Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

LỚP HỌC TRÊN NÚI

Chuyến đi này, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về cơ sở trường lớp của một trường tiểu học và trung hoc cơ sở Tà Mung - Than Uyên - Lai Châu. Nơi đây hàng ngày dạy chữ cho trên 600 em nhỏ từ mẫu giáo tới hết cấp tiểu học.

Tà Mung là xã nghèo nhất của huyện Than Uyên, nơi có hơn 97% dân số thuộc hộ nghèo, với dân số gần như chủ yếu là người Mông. Hiện nay chính quyền nơi đây đang tiếp nhận một số đông các hộ dân di cư đến, một phần tất yếu trong việc tái định cư của công trình nhà máy thủy điện Bản Chát. Nằm gọn trên những ngọn núi, Tà Mung, cũng như bao bản làng khác của miền Tây Bắc, không có nghề phụ, nguồn sống chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên từ khi xã tiếp nhận tái định cư thì diện tích đất canh tác của người dân cũng bị thu hẹp lại nhiều, và nghèo đói, đương nhiên, lại càng nghèo đói. Điện chiếu sáng vẫn là một điều xa sỉ, không biết sau khi xong thủy điện thì còn bao lâu sau nữa các em mới được ê a đọc chữ trong ánh sáng đèn điện?

Còn nhiều điều trăn trở lắm, nhưng thôi, hãy kể về lớp học!
Là kỳ nghỉ hè nên bàn ghế được xếp vào kho, kho cũng là lớp học khi năm học bắt đầu.


Phòng học này đang được đại tu, nâng cấp.

Ô cửa sổ căn phòng này sao chẳng đóng bao giờ?

Các em cùng chung tay giữ cho mái trường vững chãi khi giông bão.



Thày Hiệu trưởng cùng các em trong ngôi trường thân yêu!


Vậy đấy, trong khuôn khổ chuyến đi ngắn ngày, còn bao điều chất chứa chẳng nói lên được. Mong lắm thay, một ngày gần nhất miền núi theo kịp miền xuôi trong sự nghiệp giáo dục để con em dân tộc thiểu số được học trong các lớp học đủ điều kiện hơn nữa? Điều này chỉ Chính phủ mới có câu trả lời chính xác!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét