẹo và áo ấm để đi dọc đường thấy "Chúng nó" đứa nào chưa đủ ấm là dừng xe lại để mặc cho "nó".
Rượu xong đến chè, bên bàn trà trong phòng khách nhà chị có một số cuốn sổ tay đã cũ sờn bìa, mình mở ra xem và thấy là nhiều lắm những bài thơ viết tay của cụ bà - Mẹ chị, cụ tên Nguyễn Nguyệt Tú. Đọc những dòng chữ của cụ, con thầm chúc cụ nơi suối vàng thanh thản vì cụ đã có một người con đã học được cụ nhiều điều. Nhất là tính nhân văn và lòng thương yêu đồng loại đến vô bờ bến. Con của cụ - chị của chúng con Trần Nguyệt Tuệ.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

ĐẦU NĂM XÔNG ĐẤT MỘT NGƯỜI BIỂU TÌNH

Đầu năm xông đất nhà một người bạn biểu tình chống Tầu.
Năm nay biết bạn hơi buồn về chuyện tư gia, thêm nữa vẫn còn vài người bạn không được đón mừng năm mới trong tự do nên anh không thể mãn nguyện.
Cũng biết anh đã đón nghệ sỹ đường phố Tạ Trí Hải đến vui xuân cùng anh, vậy nên cả gia đình tôi quyết tâm xuất hành đầu năm trực chỉ Hà Đông - Hà Trì thăm anh Lê Dũng. Một người bạn trong những ngày hè 2011, người bạn đã cùng nhau xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển đông. Cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh - Cướp của, giết ngư dân vô tội Việt Nam.
Một số hình ảnh ghi lại tại tư gia anh Lê Dũng:

Toe toét chả cần hoa hoét.

TIÊN LÃNG: PHÚT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM MỚI, BÓC NỐT SỰ THẬT CUỐI CÙNG

nguyencuvinh

Dù rất bận bịu với nhiều việc chuẩn bị cho năm mới, nhưng trong ngày cuối năm, các cộng sự của Trưởng thôn Khoai Lang đã rất cố gắng cùng Khoai, gặp nhân chứng, tìm chứng cớ, kiểm chứng thông tin để bóc nốt sự thật cuối cùng về sai phạm của lãnh đạo Tiên Lãng, chỉ thẳng căn nguyên sai phạm, thông tin về xử lý bước đầu đối với những kẻ sai trái…Nói chung những thông tin này chắc bà con sẽ vui và trên cơ sở này, sẽ có thêm những căn cứ mạnh mẽ để các đoàn thanh tra, kiểm tra Trung ương về Tiên Lãng có những kết luận mạnh mẽ, cương quyết, thực sự cách mạng, nhằm mang đến niềm tin cho nhân dân.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI No-U

Năm cũ 2011 đã qua đi, năm mới Nhâm Thìn tới. Cũng là khép lại 11 trân đấu trên sân cỏ của câu lạc bộ bóng đá No-U, nơi hội tụ của những tấm lòng yêu nước - những người đã trực tiếp xuống đường biểu tình "cũng là con số 11 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội" và những người mến mộ No-U.
Tôi dành entry này để gửi tới toàn bộ thành viên của câu lạc bộ và những người mến mộ No-U lời chúc mừng năm mới chân thành và tốt đẹp nhất. Chúc cho No-U gặt hái nhiều thành công và niềm vui trong cuộc sống cũng như trên một sân chơi hữu ích.
Xin gửi tới nhiếp ảnh gia NLT lời cám ơn trân trọng đã cho phép tôi sử dụng một số hình ảnh của anh!
Mời các bạn xem lại một số hình ảnh đại diện của 11 trận đấu trên sân cỏ của CLB No-U.
1/. trận ra mắt CLB.
Trận đấu ra mắt ngày 30/10/2011, rất đông đủ anh chị em cô bác đến ủng họ và thi đấu.
Bác ViệtAnhNguyễn được bầu là chủ tịch danh dự của CLB.
Chị Bùi Hằng 
mang bánh tẻ đặc sản từ Sơn Tây - Hà Nội chăm lo sức khỏe cho cầu thủ

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

YÊU THƯƠNG

Tôi xin gửi lại những nỗi buồn
Với những cô đơn, những giận hờn
Cho người yêu cũ, người yêu cũ
Mà đã cùng tôi nhạt ước nguyền.

Tôi xin gửi lại những niềm vui
Với niềm hạnh phúc, lới ân ái
Cho người yêu dấu, người yêu dấu
Ở rất gần tôi, gang tấc thôi.

Tôi xin gửi những niềm tin
Cả cuộc đời này, cả trái tim
Cho một người nào thân yêu nhất
Mà đã vì tôi trao trái tim.

Tôi xin gửi lại những vần thơ
Cả tấm lòng này, cả ước mơ
Với cả những gì mà tôi có
Cho anh tất cả... để làm thơ!

TẶNG NGƯỜI YÊU DẤU 21/01/2012

LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Vậy là, giờ này bánh chưng và hoa đào đã có đủ đầy trong mỗi nhà. Cứ nghĩ tết này, mình chả có việc gì làm ngoài việc ngủ khì. Ấy vậy mà cũng chạy như cờ lông công, hôm qua mưa xuân cũng đủ làm ướt hai bộ quần áo vì lòng vòng ngoài đường việc nọ việc kia.

Bây giờ mới hoàn hồn để gửi tới tất cả các bạn bè, những người bạn thân thương trong những lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, những người bạn cùng nhau ra sân bóng đã No-U, những bạn bè cùng nhau đợi chờ đón những người bạn về trong vòng tay.

Những người bạn thân thương trên không gian mạng ảo, có thể chỉ là một lần gặp nhau mà vỡ òa trong hạnh phúc và tin yêu.
Những người bạn đã đồng hành cùng tôi trên các chặng đường thiện nguyện, không thể không nhắc tới những tấm lòng hảo tâm mà tôi còn chưa một lần biết tên, chưa một lần gặp mặt - thầm lặng tỏa hương.
Những em thơ ăn chưa đủ no - mặc chưa đủ ấm. Những người thầy người cô từ mọi miền đất nước quanh năm bán bản bán trường nơi cheo leo vách núi - bốn bề mây mù gió lạnh, nơi chỉ đi đến được bằng trái tim nhân hậu...

Gửi tới tất cả các bạn những lời chúc tốt lành nhất, chúc một năm cũ qua đi mà không có gì phải nuối tiếc, một năm cũ qua đi để có một nền móng vững chãi hơn cho một năm mới tới. Tất cả những điều tốt lành nhất và sức khỏe - hạnh phúc!
Xin được gửi tới các bạn tấm thiệp của hannguyenthach.wordpress.com thay lời chúc mừng của tôi!

MANG HOA VỀ NHÀ

Tết, niềm vui vì có cơ hội được chơi nhiều hoa và cây cảnh. Lang thang mấy ngày trên vườn đào Phú thượng - Nhật Tân rồi cả làng hoa Tây tựu. Khổ nỗi "trình còi - máy cỏ - trời mù" nên mua hoa xấu quá.
Khoe tẹo chơi, cũng là lời cầu chúc mọi nhà và bạn bè có thêm không khí tết Nhâm Thìn nhiều may mắn!
Lên Phú thượng chọn Đào