Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Một mảnh đời tội nghiệp!

Tôi xin dành tặng entry này tới chị TTH, một người chị xa quê nhưng giàu lòng yêu thương con người, thương quý người nông dân Việt Nam còn nhiều vất vả và bất hạnh!

Chị đã đọc được bài viết về hoàn cảnh của Chị Phan Thị Sen (xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội) cô độc giữa sông nước mênh mông với đôi chân co quắp trên báo điện tử bee.net.vn. Vậy là chị đã nhờ tôi chuyển tới chị Sen chút quà của tấm lòng chị. Chị luôn mong cho những người tật nguyền bớt đi những nhọc nhằn của cuộc sống khi họ đang ngày ngày sống chung với bệnh tật bẩm sinh.
Lần theo địa chỉ được ghi trên báo, tôi khởi hành lúc 14h ngày 02/05/2012 giữa những ngày Hà Nội nắng nóng 39-41 độC. Từ trung tâm thành phố qua cầu Thăng Long đến bờ bắc, rẽ phải đi xuyên qua xã Hải Bối - Đông Anh, đi qua gầm cầu Thăng Long ngược đê tả sông Hồng khoảng 11km là đến xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh. Tôi bắt đầu hỏi thăm đến gặp chị Sen, hình như người dân ở đây ai cũng biết hoàn cảnh của chị. Và họ đã dẫn tôi ra bờ kè rất nhiệt tình, cũng chính những người dân xa lạ đã gọi chị Sen vào đón tôi lên thuyền - nơi sinh sống của chị.
Chui qua gầm cầu Thăng Long
Chị sống trên một con thuyền nhỏ giữa một làng chài có dăm ba chiếc thuyền nan và trên một khu đầm ngoài đê sông Hồng. Vào đón tôi là một chị hàng xóm của chị Sen. Tới con thuyền chài bé tẹo chị Sen đang trú ngụ, tôi lên con thuyền ấy an toàn thì người hàng xóm đó cũng vội đi.
Tôi giới thiệu ngắn gọn là tôi chỉ chuyển quà của một người bạn phương xa gửi giúp chị, chị nghe rồi rơm rớm nước mắt nói: "Anh cho tôi gửi lời cám ơn đảng, ơn chính phủ đã quan tâm, và gửi lời cám ơn chị Hường ở nơi xa ấy chưa một lần gặp gỡ - nghe tên đã cho quà". Tôi chỉ cười và nói vâng!
Hỏi thăm kỹ càng thì được biết, chị bị tật bẩn sinh, từ bé chỉ đi lại như người cụt vậy thôi. Chị sinh năm 1966, hai năm nay chị lại mắc thêm bệnh ung thư.
Chị kể: Mẹ chị đã mất lâu lắm rồi, năm trước tháng 10 Bố chị cũng đã mất. Rồi  sau vài tháng lại đến chị gái mất. Giờ chị chỉ sống một mình, nhà Chùa thương chị đã cho chị một khoản tiền để chị cất một ngôi nhà nhỏ trên đất liền trong xóm, chính xác chị bảo đó là một căn lều. Hiện tại nhà "lều" đã sắp cất xong nhưng vẫn thiếu tiền để chị có thể chuyển lên cạn ở trong căn nhà "lều" đó.
Buồn buồn chị tiếp: Kể từ hôm có người phóng viên đến chụp ảnh chị, sau đó cũng có một vài người đến cho chị quà, tiền để chị mua thuốc. Hiện tại căn bệnh ung thư của chị chỉ có thể chữa chạy bằng thuốc lá vì chị chỉ có điều kiện như vậy.
Tưởng tôi là phóng viên như người phóng viên hôm đó, trước khi đưa tôi lên bờ chị cứ dặn đi dặn lại là: Anh về, nếu có tấm lòng thơm thảo, anh làm ơn xin đảng và nhà nước quan tâm đến tôi để tôi có thể làm xong căn nhà "lều" rồi tôi chuyển lên trên bờ ở, chứ bệnh tình như thế này thầy thuốc dặn là không được làm nghề chài lưới nữa. Tôi lại cười và vâng nhẹ nhẹ!
Quay về mới kịp ngắm kỹ nơi đây, nơi miền quê chị Sen sống cũng trù phú màu mỡ lắm, hàng nhãn - bãi ngô và ruộng hoa Mê Linh đang cùng nhau đua sắc tỏa hương để đón mùa trái ngọt lành!
Và dù mệt nhọc nhưng tôi thấy mình thật hạnh phúc khi mà đã chuyên chở được tấm lòng yêu thương đồng loại vượt qua không - thời gian của một người chị xa lạ đến tận tay một người tàn tật cũng xa lạ. Vậy là xa lạ hay thân thương được quyết định bởi tấm lòng bạn nhỉ!
Mời các bạn xem những hình ảnh trong hành trình hôm nay của tôi:


Ngược đường đê tả sông Hồng

Qua những bãi khai thác cát bụi mịt mù

Và những mái ngói nhà cao tầng giàu có

Bãi ngô - ruộng rau mầu mỡ báo hiệu một làng quê trù phú

Ngược chiều cả những chiếc công nông

Xóm chài của chị Sen đây rồi

Con thuyền của người hàng xóm đưa tôi ra chỗ chị Sen ở

Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau

Con thuyền là nhà chị Sen bé tẹo

Người phụ nữ tật nguyền 47 tuổi

Của cải và một tấm ảnh thời son trẻ

Chị Sen tự chèo thuyền đưa tôi lên bờ.

Lại cô đơn trên mặt đầm ngoài đê với bệnh tật

Đường làng tự quản của chi hội phụ nữ.
Rặng nhãn đang nở hoa vẽ vời ong bướm

Những luống hoa hồng đang hé nở

Quay về mới thấy các chú công an đang đảm bảo giao thông thông suốt trên đê


5 nhận xét:

  1. Cám ơn Đảng và Chính phủ bận bịu bao nhiêu việc đất và nước còn cử chú nhà báo mang quà tới tận nơi. Chị Sen rất thuộc bài.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn em đã vất vả ,cảm ơn em nhiều lắm ,lúc nào gặp đãi em cà phê nhé ,quên cả họ chị rồi à .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng cần danh hiệu em ơi!
      Em cứ sống thế cho tốt lành. Chúa sẽ ban bình an cho em trong những chuyến đi vì nhân vì nghĩa. để em có thể trở lại ấm êm bên những người thân yêu của em.
      ----
      Bữa nay trời nắng nóng lắm em nhớ giữ gìn sức khỏe!

      Xóa
  3. cậu giữ gìn sức khỏe nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Anh giữ dìn sức khỏe nhé, những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn luôn cần những người như anh!

    Trả lờiXóa